Đóng góp bởi: Harry Quang
Ngày xuất bản: Thứ Sáu, 09/02/2024 21:19:32 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
4 phút đọc

Hái lộc đầu năm là gì? Hái lộc Xuân khi nào và ra sao để may mắn tài lộc cả năm?

Hái lộc đầu năm là gì? Hái lộc Xuân khi nào và ra sao để may mắn tài lộc cả năm? Hái lộc đầu năm là một nét đẹp truyền thống mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, với mong muốn mang lại những điều tốt lành. Vậy hái lộc Xuân vào thời điểm nào tốt, hái như thế nào cho đúng để thu hút nhiều may mắn, tài lộc tốt lành trong ngày đầu năm mới.

1. Hái lộc đầu năm là gì?

Hái lộc đầu năm hay được hiểu là việc bẻ cành cây (còn gọi là cành lộc). Theo đó, những loại cành lộc thường được hái sẽ là cành của cây đề, cây si, cây đa nhỏ,... Sau đó mọi người sẽ đem cành lộc này về nhà.

Theo người xưa, phong tục hái lộc Xuân thường diễn ra vào ngày đầu năm mới tức dịp Tết Nguyên Đán và cụ thể là vào thời điểm Giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết.

Xem thêm: TOP Những Con Giáp Cực May Mắn Năm 2024 Tài Lộc Thăng Hoa Trong Ngày Đầu Năm Mới

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của việc hái lộc đầu năm là gì?

Người hái lộc đầu năm nên đến chùa, đền.. nơi có nhiều linh khí.
Người hái lộc đầu năm nên đến chùa, đền.. nơi có nhiều linh khí.

Tục hái lộc đầu năm có nguồn gốc từ xa xưa, theo tích xưa kể lại tục này đã xuất hiện từ thời Vua Hùng. Truyền thuyết kể rằng nhân một ngày đầu xuân, Vua Hùng đã cho gọi các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần dân và các con đến truyền dạy rằng: "Nay các con đã khôn lớn, ta muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi".

Các con vua đều nhất thời cảm thấy quyến luyến bịn rịn không muốn rời đi. Hoàng hậu thưa: "Các con đều luyến mẹ, thương cha không muốn đi xa, thần thiếp nghĩ rằng Nhà vua nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách hái lộc chia cho các con. Các con ai nhận được cành lộc đi phương nào thì theo phương ấy mà đi."

Thấy hợp lý, Vua lệnh truyền cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng và các con về nhà nghỉ. Rồi chọn ngày lành tháng tốt, Vua làm Lễ tế Trời - Đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay) cầu trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, muôn dân no ấm. Chờ lúc sang canh, Vua cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu xuân. Sáng sớm, khi mặt trời xuất hiện đằng Đông, Vua chia cho mỗi người con một cành lộc và dạy rằng: "Non ở nhà, già đi ấp - Chẵn lên non, còn xuống biển".

Sau đó, Vua dặn các con hãy mang cành lộc này đi trấn giữ các phương, răn dạy dân cách làm ăn, kiếm sống. Trên đường đi, nếu gặp điều gì không may, các con hãy mang cành lộc còn đượm sương sớm này mà vẩy lên trời thì thú dữ, tà ma sẽ bỏ chạy không hại được các con. Nghe lệnh Vua, các con quỳ lạy cha mẹ, nhận cành lộc chia nhau đi trấn giữ các miền và giúp muôn dân.

Trải qua mấy nghìn năm, nét đẹp này còn lưu truyền mãi mãi, tục xin lộc đầu xuân cầu may trong dân gian nhất là khu vực thuộc kinh đô Văn Lang xưa. Cùng với nhiều phong tục khác, xin lộc đầu xuân đã quen thuộc và trở thành nét văn hóa Tết trong đời sống của người Việt Nam.

Hái lộc đầu năm hay được hiểu là việc bẻ cành cây (còn gọi là cành lộc).
Hái lộc đầu năm hay được hiểu là việc bẻ cành cây (còn gọi là cành lộc).

Ý nghĩa của phong tục hái lộc đầu năm được hiểu như là vào thời khắc Giao thừa hay sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán, người dân thường đến Đình, Chùa, Đền, Phủ để hái một cành lộc non sau đó mang về nhà với mong muốn được Thần, Phật linh thiêng ban cho tài lộc, may mắn suốt cả năm. Việc hái những cành lộc non còn mang ý nghĩa bởi đây là phần có sức sống mạnh mẽ của cây, lại vô cùng tươi mới.

Còn với việc mang lộc non về nhà để treo ở hiên hoặc cắm vào lọ hoa, ở một số địa phương còn treo ở gian giữa nhà hoặc cửa ra vào với mục đích trừ ta ma, hay với mục đích rước phúc lộc về nhà.

Theo các chuyên gia về văn hóa dân tộc lý giải phong tục hái lộc đầu năm là một nét đẹp văn hóa. Trong đó lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú với sức sống vô cùng mạnh mẽ. Hái lộc ở nơi Đền - Chùa linh thiêng mang ngụ ý mong cầu được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để cả năm thuận lợi, phát tài phát lộc.

Người Việt xưa quan niệm, hái lộc đầu năm ngày Tết Nguyên đán là nét văn hóa đẹp trong thời khắc giao hòa giữa đất trời. Việc hái lộc về nhà là điều mà nhiều người ở nhiều địa phương vẫn duy trì. Bởi đó là quan niệm mong cầu mang về những điều tốt đẹp với ý nghĩa "Tống cố, nghinh tân" - Tiễn những điều xui rủi của năm cũ và đón những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến trong năm mới Giáp Thìn 2024.

Hái lộc đầu năm thường diễn ra vào thời khắc Giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết Nguyên đán.
Hái lộc đầu năm thường diễn ra vào thời khắc Giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết Nguyên đán.

3. Cách hái lộc đầu năm Giáp Thìn sao cho đúng nhất để đem tài lộc về nhà, thu hút vận may cả năm?

Theo chuyên gia phong thủy cho rằng, việc hái lộc đầu năm vốn mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, bởi vậy thời điểm hái lộc tốt nhất sẽ vào thời khắc đêm Giao thừa hoặc muộn nhất sẽ vào sáng ngày đầu năm mới tức sáng mùng 1 Tết. Người hái lộc nên đến chùa, đền.. nơi có nhiều linh khí chứ tuyệt đối không nên đến những bờ bụi hoặc gần nghĩa trang nghĩa đại nơi có những phong thủy không tốt.

Người hái lộc cần lưu ý không nên hái những cành lộc quá to, hoặc lá đã giá bởi như vậy không những là phá hoại môi trường, hệ sinh thái mà còn có thể mang điềm xui xẻo cho cả năm mới.

Khi hái lộc tâm hồn phải luôn vui vẻ, hướng thiện và đầy ắp hạnh hiếu thì thì phúc lộc mới theo ta về nhà. Mọi người cũng lưu ý không hái những loại cây có gai nhọn.

Việc hái lộc đầu năm xét thấy cũng là mong muốn thu hút tài lộc về nhà. Tuy nhiên, tài lộc có đến với ta hay không hoàn toàn là do những cố gắng, nỗ lực của chính chúng ta. Bởi vậy, ngoài việc hái lộc mỗi người cũng nên không ngừng học tập, gia tăng tri thức, cống hiến hết mình với công việc. Bên cạnh đó còn cần thay đổi lối sống, tư duy, lời nói của mình và thường xuyên làm những việc thiện đúng đạo đức, chuẩn mực xã hội.

Xem thêm: 2 Bài Văn Khấn Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Đêm 30 Tết Giáp Thìn 2024 Chuẩn Nhất

(*) Trên đây là một số thông tin hữu ích về phong tục hái lộc đầu năm. Chúc các bạn có một năm mới Giáp Thìn 2024 may mắn - vui vẻ - thịnh vượng!