Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Năm, 18/04/2024 11:33:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
6 phút đọc

Hệ thống viễn thông là gì? Top ngành viễn thông hot nhất hiện nay

Hệ thống viễn thông là gì? Hệ thống viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giao tiếp toàn cầu, cho phép người dùng chia sẻ, truyền tải thông tin một cách dễ dàng. Đây cũng là một trong những ngành nghề hot được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay.

1. Hệ thống viễn thông là gì?

Hệ thống viễn thông là gì? Hệ thống viễn thông là cụm từ đề cập đến công nghệ và cơ sở hạ tầng mạng phức tạp, được sử dụng để truyền thông tin từ một điểm đến các điểm khác nhau. Ví dụ về hệ thống viễn thông bao gồm một loạt các phương tiện truyền thông như cáp quang, sóng vô tuyến, cáp đồng và một số loại không dây khác. Chúng cung cấp khả năng truyền tin mạnh mẽ cho việc giao tiếp giữa các cá nhân, tổ chức và thiết bị khác nhau trên toàn thế giới.

Thời kỳ đầu, viễn thông dựa trên hệ thống điện báo, sử dụng mã Morse để truyền tin. Đến năm 1876, Graham Bell phát minh ra điện thoại và mở ra kỷ nguyên mới cho viễn thông có dây. Vào thập niên 1920 - 1930, vô tuyến điện phát triển mạnh với các tần sóng ngắn, sóng trung và sóng dài. Đây cũng chính là cơ sở nền tảng phát triển của viễn thông không dây.

Năm 1946, máy tính điện tử ra đời, bắt đầu mở đường cho công nghệ kỹ thuật số và viễn thông số. Khoảng 20 năm sau, vệ tinh viễn thông được đưa vào hoạt động, hệ thống điện thoại quốc tế tự động cũng xuất hiện. Từ thập niên 1980 cho đến nay, công nghệ kỹ thuật số, internet đã phát triển mạnh mẽ, hệ thống viễn thông trở nên hiện đại và vô cùng đa dạng.

Hệ thống viễn thông là gì? Đây là phương tiện giúp quá trình kết nối và truyền tin nhanh chóng hơn
Hệ thống viễn thông là gì? Đây là phương tiện giúp quá trình kết nối và truyền tin nhanh chóng hơn

>>> Xem thêm: Hệ thống ERP là gì? Giải pháp thông minh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2. Vai trò quan trọng của hệ thống viễn thông

Tìm hiểu hệ thống viễn thông là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò của thuật ngữ này. Chúng không chỉ bị giới hạn trong việc truyền dẫn thoại, dữ liệu mà còn bao gồm các dịch vụ khác như internet, truyền hình, ứng dụng trực tuyến.

2.1. Trong đời sống

Mạng lưới viễn thông đã thay đổi cách thức sống và làm việc của con người với nhiều lợi ích vượt trội như:

  • Truyền tải dữ liệu nhanh chóng: Bất kỳ ai đều có thể truy cập thông tin từ mọi nơi trên thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột.

  • Kết nối và giao tiếp toàn cầu: Mạng viễn thông cho phép kết nối, giao tiếp toàn cầu mà không bị cản trở bởi khoảng cách hay vị trí địa lý.

  • Giảm thiểu chi phí: Tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp, cá nhân.

  • Tăng cường sự linh hoạt: Làm việc, học tập không gián đoạn giúp tạo sự linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian biểu và cân bằng cuộc sống.

2.2. Trong kinh doanh

Không chỉ mang lại những lợi ích cho đời sống, hệ thống viễn thông còn đóng vai trò quan trọng giúp duy trì việc kinh doanh và thúc đẩy phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Giao tiếp hiệu quả: Hệ thống viễn thông cho phép nhân viên của doanh nghiệp truyền tải thông tin và giao tiếp với nhau hiệu quả hơn, giúp cải thiện hiệu suất trong công việc.

  • Tăng cường khả năng cạnh tranh: Cung cấp khả năng kết nối với khách hàng và đối tác nhanh chóng, từ đó truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ và chiến lực kinh doanh dễ dàng hơn.

  • Quản lý tài nguyên hiệu quả: Theo dõi, kiểm soát lưu lượng dữ liệu, tổ chức các cuộc họp trực tuyến và quản lý tài nguyên trên máy tính nhanh chóng.

Hệ thống viễn thông cho phép nhân sự giao tiếp công việc hiệu quả hơn trong doanh nghiệp
Hệ thống viễn thông cho phép nhân sự giao tiếp công việc hiệu quả hơn trong doanh nghiệp

3. Các thành phần của hệ thống viễn thông

Để hiểu sâu hơn về hệ thống viễn thông là gì, bạn cần nắm rõ được các thành phần cấu thành lên khái niệm này, bao gồm:

3.1. Thiết bị mạng

Thiết bị mạng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mạng lưới viễn thông, bao gồm các thành phần như bộ định tuyến, cổng kết nối, switch. Chúng giúp định tuyến dữ liệu hiệu quả, tối ưu hóa băng thông và đảm bảo thiết bị được kết nối liên tục. Điều này giúp tăng trải nghiệm người dùng và tăng hiệu suất hệ thống.

3.2. Máy trạm

Máy trạm (hay còn gọi là máy chủ) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động của hệ thống viễn thông. Các máy chủ tương tác lẫn nhau để cung cấp dịch vụ mạng giúp duy trì kêt nối hàng ngày.

Máy chủ đóng vai trò duy trì các hoạt động của hệ thống viễn thông
Máy chủ đóng vai trò duy trì các hoạt động của hệ thống viễn thông

3.3. Hệ thống lưu trữ

Hệ thống lưu trữ thực hiện quản lý và bảo vệ dữ liệu trong hệ thống viễn thông. Các hệ thống này không chỉ cung cấp không gian lưu trữ mà còn đảm bảo tính an toàn và khả dụng của dữ liệu.

3.4. Hệ thống quản trị

Hệ thống quản trị bao gồm các phần mềm quản lý mạng, giám sát hiệu suất và công cụ tự động hóa quy trình giúp tối ưu hóa tài nguyên, giảm thiểu thời gian chết của hệ thống. Ngoài ra, chúng cũng chịu trách nhiệm đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống viễn thông.

3.5. Hạ tầng mạng

Cơ sở vật chất quan trọng của hệ thống viễn thông bao gồm cáp quang, sóng radio đảm bảo việc truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và ổn định trên toàn cầu. Đồng thời, hạ tầng mạng cũng là nền tảng cho các công nghệ tiên tiến như 5G, mở ra nhiều khả năng kết nối mới.

3. Phân loại hệ thống viễn thông

Khái niệm hệ thống viễn thông là gì cho thấy sự đồ sộ của công nghệ thông tin, được phân thành nhiều loại để đáp ứng nhu cầu kết nối của con người. Mỗi loại hệ thống đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một mạng lưới toàn cầu bao gồm:

  • Hệ thống viễn thông cố định: Hệ thống truyền tải thông tin sử dụng các phưng tiện truyền dẫn cố định như cáp đồng, vệ tinh, cáp quang… bao gồm mạng điện thoại di động, mạng truyền hình cáp, internet băng rộng cáp quang/ADSL.

  • Hệ thống di động: Cho phép người dùng thiết lập các kết nối viễn thông không dây để trao đổi thông tin khi di chuyển bao gồm mạng di động, mạng internet di động. Hiện nay, điện thoại di động và mạng 3G/4G/5G là những mạng viễn thông phổ biến nhất.

4. Các việc làm viễn thông hot nhất hiện nay

Ngành viễn thông rất đa dạng ngành nghề, mỗi ngành sẽ có những đặc thù và yêu cầu về kỹ thuật chuyên môn khác nhau. Cụ thể:

  • Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng: Hầu hết các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ đều có kỹ sư hệ thống mạng, làm việc trực tiếp với hệ thống máy tính của công ty, sử dụng công nghệ thông tin để thiết lập hệ thống mạng cho người dùng.

  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm: Đây là nhóm người có hiểu biết về chuyên môn, ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành của thiết bị. Vì vậy, họ trực tiếp tham gia thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính,…

  • Chuyên viên tư vấn dịch vụ mạng viễn thông: Đây là một bộ phận không thể thiếu trong các công ty viễn thông. Họ là người trực tiếp giải đáp thắc mắc, đưa ra lời khuyên, phương án giải quyết và tư vấn sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho khách hàng.

  • Nhân viên quản trị mạng: Người trực tiếp quản lý hệ thống máy tính của một tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo cho mạng lưới hoạt động đúng tiến độ và bám sát kế hoạch.

Mức lương khởi điểm cho sinh viên ra trường làm việc tại các cơ quan, tổ chức liên quan đến công nghệ viễn thông, hệ thống viễn thông dao động từ 7 - 10 triệu đồng. Với những bạn có kinh nghiệm từ 1-3 năm, mức lương dao động từ 10 - 15 triệu đồng tùy năng lực. Ở những vị trí cấp cao hơn của ngành này, mức lương có thể lên tới 40 - 50 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm là một trong những ngành nghề hot trong lĩnh vực viễn thông
Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm là một trong những ngành nghề hot trong lĩnh vực viễn thông

>>> Xem thêm: Bật mí các ngành nghề HOT hiện nay? Cơ hội việc làm thu nhập khủng không nên bỏ lỡ

Việc biết chính xác khái niệm hệ thống viễn thông là gì giúp bạn hiểu hơn về ngành này, các hạng mục, ngành nghề liên quan và cơ hội việc làm. Với sự phát triển không ngừng của hệ thống viễn thông giúp ngành công nghệ viễn thông đất nước có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ.