Tổng 1 kết quả / Từ khóa "Giáo viên chủ nhiệm"

Tìm việc làm Giáo viên chủ nhiệm ngày 01/12/2024 update 1 việc làm

Tổng 1 kết quả / Từ khóa Giáo viên chủ nhiệm

Equest Education Group

Hạn nộp: 14/12/2024
Hồ Chí Minh
Còn 13 ngày để ứng tuyển
8 - 13 triệu
Kinh nghiệm: 3 năm
Ứng tuyển ngay

Nhu cầu việc làm giáo viên chủ nhiệm tuyển dụng trên cả nước ngày càng tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, với mức lương dao động từ 10.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng, tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường, kinh nghiệm của ứng viên.

1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm không chỉ giảng dạy mà còn chịu trách nhiệm quản lý, định hướng và chăm sóc học sinh trong một lớp. Với những thay đổi trong chương trình giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm cần đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý lớp học.

Nhu cầu tuyển dụng việc làm giáo viên chủ nhiệm ngày càng tăng
Nhu cầu tuyển dụng việc làm giáo viên chủ nhiệm ngày càng tăng

Sự thiếu hụt giáo viên vẫn là vấn đề đáng chú ý với tổng cộng 19.474 giáo viên được tuyển dụng trên toàn quốc, so với chỉ tiêu bổ sung là 27.826. Điều này cho thấy khoảng trống trong việc đáp ứng đủ nhân lực, đặc biệt trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu kỹ năng đa dạng hơn từ đội ngũ giáo viên.

Cùng với sự gia tăng của các trường tư thục, trường quốc tế và trường chất lượng cao, nhu cầu tuyển dụng việc làm giáo viên chủ nhiệm sẽ tiếp tục tăng. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên cần phải bằng cấp sư phạm, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, phối hợp với phụ huynh để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh.

2. Mức lương trung bình của nhân viên giáo viên chủ nhiệm

Đối với giáo viên chủ nhiệm tại Việt Nam, nguồn thu nhập có thể thay đổi dựa trên tính chất công việc, loại hình trường học (công lập hoặc tư thục), kinh nghiệm và môi trường dạy (trong nước hoặc quốc tế). Dưới đây là chi tiết mức lương việc làm giáo viên chủ nhiệm theo tính chất công việc:

Mức lương giáo viên chủ nhiệm tuỳ thuộc vào từng loại hình nhà trường, kinh nghiệm
Mức lương giáo viên chủ nhiệm tuỳ thuộc vào từng loại hình nhà trường, kinh nghiệm

Giáo viên công lập: Mức lương việc làm giáo viên công lập dao động từ khoảng 5.000.000 – 16.000.000 VNĐ/tháng tùy vào hạng và bậc của giáo viên. Phụ cấp, trợ cấp và thâm niên cũng ảnh hưởng đến mức lương cuối cùng.

Giáo viên tư thục: Việc làm giáo viên chủ nhiệm tại các trường tư thục ở Việt Nam thường có mức lương cao hơn so với công lập, dao động từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng tùy thuộc vào quy mô trường học và trình độ kinh nghiệm.

Giáo viên quốc tế: Một số trường quốc tế có thể cung cấp mức lương cao hơn, dao động từ 20.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng hoặc thậm chí cao hơn, tùy vào trình độ và kinh nghiệm của giáo viên.

3. Mô tả chi tiết về công việc của một giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và hỗ trợ học sinh sinh viên (HSSV), theo dõi các hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh tại trường. Do đó, việc làm giáo viên chủ nhiệm bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:

Công tác nhập học

  • Tổ chức sinh hoạt lớp, thông báo kế hoạch học tập, thời khóa biểu, quy chế học vụ, nội quy, và bầu cán bộ lớp.
  • Chuẩn bị và làm thẻ sinh viên/học sinh (bao gồm ảnh và danh sách HSSV).
  • Phối hợp tổ chức trao thẻ cho sinh viên/học sinh.

Quản lý hồ sơ

  • Lưu giữ thông tin cá nhân, lý lịch trích ngang, và địa chỉ liên lạc của học sinh.
  • Quản lý bảng điểm từng học kỳ của học sinh.
  • Đôn đốc giáo viên ghi sổ lên lớp và học bạ khi kết thúc môn học, học kỳ, hoặc khóa học.

Theo dõi quá trình học tập

  • Ghi sổ chủ nhiệm và sổ liên lạc hàng tuần.
  • Báo cáo tình hình học tập và giảng dạy của lớp định kỳ hàng tháng hoặc khi có sự cố cần giải quyết.
  • Theo dõi tiến độ học tập, chương trình đào tạo của lớp và nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy, đóng học phí đúng hạn.
  • Phối hợp với phòng quản lý HSSV xử lý các vi phạm nội quy, kỷ luật như đi trễ, nghỉ học không lý do.

Chuẩn bị cho kết thúc khóa học

  • Thông báo danh sách HSSV không đủ điều kiện thi tốt nghiệp vì nợ học phí hoặc nợ môn học.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết thủ tục cho HSSV thực tập, làm đồ án, và thi tốt nghiệp.
  • Đề xuất các hoạt động ngoại khóa và tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho HSSV.

4. Yêu cầu của đối với việc làm giáo viên chủ nhiệm

Để trở thành một giáo viên chủ nhiệm, ứng viên cần đáp ứng một loạt yêu cầu về trình độ, kỹ năng và phẩm chất cá nhân, nhằm đảm bảo khả năng quản lý lớp học và hỗ trợ phát triển học sinh một cách toàn diện.

Muốn đạt được vị trí này, ứng viên phải có trình độ, kỹ năng mềm và phẩm chất cá nhân
Muốn đạt được vị trí này, ứng viên phải có trình độ, kỹ năng mềm và phẩm chất cá nhân

Trình độ học vấn và bằng cấp

  • Bằng cấp chuyên môn: Thường yêu cầu có bằng cử nhân Sư phạm, phù hợp với cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông) và môn học đảm nhận.
  • Chứng chỉ nghiệp vụ: Ở một số trường quốc tế hoặc tư thục, giáo viên chủ nhiệm có thể cần thêm các chứng chỉ giảng dạy quốc tế như TESOL, CELTA (đối với giảng dạy tiếng Anh) hoặc các chứng chỉ khác phù hợp.
  • Chứng chỉ sư phạm: Với các giáo viên không qua đào tạo chuyên ngành Sư phạm, việc có chứng chỉ sư phạm là cần thiết để đảm bảo kiến thức cơ bản về giáo dục.

Kinh nghiệm giảng dạy và quản lý lớp học

  • Kinh nghiệm giảng dạy: Thường yêu cầu ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm giảng dạy trong môi trường giáo dục chính quy. Kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm trước đó là một lợi thế lớn.
  • Khả năng quản lý lớp học: Kỹ năng quản lý, tổ chức lớp học và duy trì kỷ luật là yêu cầu cần thiết, giúp đảm bảo môi trường học tập hiệu quả và an toàn.

Kỹ năng giao tiếp và quản lý học sinh

  • Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên chủ nhiệm phải có khả năng giao tiếp tốt để làm việc hiệu quả với học sinh, phụ huynh và các giáo viên khác.
  • Kỹ năng quản lý cảm xúc: Khả năng thấu hiểu tâm lý, động viên và giải quyết các vấn đề tình cảm của học sinh là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển tinh thần của các em.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Vì giáo viên chủ nhiệm thường phải làm việc với các giáo viên bộ môn khác, kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp là rất cần thiết.

Phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp

  • Sự tận tâm và kiên nhẫn: Công việc giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi sự tận tâm với học sinh, kiên nhẫn trong việc giải quyết các tình huống phát sinh trong lớp.
  • Tinh thần trách nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm với sự phát triển của từng học sinh trong lớp và phải giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, tạo hình mẫu tích cực cho học sinh.

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động

  • Lập kế hoạch giáo dục: Khả năng xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động ngoại khóa phù hợp cho lớp học, cũng như theo dõi tiến độ học tập của từng học sinh.
  • Tổ chức sự kiện: Đôi khi, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức các buổi họp phụ huynh, các sự kiện ngoại khóa và những buổi hướng nghiệp cho học sinh.

Khả năng cập nhật và phát triển chuyên môn

  • Liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức: Giáo viên chủ nhiệm cần tham gia các khóa bồi dưỡng, hội thảo để cập nhật các phương pháp giảng dạy và quản lý lớp học tiên tiến.
  • Sử dụng công nghệ giáo dục: Biết sử dụng các công cụ công nghệ thông tin và ứng dụng giáo dục hiện đại để hỗ trợ quá trình giảng dạy và quản lý học sinh.

Khả năng tư vấn và định hướng học sinh

  • Tư vấn hướng nghiệp: Đối với học sinh cấp 2 và cấp 3, giáo viên chủ nhiệm cần có kiến thức về định hướng nghề nghiệp và có thể tư vấn để giúp học sinh xác định sở thích, khả năng của mình.
  • Hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm: Hướng dẫn học sinh các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian để phát triển một cách toàn diện.

5. Khu vực tuyển dụng giáo viên chủ nhiệm nhiều nhất

Nhu cầu tuyển dụng việc làm giáo viên chủ nhiệm ở Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt giữa các thành phố lớn và các tỉnh, phụ thuộc vào mật độ dân cư, sự phát triển của hệ thống giáo dục, khả năng tăng trưởng nguồn nhân lực giáo dục.

Nhiều khu vực tuyển dụng giáo viên chủ nhiệm cho các trường công lập, tư thục, quốc tế
Nhiều khu vực tuyển dụng giáo viên chủ nhiệm cho các trường công lập, tư thục, quốc tế

5.1. Tuyển dụng giáo viên chủ nhiệm Hà Nội

Hà Nội là một trong những khu vực có nhu cầu tuyển dụng việc làm giáo viên chủ nhiệm cao nhất tại các trường công lập, tư thục và quốc tế. Đặc biệt đối với các cấp tiểu học và trung học cơ sở, giáo viên ở đây cần phải nghiêm khắc do số lượng học sinh khá đông.

Các trường tại Hà Nội thường yêu cầu trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm quản lý lớp học tốt và kỹ năng giao tiếp, phối hợp với phụ huynh. Bên cạnh các yêu cầu thông thường, một số trường quốc tế đòi hỏi thêm các chứng chỉ giảng dạy quốc tế (TESOL, CELTA) để đáp ứng chất lượng giáo dục tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, việc làm giáo viên chủ nhiệm tại Hà Nội thường phải đảm nhiệm thêm vai trò tư vấn, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hội thảo hướng nghiệp cho học sinh. Do đó, mức lương công việc này có thể dao động từ 7.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng phụ thuộc vào từng loại trường (công lập, tư thục, quốc tế), kinh nghiệm giảng dạy, và cấp học.

5.2. Tuyển dụng giáo viên chủ nhiệm TP.HCM

TPHCM cũng có nhu cầu tuyển dụng cao tương đương với Hà Nội do số lượng trường học lớn và mức độ giáo dục tăng cao. Thành phố có nhiều trường quốc tế và tư thục với yêu cầu tuyển dụng khắt khe và ưu tiên giáo viên có kinh nghiệm quốc tế.

Các trường học tại TPHCM đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm có kỹ năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh, để đáp ứng nhu cầu dạy học song ngữ. Ngoài ra, các trường quốc tế và tư thục thường có mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn so với trường công lập từ 12.000.000 – 45.000.000 VNĐ/tháng, tạo sự cạnh tranh cao trong tuyển dụng.

5.3.Tuyển dụng giáo viên chủ nhiệm Đà Nẵng

Đà Nẵng có tốc độ phát triển giáo dục khá nhanh nhưng nhu cầu tuyển dụng giáo viên chủ nhiệm không cao như Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên, thành phố này vẫn có sự gia tăng tuyển dụng, đặc biệt là ở các trường quốc tế, tư thục và trường công lập chất lượng cao.

Việc làm giáo viên chủ nhiệm tại Đà Nẵng đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý học sinh tốt, trình độ tiếng Anh khá để đáp ứng yêu cầu của các trường quốc tế. Tuy mức độ cạnh tranh không cao như hai thành phố trước nhưng nơi đây vẫn tạo điều kiện cho nhiều giáo viên trẻ phát triển sự nghiệp với mức lương dao động từ 6.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng, tùy vào loại hình trường (công lập, tư thục, quốc tế), kinh nghiệm giảng dạy và các chính sách phúc lợi từng trường.

6. Trường đào tạo ngành sư phạm tốt nhất Việt Nam

Ngoài tìm hiểu về việc làm giáo viên chủ nhiệm, tại Việt Nam, một số trường đại học đào tạo ngành sư phạm nổi tiếng với chất lượng đào tạo cao, môi trường học tập chuyên nghiệp và cơ hội nghề nghiệp tốt cho sinh viên sau khi ra trường.

Khu vực

Tên trường

Ngành học

Khối tuyển sinh

Điểm chuẩn (2024)

Học phí (2024)

Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Toán, Sư phạm Văn, Sư phạm Anh,…

A00, A01, B00, C00, D01

Từ 23 đến 29 điểm

Miễn giảm học phí

Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Sư phạm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,…

D01, D78, D96

Từ 24 đến 28 điểm

Miễn giảm học phí

TP.HCM

Đại học Sư phạm TP.HCM

Sư phạm Toán, Văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Giáo dục mầm non,…

A00, A01, B00, C00, D01

Từ 20 đến 26 điểm

Miễn giảm học phí

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM

Sư phạm tiếng Anh, tiếng Trung,…

D01, D96

Từ 24 đến 27 điểm

Miễn giảm học phí

Cần Thơ

Đại học Cần Thơ

Giáo dục tiểu học, Sư phạm Toán, Sư phạm Văn, Giáo dục thể chất,...

A00, A01, B00, C00

Từ 19 đến 25 điểm

Miễn giảm học phí

Thái Nguyên

Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Sư phạm Toán, Văn, Giáo dục tiểu học,…

A00, C00, D01

Từ 18 đến 24 điểm

Miễn giảm học phí

Theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ đóng học phí cho sinh viên sư phạm, những sinh viên thuộc ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên được nhà nước miễn giảm học phí. Ngoài ra, sinh viên ngành này cũng được nhận khoản hỗ trợ chi phí sinh hoạt là 3.630.000 VNĐ/tháng, tương đương với mức thu học phí của trường đào tạo giáo viên mà sinh viên theo học.

Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý học sinh sinh viên, không chỉ giảng dạy mà còn hỗ trợ các em trong việc theo dõi học tập và rèn luyện đạo đức. Với mức lương hấp dẫn và nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, việc làm giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một công việc mang lại thu nhập ổn định mà còn mang lại niềm vui và ý nghĩa khi giúp đỡ học sinh phát triển toàn diện. Nếu bạn yêu thích công việc giáo dục và có đam mê với công tác quản lý lớp học, hãy tìm hiểu thêm về nghề giáo viên chủ nhiệm để đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.