Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 10/06/2024 22:15:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
10 phút đọc

Mẫu nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng đầy đủ, chi tiết nhất

Dù là chuỗi nhà hàng lớn hay quán ăn nhỏ, nội quy nhân viên phục vụ là rất cần thiết, giúp xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật cho nhân viên. Dựa vào văn hóa doanh nghiệp, bản nội quy có thể khác biệt nhưng vẫn cần hợp lý và đảm bảo cả quyền lợi cho người lao động.

1. Nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng là gì?

Nội quy nhân viên phục vụ là bản quy định những điều mà nhân viên phục vụ nên làm và không nên làm trong quá trình làm việc tại quán.

Ngoài quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ phép, quy định về vệ sinh an toàn lao động, bản nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng cũng đi kèm với các cơ chế về thưởng, phạt rõ ràng. Đây là cơ sở để nhân viên phục vụ thực hiện tốt vị trí, công việc của mình, đảm bảo kỷ luật trong giờ làm việc, giúp nhà hàng vận hành hiệu quả nhất.

Bản nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng giúp xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp, tạo kỷ luật cho nhân viên
Bản nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng giúp xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp, tạo kỷ luật cho nhân viên

2. Bản nội quy nhân viên phục vụ thường có nội dung gì?

Loại hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp là 3 yếu tố chính để tạo nên một bản nội quy cho nhân viên phục vụ nhà hàng. Tuy nhiên, trong quy định đối với nhân viên phục vụ nhà hàng ở các cơ sở khác nhau vẫn có những điểm chung nhất định mà chủ doanh nghiệp có thể áp dụng. Dựa vào mẫu nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng dưới đây, người quản lý có thể thay đổi từng mục riêng để đưa ra bản nội quy phù hợp nhất.

2.1. Nội quy nhân viên phục vụ chung

Nội quy cho nhân viên phục vụ nhà hàng có thể khác nhau ở từng doanh nghiệp nhưng về cơ bản sẽ có một số quy định chung như sau:

Thời gian làm việc

Có sự khác biệt về thời gian làm việc của nhân viên toàn thời gian (fulltime) và nhân viên bán thời gian (part-time) cũng như nhân viên ca gãy. Chủ nhà hàng có thể xây dựng quy định cho nhân viên phục vụ về thời gian làm việc phù hợp với doanh nghiệp.

Thời gian làm việc của nhân viên có thể khác biệt tùy thuộc vào vị trí làm việc, ca làm
Thời gian làm việc của nhân viên có thể khác biệt tùy thuộc vào vị trí làm việc, ca làm

Thời gian làm việc với nhân viên toàn thời gian:

  • Ca sáng: Từ 6h00 đến 14h00 tất cả các ngày trong tuần
  • Ca chiều: Từ 14h00 đến 22h00 tất cả các ngày trong tuần

Quy định cho nhân viên phục vụ nhà hàng bán thời gian về thời gian làm việc:

  • Ca 1: Từ 8h00 đến 13h00 tất cả các ngày trong tuần.
  • Ca 2: Từ 13h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần.
  • Ca 3: Từ 17h00 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.

Quy định thời gian làm việc cho nhân viên phục vụ ca gãy:

  • Ca 1: Từ 10h00 đến 15h00
  • Ca 2: Từ 18h00 đến 22h30

Nhân viên ca gãy là nhân viên tăng cường của nhà hàng, vì vậy, họ thường được sắp xếp vào những khung giờ mà nhà hàng đông khách. Nội quy nhân viên phục vụ ca gãy cũng có sự khác biệt đối với nhân viên phục khác, họ làm việc không thường xuyên, có chế độ lương, thưởng đặc biệt.

Một trong những quy định bắt buộc trong nội quy nhân viên phục vụ đó là thái độ lễ phép, thân thiện với khách hàng
Một trong những quy định bắt buộc trong nội quy nhân viên phục vụ đó là thái độ lễ phép, thân thiện với khách hàng

Quy định cho nhân viên phục vụ đối với việc nghỉ phép

Ngoài quy định cho nhân viên phục vụ về khung giờ làm việc mỗi ngày, nhân viên phục vụ nhà hàng cũng có những quy định riêng trong nghỉ phép. Thông thường, mỗi nhân viên có một ngày nghỉ trong tuần hoặc 4 ngày nghỉ trong tháng. Chủ nhà hàng có thể đưa ra nội quy cho phép nhân viên nghỉ theo tuần nhưng cũng có thể cộng dồn trong một tháng.

Việc nghỉ phép cần được lên kế hoạch và báo trước cho quản lý. Trong trường hợp nghỉ đột xuất cần có lý do chính đáng; nhân viên có thể đổi ca làm việc với nhân viên khác để đảm bảo công việc của quán.

Đặc thù của loại hình kinh doanh nhà hàng là đông khách vào những ngày nghỉ lễ. Theo đó, nhân viên phục vụ tại quán cũng không được nghỉ vào ngày này; nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng không áp dụng ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, nhân sự đi làm vào ngày lễ sẽ được hưởng 300% mức lương so với ngày làm việc bình thường. Đây là điều mà quản lý cần đưa rõ trong bản quy định cho nhân viên phục vụ nhà hàng.

Nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng khi nghỉ trưa, ăn tối

Đối với nội quy nhân viên phục vụ tại nhà hàng về việc nghỉ trưa và ăn tối, mỗi nhà hàng khác nhau sẽ áp dụng nội quy khác nhau. Sẽ có mức thời gian nghỉ nhất định được đưa ra để nhân viên nghỉ giữa ca nhưng điều này không áp dụng với tất cả các nhà hàng.

Mẫu nội quy nhân viên phục nhà hàng về thời gian nghỉ trưa và ăn tối như sau:

  • Nhân viên phục vụ tại nhà hàng được nghỉ trưa hoặc ăn tối (tùy thuộc vào ca làm việc) với khoảng thời gian là 30 phút cho mỗi ca.

  • Nhân viên ăn phục vụ có thể ăn trưa hoặc ăn tối tại khu vực riêng (tùy theo từng nhà hàng), không ăn trong khu vực của khách hàng.

  • Lưu ý, giờ ăn và lịch ăn của nhân viên có thể thay đổi tùy theo người quản lý hoặc tùy vào từng bộ phận.

Quy định đối với nhân viên phục vụ nhà hàng trong giờ làm việc

Chấm công, vệ sinh cá nhân, trang phục, tác phong làm việc, sử dụng điện thoại là 5 quy định chính trong nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng tại mục quy định trong giờ làm việc. Cụ thể:

  • Chấm công

Để quản lý tốt thời gian đến và về của nhân viên, các nhà hàng đều yêu cầu nhân viên thực hiện quy định chấm công. Việc chấm công thường áp dụng trên máy, trong trường hợp máy bị hỏng, chấm công sẽ do quản lý ca trực tiếp thực hiện. Bất kỳ nhân viên nào đi muộn, về sớm đều phải báo lại với quản lý. Trong trường hợp đặc biệt, có lý do riêng; quản lý có thể cân nhắc để đưa ra hình phạt phù hợp nhất. Tuy nhiên, những nhân viên thường xuyên đi muộn đều bị xử phạt.

  • Quy định cho nhân viên phục vụ về vệ sinh cá nhân

Nhà hàng là cơ sở phục vụ ăn uống, do đó, mỗi nhân viên, đặc biệt là nhân viên phục vụ cần đảm bảo vệ sinh cá nhân trước khi bắt đầu ca làm việc. Việc mùi hôi trên cơ thể xuất hiện có thể mang đến cảm xúc không hài lòng từ khách hàng.

  • Trang phục

Sự chuyên nghiệp của nhà hàng được thể hiện ở nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng đó là trang phục làm việc của nhân viên. Đa số nhà hàng đều lựa chọn đồng phục với thiết kế riêng. Một số nhà hàng không may đồng phục, nhân viên phục vụ cần lựa chọn trang phục lịch sự nhưng cũng cần phù hợp với vị trí làm việc của mình, không nên đeo quá nhiều trang sức cũng như không nên lựa chọn trang phục quá cá tính. Nhân viên nữ có thể được yêu cầu trang điểm nhẹ nhàng, lựa chọn kiểu tóc gọn gàng. Nhân viên nam cần cạo râu sạch sẽ.

Nhân viên phục vụ nhà hàng thường không có thời gian nghỉ trưa, họ cần giữ tâm thế sẵn sàng phục vụ để đón tiếp khách hàng ở mọi thời điểm
Nhân viên phục vụ nhà hàng thường không có thời gian nghỉ trưa, họ cần giữ tâm thế sẵn sàng phục vụ để đón tiếp khách hàng ở mọi thời điểm
  • Tác phong làm việc

Tôn trọng khách hàng, lịch sự, lễ phép là điều nhân viên phục vụ cần tuân thủ nghiêm ngặt. Bất kỳ thái độ không chuẩn mực nào cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Bên cạnh đó, nhân viên cũng không được phép tự ý rời khỏi vị trí của mình khi đang trong giờ làm việc, hạn chế nói chuyện trong giờ cũng như tuyệt đối không nằm ngủ trong khu vực làm việc.

Nhân viên phục vụ nhà hàng cần đảm bảo quy định về việc hạn chế làm việc riêng, đảm bảo vệ sinh cá nhân
Nhân viên phục vụ nhà hàng cần đảm bảo quy định về việc hạn chế làm việc riêng, đảm bảo vệ sinh cá nhân
  • Nội quy nhân viên phục vụ về việc sử dụng điện thoại trong giờ làm

Sử dụng điện thoại trong giờ làm không chỉ mang đến đánh giá tiêu cực của khách hàng đối với quán mà còn ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên. Do đó, toàn bộ nhân viên đều được quy định không sử dụng điện thoại cho mục đích cá nhân, trường hợp đặc biệt cần có sự cho phép của quản lý.

Ngoài các quy định nêu trên, bản quy định cho nhân viên phục vụ có thể bổ sung thêm các mục như:

  • Quy định bảo vệ tài sản chung của nhà hàng.

  • Bảo vệ thông tin, tài liệu của nhà hàng.

  • Xử lý vấn đề xung đột giữa các khách hàng.

2.2. Nội quy nhân viên phục vụ đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nội quy an toàn vệ sinh lao động bao gồm quy định cho nhân viên phục vụ nhà hàng về việc đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động.

Phòng cháy chữa cháy

Không được phép hút thuốc trong giờ làm việc và trong khu vực làm việc là điều mà nhân viên phục vụ nhà hàng cần đặc biệt lưu ý. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho nhân viên. Quy định này không chỉ đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy giúp đảm bảo tài sản cho quán, tính mạng cho nhân viên và khách hàng mà còn là quy định của pháp luật hiện hành. Nhân viên có trách nhiệm bảo quản trang thiết bị chữa cháy tại quán.

Kỹ năng phòng cháy chữa cháy cần được nhân viên nhà hàng nắm rõ để ứng xử kịp thời trong trường hợp cần thiết
Kỹ năng phòng cháy chữa cháy cần được nhân viên nhà hàng nắm rõ để ứng xử kịp thời trong trường hợp cần thiết

An toàn vệ sinh lao động

Các quy định về việc dọn dẹp quán trước, trong và sau khi kết thúc ca làm việc; đổ rác/ xử lý rác;… cần được nêu rõ trong nội quy nhân viên phục vụ. Bất kỳ vi phạm nào cũng cần được xử lý nghiêm khắc bởi sự sai phạm trong vệ sinh tại nhà hàng là điều tối kỵ.

2.3. Quy chế thưởng/phạt

Quy chế thưởng, phạt được đưa ra với mong muốn thúc đẩy ý thức làm việc của nhân viên, giúp họ làm việc có trách nhiệm hơn. Các quy định thưởng và phạt được đưa ra là khác biệt tại từng doanh nghiệp, đối với xử lý hành chính, đây là quy định không mong muốn nhất, thường được áp dụng trong trường hợp nhân viên tái phạm liên tục hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng.

Nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng có quy định thưởng và phạt, tạo động lực để nhân viên cố gắng hơn
Nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng có quy định thưởng và phạt, tạo động lực để nhân viên cố gắng hơn

Hình thức khen thưởng

Các tiêu chí về việc khen thưởng nhân viên cần được chủ nhà hàng đưa ra rõ ràng. Phần thưởng được lựa chọn thường là tiền hoặc quà. Với mỗi tiêu chí khen thưởng cần quy định phần thưởng cụ thể.

Các mức xử phạt

Đi kèm với thưởng là phạt. Hình phạt từ thấp đến cao được áp dụng với mong muốn nhân viên ghi nhớ, không tái vi phạm trong thời gian làm việc sau đó. Nhắc nhở, phạt tiền, cho thôi việc là những hình phạt thường được áp dụng.

3. Mẫu nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng tiêu chuẩn

Dưới đây là mẫu nội dung nhân viên phục vụ mà bạn có thể tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp mà mình đang làm việc:

Mẫu nội quy nhân viên phục vụ số 1:

BẢNG NỘI QUY NHÀ HÀNG ........................

STT

Hạng mục

Quy định cần thực hiện

1

Trước khi làm việc

- Đi làm đúng giờ quy định theo từng ca, tất cả nhân viên đều phải chấm công trước và sau mỗi giờ làm. Nhân viên quên chấm công sẽ bị phạt 50.000đ/ngày.

- Nhân viên mặc đồng phục của nhà hàng trong giờ làm việc

- Thực hiện theo yêu cầu, điều phối của Tổ trưởng, Tổ phó

- Nhân viên không đeo quá nhiều đồ trang sức trên người

- Tổ trưởng, Tổ phó cần theo dõi

- Trang điểm nhẹ nhàng, tóc búi cao đối với nhân viên phục vụ là nữ giới. Nhân viên phục vụ là nam cần cạo râu mỗi ngày, cắt tóc thường xuyên, không nhuộm màu tóc sặc sỡ

2

Trong khi làm việc

- Phục vụ nhanh nhẹn, niềm nở, lịch sự, nhiệt tình, không cáu gắt, kiên nhẫn khi khách khó tính.

- Đi nhẹ nói khẽ, cười duyên, không lớn tiếng trong khu vực phục vụ.

- Tuyệt đối không được uống rượu bia, hút thuốc lá trong khi phục vụ khách

- Đảm bảo các động tác phục vụ chuyên nghiệp, đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ.

- Kiểm tra ký số lượng, chất lượng, màu sắc, mùi vị… món ăn trước khi phục vụ khách hàng.

- Dụng cụ phục vụ ăn uống cần đảm bảo sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe khách hàng.

- Ứng xử khéo léo những sự cố phát sinh trong quá trình phục vụ, luôn phải đảm bảo sự hài lòng của khách hàng về nhà hàng.

- Đảm bảo trật tự trong quá trình phục vụ

- Không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc

3

Sau khi phục vụ xong

- Kiểm tra tư trang, đồ đạc trên bàn ăn xem khách có bỏ quên hay không.

- Không nhận tiền tip hay các khoản khác ngoài trách nhiệm.

- Thu dọn và setup lại bàn ăn, phòng ăn gọn gàng, đúng tiêu chuẩn quy định

- Kiểm tra tài sản của nhà hàng sau khi khách ra về.

.................................................

Những điều CẤM đối với nhân viên nhà hàng ...............

- Tự ý nghỉ mà không xin phép trưởng bộ phận.

- Giả vờ ốm, không trung thực

- Tự ý bỏ bàn trực khi đang phục vụ.

- Làm việc riêng trong giờ làm việc.

- Tự ý đưa người không phận sự vào khu vực làm việc.

- Ở lại nhà hàng hoặc quay trở lại nhà hàng ngoài giờ làm việc mà không có lý do chính đáng.

- Dùng thức ăn thừa của khách hoặc mang ra ngoài bán cho người khác.

- Cáu gắt, không tôn trọng khách hàng.

Mẫu nội quy nhân viên phục vụ số 2:

Mẫu nội quy nhân viên phục vụ
Mẫu nội quy nhân viên phục vụ

Nội quy nhân viên phục vụ nhà hàng được đặt ra nhằm đảm bảo thái độ làm việc của nhân viên, giúp nhà hàng vận hành đúng quy trình, đạt kết quả tốt nhất. Mỗi mục trong bản quy định đều có thể thay đổi linh hoạt theo thời gian dựa vào kết quả áp dụng thực tế cũng như văn hóa doanh nghiệp. Quy định đối với nhân viên phục vụ nhà hàng chỉ có hiệu quả khi các mục là hợp lý, có được sự đồng lòng giữa quản lý và nhân viên. Theo đó, người quản lý chuyên nghiệp là người biết lắng nghe ý kiến của nhân viên, bất kỳ sự không đồng thuận từ nhân viên với quy định làm việc cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc và sẵn sàng chỉnh sửa nếu đó là điều hợp lý. Một bản nội quy cứng nhắc không thể mang đến hiệu quả tốt.

Xem thêm:

9 Quy Định Bắt Buộc Cho Nhân Viên Phục Vụ Kèm Mẫu Chi Tiết

Nghề Nhân Viên Phục Vụ Là Gì? Các Công Việc Chính Và Mức Thu Nhập Bạn Nhận Được?