Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Ba, 23/04/2024 21:33:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
6 phút đọc

Ngoại thương là gì? Hành vi nghiêm cấm trong giao dịch ngoại thương

Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy phát triển kinh tế. Để hiểu hơn về ngoại thương là gì cùng với những chính sách của ngoại thương, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về ngoại thương là gì?

Là một phần không thể thiếu của nền kinh tế chung nhưng không phải ai cũng hiểu ngoại thương là gì. Khái niệm hoạt động ngoại thương được xác định dựa theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương.

Theo đó, hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thực hiện dưới hình thức xuất - nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập, quá cảnh hoặc những hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Dù đóng vai trò quan trọng nhưng không phải ai cũng biết ngoại thương là gì
Dù đóng vai trò quan trọng nhưng không phải ai cũng biết ngoại thương là gì

Ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và hội nhập hóa quốc tế giữa các nước với nhau. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.

1.1. Đặc điểm của ngoại thương

Dựa vào những tư tưởng đổi mới kinh tế nhờ hoạt động ngoại thương, những hoạt động này mang nhiều đặc điểm rõ rệt như sau:

  • Các sản phẩm ngoại thương luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với những sản phẩm ở trong nước.

  • Những hàng hóa thuộc khoa học và công nghệ thường sẽ tiêu thụ nhanh hơn.

  • Những sản phẩm vô hình thường phát triển tốt hơn so với những sản phẩm hữu hình.

  • Phạm vi hoạt động hay những công cụ kinh doanh đều có sự phát triển đa dạng.

1.2. Hoạt động chính của ngoại thương là gì?

Tại Việt Nam, ngoại thương được xem là ngành kinh tế mũi nhọn. Nó được Nhà nước chú trọng nhằm thúc đẩy kinh tế, văn hóa, chính trị. Phạm vi hoạt động phổ biến nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu, gồm có:

  • Xuất nhập khẩu hàng hóa, bao gồm:

Hàng hóa hữu hình: Những vật liệu, nhiên liệu, trang thiết bị, máy móc, thực phẩm, hàng tiêu dùng được xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác.

Hàng hóa vô hình: Những sản phẩm phần mềm máy tính, độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu được coi là sản phẩm vô hình. Hàng hóa này sẽ được xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc là ủy thác.

  • Nhận hoặc thuê gia công bên nước ngoài.

  • Tái xuất và chuyển khẩu.

  • Xuất khẩu tại chỗ:

Được sản xuất để phục vụ cho thương nhân nước ngoài. Hàng hóa sẽ được giao hàng ở Việt Nam cho một đơn vị theo như chỉ định của thương nhân đó.

Hoạt động của ngoại thương được chia làm 4 nhóm chính
Hoạt động của ngoại thương được chia làm 4 nhóm chính

1.3. Chính sách ngoại thương là gì?

Chính sách ngoại thương của nhà nước bao gồm chuỗi các nguyên tắc, biện pháp thích hợp, nhằm ổn định và phát triển hoạt động ngoại thương sao cho phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước theo từng giai đoạn. Chính sách ngoại thương có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế như sau:

  • Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong nước có thể thâm nhập và mở rộng thị trường ra ngoài quốc tế. Đồng thời, doanh nghiệp có thể khai thác triệt để lợi thế nền kinh tế trong nước.

  • Bảo vệ thị trường kinh tế nội địa và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển.

  • Chính sách ngoại thương là một phần trong chính sách đối ngoại ở Việt Nam.

2. Tầm quan trọng của ngoại thương

Trong công cuộc hội nhập toàn cầu, ngoại thương giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nó ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:

  • Thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa.

  • Ngoại thương có sự tác động rất lớn đến lực lượng sản xuất thông qua việc chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động. Những lao động có trình độ cao sẽ được Nhà nước chú trọng đào tạo. Như vậy, lực lượng sản xuất đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

  • Ngoại thương hỗ trợ rất tốt trong việc hợp tác quốc tế về đầu tư hay thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Bởi trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, việc xuất khẩu và nhập khẩu là một mục tiêu rất quan trọng, ảnh hưởng đến các bên.

  • Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở nhờ việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời kiềm chế tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại.

  • Hỗ trợ điều tiết tỷ giá, lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ đó giúp cho nền kinh tế trong nước được ổn định.

  • Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho tầng lớp dân cư. Thông qua việc sản xuất kinh doanh trong nước để xuất khẩu thì các quốc gia không chỉ thu lợi về mặt tiền tệ mà còn tháo gỡ được các vấn đề về thất nghiệp.

Biết ngoại thương là gì thì bạn cũng có thể phần nào hiểu tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với nền kinh tế
Biết ngoại thương là gì thì bạn cũng có thể phần nào hiểu tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với nền kinh tế

3. Những lợi ích của ngoại thương là gì?

Khả năng cung ứng hàng hóa cũng như dịch vụ của mỗi nước sẽ khác nhau về công nghệ, nguồn lực,... Nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước thì sẽ không thể đáp ứng đủ những hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Do đó, chúng ta buộc phải nhập những mặt hàng cần thiết, chẳng hạn như: nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị,... mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất với giá cao.

Trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, các sản phẩm/dịch vụ nước ngoài có thể đáp ứng những nhu cầu trong nước. Đồng thời tạo nên những thặng dư có thể xuất khẩu sang nước khác. Điều này góp phần tạo nên ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu những thứ còn thiếu và để trả nợ.

Khi không có trao đổi mua bán ngoại thương thì nền kinh tế phải sản xuất những sản phẩm theo nhu cầu mà người dân nước đó tiêu thụ. Vì thế, tổng sản phẩm tiêu dùng của nền kinh tế chính bằng tổng sản phẩm của kinh tế nước đó sản xuất được ra.

Ngoại thương đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia
Ngoại thương đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia

Khi có ngoại thương, người dân sẽ được tiêu dùng nhiều hơn với lượng hàng mà họ sản xuất được. Cho nên ngoại thương đem đến nhiều lợi ích to lớn cho một nước.

4. Những hành vi nghiêm cấm trong ngoại thương là gì?

Theo điều 7 Luật Quản lý ngoại thương về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động ngoại thương cụ thể như:

  • Người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ để có những hành vi gây trở ngại, khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hoặc xâm phạm quyền tự do xuất nhập khẩu của thương nhân.

  • Thực hiện biện pháp quản lý ngoại thương không theo thẩm quyền, không đúng trình tự.

  • Tiết lộ thông tin bảo mật trong hợp đồng với thương nhân.

  • Thương nhân xuất khẩu các hàng hóa bị cấm, tạm ngừng. Hoặc nhập khẩu những hàng hóa bị cấm nhập, tạm ngừng nhập, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có giấy phép, không đủ điều kiện, hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu, không làm thủ tục hải quan hoặc gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, hàng hóa không tem mác theo quy định.

  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa vi phạm quyền tự do kinh doanh theo quy định của thương nhân Việt Nam.

Các hoạt động ngoại thương bị cấm đã được Nhà nước quy định trong các bộ luật, thông tư, nghị định… liên quan
Các hoạt động ngoại thương bị cấm đã được Nhà nước quy định trong các bộ luật, thông tư, nghị định… liên quan

5. Một số khái niệm về ngoại thương

Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến ngoại thương mà bạn có thể tham khảo thêm:

5.1. Hoạt động ngoại thương là gì?

Hoạt động ngoại thương chính là hoạt động kinh doanh, giao dịch ra nước ngoài. Hoặc cách hiểu khác là các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài về cho đất nước.

5.2. Nghiệp vụ ngoại thương

Nghiệp vụ ngoại thương là cách thức thực hiện công việc quyết định kinh doanh hoặc là thương vụ kinh doanh. Nó gồm có các cách thực hiện các thủ tục làm việc theo hợp đồng, chuẩn bị chứng từ để tiến hành công việc.

5.3. Hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu. Đây là một thỏa thuận giữa người mua và người bán giữa 2 quốc gia khác nhau.

Có thể thấy, ngoại thương đóng vai trò hội nhập hóa vô cùng lớn. Không chỉ dừng lại ở việc trao đổi hàng hóa giữa nhiều quốc gia với nhau mà còn hỗ trợ giao lưu, học hỏi các nền văn hóa trên toàn thế giới. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngoại thương là gì cùng với những chính sách của ngoại thương.

Xem thêm: