Đóng góp bởi: Harry Quang
Ngày xuất bản: Thứ Năm, 16/11/2023 16:35:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
5 phút đọc

10 điều Phật dạy là gì? Tâm hướng thiện cuộc sống ắt sẽ an yên

10 điều Phật dạy là gì? 10 điều Phật dạy hay còn được gọi với cái tên Thập Thiện Nghiệp, là khái niệm chỉ các hành động thiện lương, tu tâm dưỡng tính giúp chúng sinh cải thiện nghiệp chướng, sống đời an yên và tránh mắc phải những đại kỵ báo ứng xui xẻo trong cuộc sống.

1. Định nghĩa Thập Thiện Nghiệp? Ý nghĩa của 10 điều Phật dạy là gì?

Thập Thiện Nghiệp là một khái niệm trong đạo Phật, thường được hiểu là mười hành động tích cực và thiện lương mà người tu hành Phật giáo nên thực hành để phát triển tâm tính, giúp đỡ cộng đồng.

Trong đó, “Nghiệp” là từ được người Trung Hoa dịch từ chữ Phạn (karma), có nghĩa là tạo ác. Nghiệp có thể được chia ra thành ba tính cách bao gồm: lành, dữ hoặc không lành không dữ.

Ý nghĩa của Thập Thiện Nghiệp trong 10 điều Phật dạy là gì? Bài học này chỉ dẫn đạo đức cho người tu hành, luôn hướng họ tới những giá trị tốt đẹp, phát triển lòng nhân từ, tăng cường đức tin và tu thành chín quả.

Bên cạnh đó, con người khi làm theo những lời khuyên răn này sẽ góp phần tạo lập một xã hội yên bình, đồng thời gột sạch tâm hồn, giữ thể xác và tinh thần luôn hạnh phúc, bình an.

10 điều Phật dạy là gì? Đây là lời khuyên của đức Phật, hướng con người ta tới sự bình yên trong tâm trí
10 điều Phật dạy là gì? Đây là lời khuyên của đức Phật, hướng con người ta tới sự bình yên trong tâm trí

Xem thêm: Top 50+ những câu nói của Phật về nhân duyên đáng suy ngẫm

2. Nguồn gốc của 10 nghiệp dữ và nghiệp lành

Nguồn gốc của 10 điều Phật dạy là gì? Trong cuộc sống, những hành động mà mỗi người tạo ra đều có thể dẫn đến nghiệp chướng. Nguyên nhân xuất phát của những nghiệp này bắt nguồn từ thân - khẩu - ý (việc làm, lời nói và ý nghĩ).

Cho đến nay, cả hai khái niệm này thường được sử dụng để giải thích nguyên nhân - hậu quả của mọi hành động trong cuộc sống. Chúng không chỉ áp dụng trong ngữ cảnh tôn giáo mà còn trở thành một phần triết lý và văn hóa của nhiều cộng đồng quốc gia châu Á.

3. 10 điều Phật dạy gồm những gì?

10 điều Phật dạy là gì? 10 điều Phật hướng con người tới cái thiện của cuộc sống, làm ăn chân chính, sống yên bình, không sân si, tham lam… Tuy nhiên, nhân quả báo ứng tồn tại song song cả nghiệp dữ và nghiệp lành. Vì vậy, con người cần khắc cốt ghi tâm để tránh phạm phải sai lầm.

2.1. Những điều nghiệp dữ

Trong triết lý Phật giáo, nghiệp dữ là các hành động, ý nghĩ gây ra sự ràng buộc và đau khổ trong chu kỳ tái sinh. Theo quan điểm này, những hành động tiêu cực, xấu xa trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của một người.

Nếu một người tích tụ quá nhiều nghiệp dữ, họ có thể trải qua những trạng thái đau khổ trong các kiếp sau, tùy thuộc vào nghiệp họ mắc phải. Cụ thể:

  • Nghiệp dữ về thân: sát sanh, trộm cắp, dâm tà.

  • Nghiệp dữ về khẩu: nói lời thêu dệt, nói dối, nói lời hung ác, nói lưỡi hai chiều.

  • Nghiệp dữ về ý: tham lam, si mê, giận hờn.

2.2. Những điều nghiệp lành

Thuật ngữ nghiệp lành thường được sử dụng để mô tả các hành động, lối sống và quan hệ xã hội tích cực, mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng xung quanh. Dưới đây là 10 điều nghiệp lành được phân chia dựa trên thân - khẩu - ý:

  • Không sát sinh: trên đời này không có gì vui mừng hơn việc được sống.

  • Không trộm cướp: người không làm việc xấu lòng dạ luôn thảnh thơi, chẳng lo thù oán, tinh thần luôn vui vẻ và hạnh phúc.

  • Không tà dục: người muốn xuất gia, tu thành chính quả thì phải đoạn trừ dâm dục ở thân cũng như tâm.

  • Không nói dối: nghĩ gì nói đó, suy nghĩ và lời nói thống nhất với nhau sẽ được hưởng lạc thú như ý nguyện.

  • Không thêu dệt: không “thêu hoa, dệt gấm” để trục lợi sẽ được người trí thức yêu mến, có uy đức và cao quý trong cõi nhân - thiên.

  • Không nói 2 lời: khẩu nghiệp là hại người, hại mình.

  • Không nói lời ác: không mắng nhiếc, thô tục, luôn gửi gắm những điều tốt đẹp để ai nghe cũng kính trọng, hạnh phúc.

  • Không tham lam: tham sắc thì tốn tiền, mất sức; tham tiền thì đày đọa thân thể; tham danh vọng thì lao tâm khổ tứ; tham ăn thì hại cơ thể; tham ngủ thì trí não tối tăm, ngu muội.

  • Không giận hờn: người giữ được bình tĩnh là người khôn, sẽ không phải trải qua khổ não, tranh giành; tâm luôn ôn hòa và ngay thẳng.

  • Không si mê: biết phán đoán đúng đắn, nhận định rõ ràng, không mê tín dị đoan.

Nhìn chung, Thập Thiện Nghiệp được xem là nguồn cội của tất cả pháp lành thế gian. Tu tập 10 điều Phật dạy giúp chúng ta có cuộc sống bình an trong hiện tại và cả kiếp sau.

10 điều Phật dạy là nguồn cội của tất cả pháp lành trên trần gian
10 điều Phật dạy là nguồn cội của tất cả pháp lành trên trần gian

4. Cách ứng dụng 10 điều Phật dạy trong cuộc sống

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ rơi vào những tình cảnh không mong muốn. Điều đó đem lại những cảm xúc tiêu cực, bất ổn và lo âu. Bạn có thể tìm cách né tránh hoặc phớt lờ chúng nhưng cảm xúc tiêu cực vẫn sẽ mãi ở đó.

Vì vậy, né tránh chưa bao giờ là cách hay để giải quyết một vấn đề, bởi con đường ngắn nhất để thoát ra khỏi khủng hoảng chính là đối mặt trực tiếp. Tình cảnh tệ nhất chính là cơ hội để bạn thể hiện được bản lĩnh và năng lực của mình.

Bên cạnh đó, bạn hãy đọc và suy ngẫm về 10 điều Phật dạy, sau đó ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày để có thể trở nên mạnh mẽ hơn, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống:

  • Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dễ sinh dục vọng

  • Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy

  • Cứu xét tâm tính đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì suy nghĩ nông cạn

  • Việc đã làm đừng mong dễ thành công, vì việc thành công thì lòng sinh kiêu ngạo

  • Với người đời, đừng mong tất cả sẽ thuận theo ý mình, vì được thuận theo thì ắt hẳn sẽ trịch thượng

Vạn vật không trải qua mưa bão, làm sao có thể chiêm ngưỡng cầu vồng; không phải cứ trốn tránh thì cuộc sống sẽ yên vui. Ngược lại, những điều tiêu cực chỉ khiến nỗi đau ăn mòn tâm trí.

Vì vậy, hãy đối mặt và chấp nhận những điều đó bởi nếu cứ níu giữ cảm xúc sợ hãi, lo lắng khi gặp khó khăn, đây sẽ chính là khởi nguồn của cho sự sầu bi, không hài lòng trong cuộc sống.

Xem thêm: Các bài kinh Phật - Cầu nối cho sự hướng thiện giữa người tu hành với Phật giáo

5. Cách khắc phục Thập Nghiệp Dữ

5.1 Cải tạo tâm trí

Thân tâm con người bị nghiệp lực chi phối, vì vậy chỉ có thể thực hành theo 10 nghiệp lành mới hoán cải tâm tính trở nên tốt đẹp. Ví dụ như, người không sát sinh mà phóng sinh thì lòng hung ác sẽ chuyển hóa từ bi, thù oán sẽ trở thành ân nghĩa.

5.2. Cải tạo hoàn cảnh

Hoàn cảnh giống như tấm gương phản ánh tất cả những hành động, đời sống của chúng ta. Nếu làm việc lành, có ích cho xã hội, hoàn cảnh của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Cải tạo hoàn cảnh bằng cách cho đi mà không mong cầu nhận lại
Cải tạo hoàn cảnh bằng cách cho đi mà không mong cầu nhận lại

5.3. Căn bản Phật quả

Các vị hiền thánh thoát khỏi sinh tử, nhân quả vô thường đều lấy 10 điều Phật dạy làm nền móng bởi Thập Thiện Nghiệp có công năng ngăn chặn các hành vi độc ác, làm cho ba nghiệp thân - khẩu - ý được toàn vẹn, như ý. Từ đó, con người mới thoát khỏi sinh tử, chứng quả Niết Bàn.

10 điều Phật dạy là gì? Cho dù là mười nghiệp lành hay mười nghiệp dữ đều do thân - khẩu - ý mà phát sinh ra. Nghiệp dữ được ví như cỏ, nghiệp lành thì xem như lúa, đều mọc chung trên một đám ruộng. Tuy nhiên, cỏ thường là chướng ngại vật của lúa, không cho cây sinh trưởng tốt tươi. Vì vậy, nếu muốn lúa tốt, ta phải nhổ sạch cỏ. Muốn giữ được nghiệp lành, con người cần phải dứt hẳn nghiệp dữ để sống cuộc đời thanh thản và an yên.