Bạn là ?
Ngoài việc chuẩn bị một CV marketing ấn tượng thì việc chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn marketing cũng là điều quan trọng khi đi tìm việc marketing. Phỏng vấn tốt sẽ giúp bạn có được tấm vé trúng tuyển vào doanh nghiệp. Hãy cùng tham khảo bộ các câu hỏi khi đi phỏng vấn cho vị trí marketing dưới đây.
Đối với bất kỳ vị trí nào, các câu hỏi phỏng vấn về bản thân là các câu hỏi cơ bản và bắt buộc có trong tất cả các cuộc phỏng vấn. Các câu hỏi về bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên của mình.
Đây là một trong số các câu hỏi phỏng vấn marketing cơ bản mà bất kỳ nhà tuyển dụng cũng sùng để tìm hiểu về ứng viên của mình. Câu hỏi này khá cơ bản và đơn giản nên nhiều người thường bỏ qua câu hỏi này.
Đây chính là chìa khoá để nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ về khả năng giao tiếp, khả năng truyền đạt thông tin của ứng viên.
Bạn có thể chuẩn bị cho mình một đoạn giới thiệu ngắn về bản thân như tên tuổi, quê quán, học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng của mình. Bạn cũng có thể tập nói trước tại nhà để tự tin hơn khi đi phỏng vấn.
Đối với câu hỏi phỏng vấn marketing này, bạn nên thể hiện điểm mạnh của mình một cách khéo léo, chuyên nghiệp để cho nhà tuyển dụng thấy năng lực của bạn. Đồng thời tránh tình trạng nói quá hay quá phô trương so với thực tế.
Bên cạnh đó hãy thể hiện điểm yếu của bản thân phù hợp và khôn khéo dựa trên tính chất của công việc. Hãy kể một cách trung thực các điểm yếu của mình trong quá trình làm việc và cách bạn khắc phục nó như thế nào.
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn biết về mục đích của bạn khi chọn công việc này và những hiểu biết của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Vì thế, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về công việc và xác định được mục đích của bản thân đối với vị trí này để có câu trả lời phù hợp.
Đây là câu hỏi phỏng vấn marketing không thể thiếu đối với các ứng viên muốn tìm việc mới. Với câu hỏi này, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng. Các câu trả lời chung chung sẽ không được đánh giá cao. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng không nên nói quá nhiều về công ty cũ.
Câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ xác định bạn liệu có phù hợp với định hướng công ty đưa ra hya không? Vì thế, bạn nên chỉ nêu những mục tiêu liên quan đến công việc. Bạn có thể tìm hiểu trước về công ty, vị trí công việc để thiết lập được mục tiêu rõ ràng.
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về năng lực, tố chất và đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với công việc. Thái độ, kỹ năng và kiến thức là các yếu tố nền tảng để tạo nên thành công cho nhân viên ở mọi lĩnh vực. Do đó, bạn nên nêu bật được điểm mạnh của bản thân ở cả ba mặt này.
>>> Xem thêm: 30 Câu hỏi phỏng vấn Content Marketing hay nhất cho ứng viên
Sau khi phỏng vấn các câu hỏi về bản thân ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục phỏng vấn về trình độ chuyên môn của bạn.
Câu hỏi phỏng vấn marketing này yêu cầu bạn trình bày và thể hiện đầy đủ về kinh nghiệm làm việc của bản thân qua các chiến dịch marketing mà mình đã tham gia.
Với câu hỏi này, bạn có thể nêu vai trò và nhiệm vụ của mình trong chiến dịch, dự án marketing đó. Bạn cũng có thể trình bày chi tiết về các vấn đề và cách giải quyết của bạn là gì để nhà tuyển dụng có thể cân nhắc dễ dàng hơn.
Về chiến dịch: chiến dịch bán hàng, chiến dịch siêu sale, chiến dịch ngày tình nhân, v.v
Về vai trò: account, nội dung, planning, digital, v.v
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kinh nghiệm làm việc của bạn. Kinh nghiệm làm việc của bạn có phù hợp với vị trí mà công ty yêu cầu hay không?
Hãy thể hiện một cách chi tiết và đầy đủ về kinh nghiệm làm việc của bạn với nhiệm vụ lên kế hoạch cho dự án, chiến dịch cụ thể. Bạn có thể đề cập về chi tiết công việc, hiệu quả dự án đã đạt được, hay những bài học rút ra từ những thất bại bạn gặp phải.
Marketing là bộ phận quan trọng và góp phần tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đều có mong muốn triển khai các chiến dịch marketing với chi phí tiết kiệm kiệm nhất.
Do đó, để trả lời được câu hỏi này thì bạn phải là người có kinh nghiệm và nền tảng chuyên môn vững chắc. Kiến thức chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng xem xét và lựa chọn ứng viên.
Nhà tuyển dụng cũng muốn đánh giá về sự sáng tạo, cách giải quyết tình huống của bạn đối với trường hợp này là như thế nào.
Đây là câu hỏi phỏng vấn marketing chuyên sâu về kiến thức chuyên môn. Nếu bạn là người đi trái ngành, hãy tìm hiểu về Marketing trước. Nếu bạn là người có kinh nghiệm, hãy trả lời những chỉ số bạn đã dùng để đánh giá hiệu quả Marketing trong các dự án trước đây.
Marketing là ngành đón đầu xu hướng thị trường. Do đó, để làm việc hiệu quả trong ngành marketing yêu cầu bạn phải thường xuyên cập nhật xu hướng và tin tức về marketing trên thị trường.
Đây chính là chìa khóa quan trọng để triển khai các ý tưởng marketing một cách phù hợp, mới mẻ, độc đáo và thu hút. Qua đó, có thể tối ưu quá trình tác động, tiếp cận gần hơn với các đối tượng mục tiêu.
Bạn có thể cập nhật bằng cách tham gia khóa học, theo dõi các trang chuyên về Marketing, kiến thức và xu hướng tiếp thị, đọc sách, v.v.
Các phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ doanh nghiệp nào hay lĩnh vực kinh doanh nào.
Bạn cần phải chuẩn bị các kế hoạch cho những tình huống xấu nhất giải quyết kịp thời và phù hợp, tránh để vấn đề tiến triển theo tình huống tệ hơn.
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá được cách giải quyết tình huống của bạn. Đồng thời, hãy dẫn chứng kết quả mà bạn nhận được sau khi giải quyết được những vấn đề này.
Dưới đây là sự khác biệt giữa Marketing và Sale:
Digital marketing là một khái niệm rất rộng nên khi trả lời quá chi tiết bạn sẽ dễ mắc lỗi. Do đó bạn nên tìm ra khái niệm bao quát nhất và trả lời một cách ngắn gọn, súc tích.
Gợi ý câu trả lời:
Đây là câu hỏi cơ bản và không thể thiếu khi phỏng vấn vị trí marketing. Bạn có thể tham khảo mẫu câu trả lời dưới đây.
“Theo tôi hiểu digital marketing là hoạt động marketing qua internet. Hoạt động này bao gồm SEO, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội và xây dựng link. Digital marketing yêu cầu doanh nghiệp phải có mặt trên internet và bán được hàng trực tuyến qua web responsive.”
Với câu hỏi phỏng vấn marketing này bạn nên nhắc đến những kỹ năng được nêu trong tin tuyển dụng. Bởi vì điều này sẽ giúp bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn hiểu rõ những kỹ năng mà họ cần ở ứng viên là gì.
Gợi ý câu trả lời
Vị trí marketing là ngành đặc thù nên yêu cầu một số kỹ năng cần có của ứng viên. Đưới dây là mẫu câu trả lời cho câu hỏi trên.
“Trước tiên tôi nghĩ rằng kỹ năng giao tiếp xuất sắc rất cần thiết. Vì kỹ năng này sẽ giúp marketer trao đổi và trình bày ý tưởng hiệu quả. Bên cạnh đó khả năng sắp xếp công việc và dự đoán nhu cầu khách hàng cũng rất quan trọng.”
Đây là câu hỏi phỏng vấn marketing kiểm tra kiến thức marketing rất phổ biến. Bằng câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn có hiểu đúng vai trò của marketing online hay không. Vì vậy bạn nên trả lời tập trung vào trọng tâm và bản chất của câu hỏi.
Gợi ý dành cho bạn:
“Marketing truyền thống hay còn được biết đến là sale là việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng qua hình thức bán buôn, bán lẻ và bán tại cửa hàng. Trong khi đó marketing online là đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng qua các phương tiện truyền thông như quảng cáo, PR. So với marketing truyền thống thì marketing online có tác động lớn tới khách hàng và tạo sức kéo tốt hơn.
Nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ hơn về năng lực, tố chất của ứng viên và đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển.
Bạn nên nhắc đến các thế mạnh về tính cách cá nhân của mình như trung thực, chăm chỉ, tính kỷ luật cao,... Hoặc bạn có thể nói về các thế mạnh chuyên môn hay tính cách có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Bạn cũng cần lưu ý đến các kỹ năng làm việc, sự nhanh nhẹn, hoà đồng vì nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những điều này ở ứng viên.
Mô hình 4P là mô hình cơ bản trong marketing. 4P sẽ gồm:
Mô hình 4P là công cụ để những người làm marketing đưa ra chiến lược một cách tốt nhất. Qua đó sẽ giúp tìm được sản phẩm phù hợp, khách hàng chiến lược với giá thành tốt nhất để nâng cao giá trí sản phẩm với khách hàng.
Đây là câu hỏi phỏng vấn marketing mà nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kỹ năng chuyên môn của ứng viên. Đây là nhiệm vụ chính mà bất kỳ một nhân viên marketing nào cũng phải làm được.
Đối với câu hỏi này, bạn có thể đưa ra các câu trả lời dựa trên kinh nghiệm mà mình có được.
Các bạn sẽ phát triển các nội dung sản phẩm giải quyết được nhu cầu của khách hàng thông qua các hình thức: hình ảnh, video, minigame hoặc trải nghiệm sản phẩm. Từ đó, đảm bảo nội dung hữu ích tiếp cận đến khách hàng nhanh chóng hơn.
Đánh thức insight khách hàng là một trong những nhiệm vụ mà người làm Marketing phải thực hiện. Insight sẽ có cảm xúc, câu chuyện và con số. Thay vì thông qua những cách thức, tiêu chí, bạn có thể tạo ra điểm nhấn bằng những câu chuyện để tăng tính thuyết phục.
Đối với các nhân viên marketing thường sẽ sử dụng các phần mềm quen thuộc như Scraper, MailChimp, Ezimar, Chatty People. Với mỗi phần mềm, bạn hãy nêu thêm chi tiết để cho nhà tuyển dụng thấy kinh nghiệm của bạn đã sử dụng các phần mềm này.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm "vàng" khi trả lời câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh
Áp lực là chất xúc tác giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Khi gần tới deadline, bản năng của mỗi người sẽ tập trung toàn bộ năng lượng để làm việc. Áp lực giúp hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Lưu ý: Hãy nói về áp lực mà bạn thường đối mặt. Ví dụ như áp lực về thời gian. Hãy đưa ra ví dụ nếu có. Đừng nói tới áp lực bạn tự tạo ra cho bản thân mình.
Với câu hỏi phỏng vấn marketing này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã tìm hiểu kỹ mô tả công việc và sẵn sàng với những khó khăn, thử thách trong công việc hay chưa.
Bạn hãy đưa ra một khó khăn hoặc thách thức khi làm marketing, sau đó trình bày biện pháp bạn dự định dùng để khắc phục vấn đề đó.
Gợi ý: “Theo tôi cái khó của ngành marketing là phải luôn không ngừng đổi mới và sáng tạo. Vì vậy, tôi luôn cố gắng cập nhật các kiến thức và xu hướng marketing để không bị bỏ lại phía sau. Đồng thời tôi cũng áp dụng các kiến thức mới vào công việc để nâng cao hiệu suất làm việc.”
Câu hỏi này được đưa ra nhằm giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu thêm về kinh nghiệm của bạn. Từ đó, những người này có thể đánh giá được mức độ phù hợp của bạn với công việc và công ty.
Do đó, bạn nên trình bày thành tựu một cách rõ ràng, chi tiết. Các dự án do chính bạn lên kế hoạch đạt được kết quả tốt chắc chắn là một ấn tượng khó quên.
Thoạt nhìn vào câu hỏi phỏng vấn vị trí marketing trên thì có vẻ đây là câu hỏi đơn giản nhưng lại rất khó để đưa ra câu trả lời cho thuyết phục. Nếu đưa ra một mốc thời gian cụ thể cho việc gắn bó với công ty bao lâu là câu trả lời hoàn toàn gượng ép, không chân thật.
Để đưa ra câu trả lời khéo léo, bạn không cần đưa ra con số cụ thể cho việc gắn bó cùng với công ty. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn có ý định gắn bó lâu dài cùng với công ty một cách khôn khéo nhất.
Đây là câu hỏi gây nhiều khó khăn cho ứng viên. Ngành marketing bao gồm nhiều vị trí khác nhau. Tuỳ thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc, bán sẽ đề xuất mức lương phù hợp.
Tuy nhiên, việc đề xuất lương quá thấp và quá cao đều gây bất lợi cho bạn. Do đó, bạn nên tham khảo khoảng lương trên thị trường. Sau đó, bạn kết hợp với mức lương trong bản mô tả của công ty và kinh nghiệm bản thân để đưa ra một khoảng lương riêng.
Đây thường là câu hỏi để kết thúc các buổi phỏng vấn. Với câu hỏi này, bạn có thể đưa ra một thắc mắc về thời gian làm việc hoặc đãi ngộ, phúc lợi. Nếu không có thắc mắc nào, hãy nói lời cảm ơn tới người phỏng vấn, hạn chế nói không
Những bài viết liên quan:
- 6 Bộ câu hỏi phỏng vấn Front End Developer có gợi ý câu trả lời
- 7 Cách đặt câu hỏi phỏng vấn đánh giá ứng viên tinh tế
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư ngỏ xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin việc chuẩn
>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu
Như vậy, Job3s đã chia sẻ đến bạn các câu hỏi phỏng vấn Marketing thường gặp nhất hiện nay. Hy vọng rằng với bộ câu hỏi trên giúp bạn tự tin hơn và thành công trong buổi phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn giữ được phong thái tốt nhất để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Mẫu CV hot theo ngành nghề