Cách viết CV quản lý điều hành ấn tượng, nổi bật từ cái nhìn đầu tiên

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Chủ Nhật, 23/06/2024 22:41:00 +07:00
Viết CV quản lý điều hành như thế nào để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng và tăng khả năng được tuyển chọn? Job3s sẽ chia sẻ ngay cho bạn những mục cần có trong CV ứng tuyển và nội dung nên trình bày thế nào để xứng tầm với vị trí này, giúp bạn nổi trội hơn những ứng viên khác.

1. Những lưu ý khi viết CV ứng tuyển quản lý

Quản lý điều hành là một trong những chức vụ cao trong công ty nên việc xem xét hồ sơ và tuyển dụng sẽ khắt khe hơn các vị trí ở cấp độ nhân viên. Trước khi tìm hiểu về cách viết CV quản lý điều hành ra sao thì bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Những phần quan trọng, điểm mạnh của bạn nên được sắp xếp gọn gàng và in đậm để tạo sự nổi bật và khác biệt.
  • CV nên dùng nền tối nhưng tổng thể phải kết hợp tốt với cỡ chữ, phông chữ để nhà tuyển dụng dễ đọc.
  • Chọn mẫu CV đẹp, sang trọng, hình ảnh rõ ràng, thể hiện tính chuyên nghiệp, tuyệt đối không sai chính tả trong nội dung viết.
Quản lý điều hành là chức vụ cao trong công ty nên việc xem xét hồ sơ và tuyển dụng sẽ khắt khe hơn
Quản lý điều hành là chức vụ cao trong công ty nên việc xem xét hồ sơ và tuyển dụng sẽ khắt khe hơn

Xem thêm: Mẫu CV Quản Lý Sản Xuất Tạo Điểm Nhấn Kinh Nghiệm Cho Bạn

2. Những mục cần có trong CV quản lý điều hành

Có 8 mục cơ bản nhất định bạn nên trình bày một cách chuyên nghiệp trong CV của mình. Bởi những mục này sẽ làm nổi bật lên hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

2.1. Thông tin cá nhân

Đây là điều cơ bản nhất trong tất cả các CV xin việc dù ở vị trí nào. Ngoài việc đảm bảo tính chính xác thì bạn cần lưu ý một vài điểm khi viết CV ở mục này:

  • Không dùng địa chỉ email của công ty đang làm việc. Email cá nhân không có từ ngữ hay ký hiệu đặc biệt khiến bạn mất đi tính chuyên nghiệp.
  • Địa chỉ nhà không cần để chi tiết, bạn có thể ghi quận và thành phố.
  • Hình ảnh đại diện đưa vào CV cần phải nghiêm túc, đủ ánh sáng, rõ nét, tươi tắn.
Thông tin cá nhân phải đảm bảo tính chính xác
Thông tin cá nhân phải đảm bảo tính chính xác

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Xét duyệt, đánh giá CV quản lý điều hành có những tiêu chí khác với các vai trò cơ bản và chắc chắn, mục tiêu nghề nghiệp sẽ là phần được ban giám đốc quan tâm nhiều. Bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn biết về định hướng, mục tiêu của một quản lý cấp cao để xem người này có phù hợp với con đường phát triển, sứ mệnh mà công ty hướng đến hay không. Vì thế, phần này bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi viết.

Về cơ bản, một quản lý điều hành không nên đề ra các mục tiêu quá đơn giản như tăng lương. Thay vào đó, bạn hãy nói về những gì để thể hiện bạn là người có tham vọng, có tầm nhìn xa trông rộng.

Ví dụ: Bạn có mục tiêu là mở rộng quy mô hoạt động của công ty, xây dựng đội ngũ nhân viên xuất sắc, mở thêm các chi nhánh kinh doanh...

Lưu ý: Bạn không viết về mục tiêu thành lập công ty của riêng mình vì sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi kỵ về bạn.

Những gợi ý về mục tiêu nghề nghiệp của quản lý điều hành:

  • Nhanh chóng nắm bắt tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Triển khai các kế hoạch mới, đồng thời giám sát và theo dõi sát sao để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
  • Mở rộng chi nhánh công ty tại ít nhất 5 tỉnh, thành phố trong 2 năm sắp tới.
  • Hướng tới mức tăng trưởng doanh số trung bình hàng năm từ 5 - 10%.
Mục tiêu nghề nghiệp là phần được ban giám đốc quan tâm nhiều trong CV Quản lý điều hành
Mục tiêu nghề nghiệp là phần được ban giám đốc quan tâm nhiều trong CV quản lý điều hành

2.3. Học vấn

Quản lý điều hành phải có bằng cấp từ đại học trở lên các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Marketing, Luật, Quản trị nhân sự hoặc các ngành liên quan. Trên thực tế, nhiều quản lý điều hành thường có ít nhất 2 bằng cấp chính quy các chuyên ngành khác nhau. Điều này không những giúp họ tạo ấn tượng mà còn để hỗ trợ quản lý công việc hiệu quả.

Bạn cần tuân thủ các nguyên tắc chung khi viết ở mục này như sau: viết ngắn gọn bằng cách gạch đầu dòng với nội dụng gồm tên trường, niên khóa, ngành và xếp loại.

Do quản lý điều hành là người cần có kinh nghiệm thực tế nên điểm trung bình tốt nghiệp không cần thiết phải đề cập đến. Bằng cấp cao nhất nên được sắp xếp ở vị trí đầu tiên trong mục này.

Ví dụ: Đại học Kinh Tế (2010 - 2014)

Ngành: Quản trị kinh doanh

Xếp loại: Xuất sắc.

Học vấn cần viết ngắn gọn bằng cách gạch đầu dòng với nội dụng gồm tên trường, niên khóa, ngành và xếp loại
Học vấn cần viết ngắn gọn bằng cách gạch đầu dòng với nội dung gồm tên trường, niên khóa, ngành và xếp loại

2.4. Kinh nghiệm

Cũng như các vai trò quản lý cấp cao khác trong công ty, ứng viên cho vị trí quản lý điều hành buộc phải có kinh nghiệm làm việc, ít nhất là 5 năm trở lên. CV của bạn sẽ có lợi thế nếu đã từng làm qua các vai trò giám sát, quản lý và lãnh đạo. Ở phần này, bạn phải ghi chính xác, tránh nói quá.

Ngoài ra, bạn không nên viết lan man với những điều không cần thiết để tránh bị loãng thông tin. Chẳng hạn, nếu bạn đã đi làm 10 năm trở lên và trong khoảng 5 - 7 năm đầu thì chuyển việc khác nhiều lần. Trường hợp này, bạn nên viết ngắn gọn, tóm tắt vị trí của bạn là chuyên viên tài chính, chuyên viên tư vấn kinh doanh... Sau đó, khi đã nhận vai trò leader thì bạn nên ghi rõ phần này.

Ví dụ: Từ 05/2019 - 09/2024: Công ty CP Kinh doanh và Phân phối CGP, Quản lý phòng kinh doanh kênh bán hàng truyền thống.

Quy mô: 20 nhân viên. Công việc: Quản lý nhân sự, phê duyệt và triển khai các dự án và kế hoạch kinh doanh, quản lý ngân sách, chịu trách nhiệm về doanh thu và lợi nhuận.

Tốc độ tăng trưởng của công ty trong năm 2020 đạt 10%, năm 2022 là 15%; mở rộng thêm 2 chi nhánh mới tại Vũng Tàu và Tây Ninh.

2.5. Kỹ năng

Đa số những người có học vấn, bằng cấp cao và kinh nghiệm dày dặn sẽ từng bước thăng chức lên các vai trò quản lý luôn sở hữu bộ kỹ năng "đỉnh cao" cả về chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Hơn ai hết, một quản lý điều hành tương lai nhất định phải biết mình có kỹ năng gì và các kỹ năng đó giúp ích như thế cho công việc này.

Cho nên, ở mục kỹ năng trong CV quản lý điều hành, bạn cần nêu những kỹ năng phù hợp cho vị trí ứng tuyển của mình. Chẳng hạn, vị trí quản lý điều hành cần có những kỹ năng như: Kỹ năng phân tích, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý ngân sách, kỹ năng ngoại ngữ,...

Ở mục kỹ năng trong CV, bạn cần nêu những kỹ năng phù hợp cho vị trí ứng tuyển của mình
Ở mục kỹ năng trong CV, bạn cần nêu những kỹ năng phù hợp cho vị trí ứng tuyển của mình

2.6. Chứng chỉ

Ngoài bằng cấp chính quy, quản lý điều hành tài năng thường dành thời gian để theo học các khóa học về quản lý, quản trị kinh doanh, quản lý dự án, nâng cao kỹ năng ngoại ngữ hay tin học để thực hiện mục tiêu của mình. Những chứng chỉ từ các kỹ năng này là điểm sáng trong CV, giúp tăng sự cạnh tranh với các ứng viên khác.

Do đó, khi bạn có chứng chỉ nên đưa vào CV quản lý điều hành để nhà tuyển dụng có thể tin tưởng hơn vào năng lực, triển vọng của bạn trong vai trò quản lý điều hành.

2.7. Tham chiếu

Ở mục này bạn có thể đưa hay không đưa vào CV quản lý điều hành. Nếu viết thì người tham chiếu phải có vai trò tương đương hoặc cao hơn như giám đốc các bộ phận. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bất tiện khi phải cung cấp thông tin cá nhân (số điện thoại,email) của quản lý cấp cao thì có thể viết ở mục này là: Sẽ cung cấp khi được yêu cầu.

2.8. Sở thích

Viết phần sở thích trong CV quản lý điều hành là một cách để hình ảnh của bạn có phần dễ hình dung, thân thiện và gần gũi hơn. Hoặc đơn giản chỉ là cách để chia sẻ thêm một chút về tính cách, các thói quen. Tuy nhiên, sở thích cần phải phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển. Chẳng hạn như sở thích chơi golf cho thấy bạn là người có đẳng cấp, mối quan hệ tốt; sở thích học ngôn ngữ cho thấy bạn là người tri thức, sở thích hội họa cho thấy bạn là người kiên trì, yêu nghệ thuật, cái đẹp…

Bạn tránh đưa vào những sở thích không phù hợp, không hỗ trợ cho vị trí ứng tuyển của bạn. Chẳng hạn như thích: Cà phê, đi dạo, nuôi thú cưng,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế phần sở thích này bằng mục giải thưởng. Phần này cũng giúp CV của bạn thêm điểm cộng và gây được sự chú ý.

Cụ thể là trong quá trình học tập, làm việc, bạn đạt được những thành tựu, giải thưởng nào thì nên đưa vào CV quản lý điều hành của mình. Chẳng hạn: Giải nhì cuộc thi Sinh Viên Khởi Nghiệp tại trường ABC, Nhân viên xuất sắc 5 năm liền tại phòng kinh doanh thuộc công ty XYZ, Nhân viên đạt doanh số cao nhất năm 2023 tại công ty CDC,….

Mục sở thích hay phần thưởng cũng giúp CV của bạn thêm điểm cộng và gây được sự chú ý
Mục sở thích hay phần thưởng cũng giúp CV của bạn thêm điểm cộng và gây được sự chú ý

3. Tiêu chuẩn tuyển dụng quản lý điều hành

Đến đây, bạn đã nắm được cách viết CV quản lý điều hành. Song song với đó là tiêu chuẩn tuyển dụng vị trí này. Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp đều có những tiêu chí khác nhau khi tuyển dụng các vị trí quản lý cấp cao.

Tuy nhiên, họ luôn mong muốn ứng viên sẽ là người có năng lực thực sự, có tầm nhìn và tham vọng. Ứng viên đó phải có kiến thức lẫn kinh nghiệm sâu, sáng tạo, có tính linh hoạt, kỷ luật và mối quan hệ rộng. Đồng thời, họ vẫn mong muốn người quản lý có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt để chịu được áp lực lẫn kỹ năng xử lý tình huống tốt.

Ở vị trí quản lý điều hành, ban giám đốc luôn mong muốn ứng viên là người có năng lực thực sự, có tầm nhìn và tham vọng
Ở vị trí quản lý điều hành, ban giám đốc luôn mong muốn ứng viên là người có năng lực thực sự, có tầm nhìn và tham vọng

Hy vọng những thông tin về cách viết CV quản lý điều hành mà job3s vừa chia sẻ sẽ có ích đối với bạn. Đây là vị trí cấp cao trong công ty nên CV cần phải đặc biệt chỉn chu và hoàn hảo. Sự cẩn thận chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những lợi thế và cơ hội khi phòng vấn. Bạn có thể truy cập vào job3s.vn để tìm cơ hội ứng tuyển vào vị trí quản lý cấp cao và tham khảo chi tiết hơn về những yêu cầu từ nhà tuyển dụng ở vị trí này.

Xem thêm: Mẫu CV Quản Lý Chất Lượng Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat