Tìm việc làm Ngân hàng ngày 17/09/2024 update 7 việc làm
Xem nhanh
Ngân hàng TMCP Quân Đội MBBank Ba Đình
Xem nhanh
Ngân hàng TMCP Quân Đội MBBank Ba Đình
Xem nhanh
Ngân hàng TMCP Quân Đội MBBank Ba Đình
Xem nhanh
Công Ty CP BĐS INDOCHINE
Xem nhanh
Công Ty CP BĐS INDOCHINE
Xem nhanh
CTY TNHH DỊCH VỤ HUY HOÀNG FN
Xem nhanh
Công Ty Cổ Phần BellSystem24 Việt Nam
Nhu cầu tuyển dụng ngân hàng chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, mang đến cho người lao động nhiều cơ hội việc làm ngân hàng. Tuy nhiên tài chính ngân hàng là lĩnh vực đặc thù, có yêu cầu rất cao đối với nhân lực nên đây vẫn được coi là thị trường cực kỳ cạnh tranh.
1. Nhu cầu tuyển dụng ngân hàng
Theo đánh giá từ các chuyên gia, tài chính ngân hàng là một trong những ngành có nhu cầu về nhân sự cực kỳ lớn.
Báo cáo thống kê từ Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ ra, tính đến hết năm 2022, toàn bộ ngành Ngân hàng trong nước có khoảng 456.614 lao động ở đa dạng các trình độ như sau:
-
569 Tiến sĩ, chiếm 0,16%
-
20.286 Thạc sĩ, chiếm 5,85%
-
263.927 cử nhân Đại học, chiếm 76,16%
-
23.453 người tốt nghiệp Cao đẳng, chiếm 6,77%
-
20.054 người tốt nghiệp Trung cấp, chiếm 5,79%
-
18.325 người lao động thuộc trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo, chiếm 5,29%
So với các ngành khác, số lượng nhân sự đã qua đào tạo có trình độ từ cao đẳng trở lên của ngành Ngân hàng được đánh giá là cao hơn, chiếm đa số trong cơ cấu lao động.
Năm 2023 được đánh giá là một năm biến động dữ dội của nhân sự của ngành ngân hàng, có ngân hàng cắt giảm số lượng lớn nhân sự, có ngân hàng tăng cường tuyển bổ sung.
4 ngân hàng thuộc nhóm có vốn đầu tư từ Nhà nước có tổng số lượng nhân sự chiếm gần 41% tổng số nhân sự của toàn hệ thống ngân hàng trong nước.
Theo đó số lượng nhân sự của 4 ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank lần lượt là 39.114 nhân sự, 24.328 nhân sự, 22.579 nhân sự và 22.517 nhân sự (số liệu tính đến hết ngày 30/6/2023).
1 số ngân hàng có quy mô nhân sự từ 10.000 người trở lên có thể kể đến Sacombank (17.389 nhân sự), ACB (12,775 nhân sự), VPBank (12.737 nhân sự), Techcombank (10.972 nhân sự), LPBank (10.818 nhân sự), VIB (10.541 nhân sự) và MB (10.151 nhân sự).
Mặc dù có số lượng người lao động vô cùng lớn nhưng đồng thời ngân hàng cũng là ngành có nhiều biến động về nhân sự.
Nguyên nhân được cho là do sự biến đổi không ngừng của công nghệ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi Nhà nước đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.
Điều này dẫn đến sự chuyển dịch cấu trúc lao động, cần thêm các lao động có trình độ cao, đặc biệt là các vị trí liên quan đến công nghệ.
Các vị trí có tính chất công việc lặp đi lặp lại, người lao động có trình độ thấp có khả năng bị thay thế hoặc mất việc là rất cao.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng phải đối mặt với những nguy cơ về “chảy máu chất xám”, nguồn nhân lực có trình độ cao có nhiều nguy cơ bị dịch chuyển sang các tổ chức tín dụng nước ngoài.
Dự báo tính đến 2025, nhu cầu tuyển dụng ngân hàng với các vị trí cấp cao có thể tăng khoảng 20%/năm, trong đó 80,4% là người lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên.
Điều này vừa mở ra cơ hội cho người lao động nhưng đồng thời cũng là thách thức khi họ ngày càng phải trau dồi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
2. Cơ hội phát triển việc làm ngân hàng
Nhu cầu tuyển dụng ngân hàng được đánh giá là vô cùng đa dạng với nhiều công việc và vị trí, từ xưa đến nay luôn là kỳ vọng của rất nhiều người.
Với việc làm ngân hàng, người lao động có hai lựa chọn, làm việc tại các cơ quan Nhà nước hoặc làm việc tại các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại.
Đối với trường hợp làm việc tại các cơ quan Nhà nước
Người lao động có thể thi tuyển công chức, viên chức trong tại Ngân hàng Nhà nước và 25 đơn vị trực thuộc là các vụ như Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Thanh toán, Vụ Tín dụng và các ngành kinh tế, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Pháp chế…
Từ các vị trí như chuyên viên, nếu có kiến thức sâu rộng, trình độ và tư tưởng chính trị đạt yêu cầu, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến, nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao quan trọng.
Đối với trường hợp làm việc tại các cơ quan ngoài Nhà nước
Đây là cơ hội mà phần lớn ứng viên hiện nay đều quan tâm và hướng đến. Chỉ riêng việc đa dạng về vị trí việc làm, cơ hội thăng tiến và mức lương hấp dẫn đã đủ thu hút hàng ngàn nhân sự của ngành ngân hàng.
Ở trong nước, người lao động có thể ứng tuyển vào ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam và các tổ chức tín dụng.
Các vị trí tại các ngân hàng này cũng vô cùng đa dạng, từ giao dịch viên, nhân viên tín dụng đến chuyên gia phân tích tài chính…
Mỗi vị trí đều có lộ trình thăng tiến rõ ràng, từ vị trí nhân viên đến các vị trí quản lý cấp cao. Ví dụ đối với vị trí giao dịch viên, lộ trình thăng tiến thường thấy như sau: Giao dịch viên → Kiểm soát viên → Phó phòng dịch vụ khách hàng → Trưởng phòng dịch vụ khách hàng → Phó giám đốc vận hành → Giám đốc chi nhánh.
Đặc biệt, người lao động còn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, ngân hàng nước ngoài với thu nhập và chế độ đãi ngộ vô cùng tốt.
3. Các vị trí công việc trong ngành ngân hàng
Không phải tự nhiên mà người lao động vô cùng quan tâm đến nhu cầu tuyển dụng ngân hàng, ngành này mang đến rất nhiều cơ hội việc làm ở đa dạng vị trí. Dưới đây là một số công việc phổ biến trong ngành ngân hàng:
Giao dịch viên ngân hàng: Là nhân viên thường trực tại quầy giao dịch của ngân hàng và các chi nhánh, trực tiếp làm việc để giải quyết và hỗ trợ các nhu cầu của khách hàng như mở tài khoản, ủy nhiệm chi, thu hộ, nộp tiền, rút tiền, xử lý thông tin về tài khoản, hạch toán giao dịch…
Nhân viên quan hệ khách hàng: Là nhân viên của ngân hàng, phụ trách việc liên hệ với khách hàng để tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm của ngân hàng như thẻ tín dụng, bảo hiểm, sản phẩm vay, tiền gửi tiết kiệm… Họ cũng là người chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, sau đó kiểm tra và chuyển xuống các bộ phận liên quan khác để thẩm định.
Nhân viên hỗ trợ tín dụng: Đây là một trong những vị trí thường xuyên được tuyển dụng, đảm nhiệm các công việc liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng như tư vấn sản phẩm, thẩm định nhu cầu vay của khách…
Nhân viên telesales: Nằm trong nhóm công việc hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, nhân viên telesales là người thực hiện các cuộc gọi với khách hàng để tư vấn, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Ngoài ra họ cũng hỗ trợ khách hàng trong một số vấn đề khi sử dụng dịch vụ, đặc biệt là những người có nhu cầu vay tín chấp hoặc vay thế chấp từ ngân hàng.
Nhân viên thanh toán quốc tế: Là người hỗ trợ khách hàng xử lý, thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế, xử lý chứng từ, hồ sơ liên quan, đồng thời chịu trách nhiệm soạn thảo quy trình, chính sách, hướng dẫn về thanh toán quốc tế.
Nhân viên phân tích tài chính: Là người có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có nghiệp vụ phân tích tài chính. Họ là người tổng hợp thông tin trên thị trường, tổng hợp báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính để đưa ra đánh giá về xu hướng của hiện tại, tương lai, đồng thời đua ra lời khuyên cho ban giám đốc, đồng nghiệp và khách hàng.
Chuyên viên quản trị rủi ro: Đây là vị trí vô cùng quan trọng tại các ngân hàng, họ là người đảm nhiệm việc phân tích, đánh giá hồ sơ, từ đó đưa ra các đề xuất tín dụng hoặc đề xuất đầu tư cho khách hàng. Chuyên viên quản trị rủi ro cũng là người thẩm định và dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tài chính của ngân hàng, đưa ra biện pháp và hướng giải quyết để trình lên các cấp có thể thẩm quyền.
Nhân viên kiểm toán nội bộ: Là bộ phận độc lập, chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát và đưa ra đánh giá về chính sách, hoạt động và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
Nhân viên tư vấn đầu tư: Là người tư vấn, cung cấp thông tin về giải pháp tài chính, sản phẩm đầu tư của ngân hàng đến khách hàng.
Nhân viên thu hồi nợ: Là người đại diện cho ngân hàng liên hệ với khách hàng, đối tác để yêu cầu họ hoàn trả khoản tiền nợ chưa thanh toán đúng hạn với ngân hàng.
Nhân viên kế toán: Là người thực hiện công việc, nghiệp vụ về tài chính, kinh tế hoặc hoạt động tín dụng, tiền tệ của ngân hàng.
Nhân viên pháp chế ngân hàng: Là người có trách nhiệm tư vấn về pháp luật, tham mưu để giải quyết các vấn đề pháp lý trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.
Chuyên viên Ngân hàng Nhà nước: Là công chức, viên chức làm việc theo hình thức thi tuyển, xét tuyển vào Ngân hàng Nhà nước và 25 đơn vị trực thuộc, thực hiện các công việc theo chức danh chuyên môn. Một số vị trí chuyên viên có thể kể đến như kế toán, thanh tra, giám sát…
Đối với các vị trí này, người lao động cần thường xuyên theo dõi thông báo tuyển dụng công chức, viên chức để có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất.
Trên đây chỉ là một số vị trí có nhu cầu tuyển dụng ngân hàng cao, ngoài ra ngành ngân hàng còn rất nhiều việc làm hấp dẫn khác ở các phòng ban liên quan như việc làm IT ngân hàng, việc làm marketing ngân hàng, việc làm truyền thông ngân hàng…
Để biết rõ hơn về nhu cầu tuyển dụng ngân hàng theo từng vị trí, bạn nên tham khảo tin tuyển dụng trên website hoặc các nền tảng tìm việc trực tuyến.
4. Mức lương của nhân viên ngân hàng
Ngân hàng luôn là nằm trong nhóm ngành mang đến cho người lao động mức thu nhập vô cùng cao, bởi vậy mà hoạt động tìm việc và tuyển dụng ngân hàng luôn diễn ra cực kỳ sôi nổi, nhận được sự quan tâm rất lớn từ ứng viên.
Vậy mức lương của nhân viên ngân hàng có thực sự cao như nhiều người vẫn nghĩ?
Mức lương của ngành ngân hàng được chia thành hai loại là mức lương theo khung, bảng lương do Nhà nước quy định (áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức ngành ngân hàng) và mức lương theo thỏa thuận (áp dụng cho người lao động làm việc theo hình thức hợp đồng lao động tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng).
Đối với mỗi loại lương sẽ có công thức và cách tính khác nhau, đồng thời thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Lương theo khung lương, bậc lương
Với trường hợp là công chức ngành ngân hàng, hiện nay có 5 chức danh gồm:
-
Kiểm soát viên cao cấp
-
Kiểm soát viên chính
-
Kiểm soát viên
-
Thủ kho, thủ quỹ
-
Nhân viên tiền tệ, kho quỹ
Mức lương của từng chức danh này sẽ được áp dụng cách tính theo quy định của Nhà nước, cụ thể như sau:
Đơn vị: VND/tháng
Vị trí chức danh | Loại, nhóm công chức | Mức lương tham khảo |
Kiểm soát viên cao cấp | A3, nhóm A3.1 | 11.160.000 - 14.400.000 |
Kiểm soát viên chính | A2, nhóm A2.1 | 7.920.000 - 12.204.000 |
Kiểm soát viên | A1 | 4.212.000 - 8.964.000 |
Thủ kho, thủ quỹ | A0 | 3.780.000 - 8.802.000 |
Nhân viên tiền tệ, kho quỹ | B | 3.348.000 - 7.308.000 |
(Mức lương tham khảo theo quy định tại thời điểm nghiên cứu)
Lương theo thỏa thuận
Nhà tuyển dụng ngân hàng sẽ đưa ra mức thu nhập, chế độ phúc lợi khác nhau để thu hút người lao động. Dựa trên nghiên cứu của đội ngũ job3s.vn, chúng tôi nhận thấy mức lương việc làm ngân hàng sẽ dao động trong vùng phổ biến sau:
Đối với nhóm vị trí nhân viên:
Đơn vị: VND/tháng
Vị trí | Mức lương trung bình | Dải lương phổ biến |
Giao dịch viên | 12.000.000 | 8.500.000 - 11.300.000 |
Chuyên viên hỗ trợ tín dụng | 10.600.000 | 7.800.000 - 13.400.000 |
Chuyên viên phân tích tài chính | 13.000.000 - 17.000.000 | |
Chuyên viên thanh toán quốc tế | 7.000.000 - 10.000.000 | |
Chuyên viên quản trị rủi ro | 14.000.000 | 8.000.000 - 9.000.000 |
Nhân viên kiểm toán nội bộ | 9.000.000 - 17.400.000 | |
Nhân viên thu hồi nợ | 6.000.000 - 10.000.000 |
Đối với các vị trí cấp cao
Đơn vị: USD
Vị trí công việc | Số năm kinh nghiệm | Mức lương |
Chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp | 3 - 5 | 600 - 1.500 |
Trưởng nhóm | 5 - 7 | 700 - 1.500 |
Giám đốc trung tâm kinh doanh | 8 - 10 | 2.500 - 8.000 |
Giám đốc tỉnh | 6 - 8 | 1.000 - 2.000 |
Giám đốc vùng | 10 | 3.000 - 10.000 |
Giám đốc chi nhánh/bán hàng | 6 - 10 | 1.500 - 15.000 |
Giám đốc khối | > 10 | 8.000 - 30.000 |
Phó Tổng giám đốc | > 10 | 10.000 - 30.000 |
Tổng Giám đốc | > 10 | 15.000 - 40.000 |
Như vậy có thể thấy mức lương của ngành ngân hàng nằm trong nhóm cao, đa dạng các mức khác nhau. Không chỉ mang lại mức thu nhập trong mơ cho người lao động, việc làm ngân hàng còn mang đến môi trường làm việc tốt với nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Đây cũng là điểm giúp nhà tuyển dụng ngân hàng thu hút và giữ chân được ứng viên.
5. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân viên ngân hàng
Dù nhu cầu tuyển dụng ngân hàng rất cao, có nhiều vị trí việc làm nhưng đây cũng là một trong những ngành có tỷ lệ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Muốn nâng cao hiệu quả tìm việc ngân hàng, bạn cần chú ý đến yêu cầu của nhà tuyển dụng ngân hàng.
Mỗi 1 vị trí trong ngành ngân hàng sẽ có những yêu cầu cụ thể nhưng nhìn chung, người lao động cần quan tâm đến một số yêu cầu cơ bản như sau:
Yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn
Như đã phân tích ở trên, nhu cầu tuyển dụng ngân hàng hiện nay tập trung vào nhóm lao động có kiến thức và trình độ chuyên môn cao.
Các ngân hàng sẽ đặc biệt quan tâm đến những ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến tài chính ngân hàng như kinh tế đối ngoại, tài chính, kế toán, ngân hàng hay luật… hoặc đã từng làm ở vị trí tương đương trong ngân hàng/tổ chức tín dụng khác.
Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian đào tạo mà lại vừa mang đến kiến thức hữu ích cho người lao động.
Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng khác
Giữa thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc trau dồi các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm sẽ giúp cho bạn tạo nên điểm khác biệt so với những ứng viên khác, từ đó nhà tuyển dụng ngân hàng cũng sẽ đánh giá bạn cao hơn.
Dưới đây là một số kỹ năng mà bạn nên trau dồi thêm:
-
Kỹ năng đọc hiểu báo cáo tài chính.
-
Kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là với các vị trí đặc thù như giao dịch viên, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên đầu tư…
-
Kỹ năng tin học văn phòng.
-
Kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ tài chính, ngân hàng.
-
Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục để có thể làm việc trực tiếp với khách hàng.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt để có thể dễ dàng xử lý sự cố phát sinh.
-
Kỹ năng đàm phán để có thể thuyết phục khách hàng, đối tác.
-
Làm việc chỉn chu, cẩn trọng và tỉ mỉ.
-
…
6. Top doanh nghiệp nổi bật đang tuyển dụng ngân hàng
Nếu còn phân vân không biết nên tìm việc làm ngân hàng ở đâu, đừng quên tham khảo các tin tuyển dụng ngân hàng nổi bật dưới đây:
Tên công ty | VỊ trí đang tuyển | Nơi làm việc |
Hà Nội | ||
Số 412 đường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh | ||
- 24C Phan Đăng Lưu, phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh - SỐ 20 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng | ||
Huyện Thạch Thất, Hà Nội | ||
327 - 329 Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Chuyên viên phát triển sản phẩm - Business Development Officer | Empress Tower, 138 - 142 Hai Bà Trưng, Da Kao Ward, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh | |
- Tòa nhà Pico, 20 Cộng hòa, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh - Tòa nhà Dali, 24C Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh | ||
- Phường Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh - Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội | ||
Tầng 3. Tòa nhà CIENCO4. số 180 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh | ||
- Hải Dương - Thái Nguyên | ||
Kiên Giang | ||
89 phường Láng Hạ, Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội | ||
Gia Lai | ||
Chuyên viên khách hàng cá nhân - Phòng cá nhân - Chi nhánh Ninh Thuận | Ninh Thuận |
Nhu cầu tuyển dụng ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm ngân hàng hấp dẫn. Dù vậy đây cũng là thị trường cực kỳ cạnh tranh nên người lao động cần chuẩn bị thật chu đáo nếu muốn tìm việc thành công.