Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Ba, 02/07/2024 09:50:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là văn bản mà cán bộ công chức cần biết để tự kiểm điểm bản thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm kỷ luật trong công việc. Từ đó, có thể nhận ra các sai sót để rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, làm việc tốt hơn. Dưới đây là mẫu mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo và cập nhật.

1. Công chức là gì? Các trường hợp cần phải làm bản kiểm điểm

Trước khi tìm hiểu bản kiểm điểm cá nhân công chức, các bạn nên hiểu rõ về công chức cũng như các trường hợp mà công chức cần phải làm bản kiểm điểm.

1.1. Định nghĩa về công chức

Công chức là một chức danh lao động trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị. Họ là những công dân Việt Nam, được tuyển dụng và bổ nhiệm làm việc trong cơ quan nhà nước. Họ được nhận tiền lương từ ngân sách nhà nước chứ không phải nhận lương theo chế độ hợp đồng giống như hình thức làm việc trong các doanh nghiệp.

Công chức là những người làm việc trong bộ máy nhà nước và nhận lương từ ngân sách nhà nước
Công chức là những người làm việc trong bộ máy nhà nước và nhận lương từ ngân sách nhà nước

1.2. Bản kiểm điểm công chức là văn bản gì?

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là bản kiểm điểm mà trong đó, cá nhân công chức sẽ tự soạn thảo để đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong một khoản thời gian cụ thể. Trong đó, nêu ra được những ưu điểm, khuyết điểm, các vi phạm nếu có. Từ đó tự kiểm điểm bản thân, đưa ra những phương hướng để khắc phục các khuyết điểm, phát huy các ưu điểm để hỗ trợ cho quá trình công tác ngày càng hoàn thiện hơn.

Đặc điểm của bản kiểm điểm công chức là:

  • Do trực tiếp công chức soạn thảo và việc soạn thảo kiểm điểm có thể là tự nguyện theo định kỳ hoặc là bị chỉ định.

  • Nội dung tự đánh giá ưu nhược điểm của bản thân trong quá trình làm việc. Từ đó phải đưa ra được phương hướng để phát huy được các điểm mạnh, cải thiện thiếu sót, cam kết về quá trình công tác sau này.

Xem thêm: Công chức là gì? Phân biệt giữa cán bộ và công chức rõ nhất

1.3. Khi nào thì công chức cần viết kiểm điểm cá nhân?

Công chức là người làm việc trong hệ thống bộ máy nhà nước, phục vụ nhà nước và nhân dân trong nhiều lĩnh vực ngành nghề. Việc viết bản kiểm điểm cá nhân công chức là một các để công chức tự soi rọi chính mình dưới góc nhìn cá nhân. Từ đó, càng có sự nghiêm khắc hơn với bản thân, nhìn nhận đúng nhất khuyết điểm của mình để sửa chữa.

Có rất nhiều trường hợp mà công chức cần phải viết kiểm điểm:

  • Viết kiểm điểm trong công tác đánh giá chất lượng công việc hàng năm của cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở cá nhân tự đánh giá, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cũng sẽ có tiêu chuẩn để xếp loại chất lượng làm việc của cá nhân đó theo các tiêu chuẩn cụ thể.

  • Viết kiểm điểm khi công chức có các hành vi sai phạm:

    • Công chức vi phạm kỷ luật, nội quy hoặc quy chế tại nơi làm việc. Viết kiểm điểm chính là cách để tự nhìn nhận sai phạm, tự phê bình bản thân để rút kinh nghiệm và có hướng khắc phục ngay sau đó.

    • Công chức viết kiểm điểm khi bị kỷ luật phải đình chỉ công tác. Hoặc khi tự ý xin thôi việc, xin thuyên chuyển công tác. Lúc này, kiểm điểm là cần thiết để công chức đánh giá lại toàn bộ khuyết điểm và sai phạm của mình cũng như thể hiện tinh thần trách nhiệm, cam kết khắc phục.

    • Công chức viết kiểm điểm trước khi được bầu làm cán bộ hoặc Đảng viên mới. Thông qua kiểm điểm, cơ quan/đơn vị sẽ đánh giá được hiệu quả công việc, tinh thần trách nhiệm cũng như phẩm chất đạo đức của người viết kiểm điểm.

Công chức sai phạm cần phải viết tự kiểm và chịu các hình thức kỷ luật cụ thể
Công chức sai phạm cần phải viết tự kiểm và chịu các hình thức kỷ luật cụ thể

2. Mẫu bản kiểm điểm cá nhân công chức mới nhất hiện nay

Để viết bản kiểm điểm cá nhân công chức không quá khó, tuy nhiên cần phải đầy đủ các nội dung dưới đây:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ nước Việt Nam.

  • Địa chỉ và ngày tháng viết kiểm điểm cá nhân công chức.

  • Tên: Bản kiểm điểm cá nhân.

  • Thông tin cá nhân của công chức: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CCCD, chức vụ và đơn vị làm việc.

  • Nội dung của bản kiểm điểm cá nhân của công chức:

    • Ưu điểm: Ưu điểm về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, chức trách - nhiệm vụ trong quá trình làm việc, về chuyên môn nghiệp vụ.

    • Nhược điểm: Nhược điểm về tư tưởng chính trị - đạo đức, về tác phong làm việc, về nhiệm vụ cũng như chuyên môn công việc

    • Sai sót nếu có và định hướng khắc phục, sửa chữa sai sót.

    • Các cam kết về chỉnh sửa khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

    • Tự nhận thức và xếp loại bản thân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách công việc hay chưa.

    • Ký tên của công chức.

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân công chức mới nhất theo quy định
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân công chức mới nhất theo quy định

3. Tóm lược quy trình xử lý kỷ luật khi công chức vi phạm

Trong nhiều trường hợp, bản kiểm điểm cá nhân công chức là một phần không thể thiếu trong quá trình xử lý kỷ luật công chức. Với hình thức kỷ luật công chức, quy trình thực hiện sẽ cụ thể như sau:

3.1. Viết bản kiểm điểm và tổ chức họp kiểm điểm

Khi công chức có sai phạm, bên cạnh việc viết bản kiểm điểm cá nhân công chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mà công chức làm việc sẽ tiến hành tổ chức cuộc họp kiểm điểm. Nếu người vi phạm là người đứng đầu thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp sẽ là người tổ chức họp để kỷ luật.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ có trách nhiệm quyết định các thành phần dự họp. Khi tổ chức họp xong, trong vòng 3 ngày cần hoàn thành báo cáo biên bản cuộc họp để gửi đến cấp có thẩm quyền để xử lý kỷ luật công chức.

Thành phần tham dự của cuộc họp kỷ luật sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quyết định. Từng cơ quan đơn vị nhà nước đặc thù sẽ có các ban ngành, phòng ban khác nhau. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của đơn vị để tiến hành lựa chọn các thành phần tham gia cụ thể

3.2. Thành lập hội đồng kỷ luật công chức để tư vấn về việc áp dụng hình phạt kỷ luật

Trong vòng 5 ngày sau khi nhận được biên bản cuộc họp kỷ luật công chức, cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành thành lập Hội đồng kỷ luật. Hội đồng này được lập nên với mục tiêu tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào với đối tượng công chức vi phạm.

Quy định về việc thành lập hội đồng kỷ luật công chức như sau:

  • Có ít nhất 3 thành viên. Trong đó có một Chủ tịch Hội đồng và 1 Thư ký Hội đồng.

  • Thông thường, thành phần Hội đồng sẽ gồm 5 thành viên: Chủ tịch Hội đông, 3 Ủy viên Hội đồng, Thư ký Hội đồng. Tùy theo công chức có giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo hay không mà thành phần Hội đồng cũng sẽ có sự điều chỉnh tương ứng.

  • Hội đồng sẽ tiến hành áp dụng hình thức kỷ luật cho công chức đã viết bản kiểm điểm cá nhân công chức theo hình thức bỏ phiếu kín. Trong quá trình làm việc, các cuộc họp Hội đồng sẽ cần được lập Biên bản và do Thư ký thực hiện. Trong biên bản phải nêu rõ các ý kiến của các thành viên tham dự cũng như kết quả bỏ phiếu kỷ luật như thế nào.

  • Hội đồng kỷ luật sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã hoàn tất việc bỏ phiếu kín kỷ luật công chức.

Cũng có một số trường hợp công chức vi phạm và được cấp trên xử lý trực tiếp mà không cần thành lập hội đồng kỷ luật. Đây là những trường hợp mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã có kết luận xử lý kỷ luật tương ứng với sai phạm.

Hội đồng kỷ luật sẽ tư vấn giải pháp kỷ luật cụ thể với công chức vi phạm
Hội đồng kỷ luật sẽ tư vấn giải pháp kỷ luật cụ thể với công chức vi phạm

3.3. Tổ chức họp hội đồng để tiến hành kỷ luật công chức vi phạm

Viết bản kiểm điểm cá nhân công chức chỉ là bước đầu trong quá trình kỷ luật công chức. Bước thứ 3 trong quy trình này chính là Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật. Trong vòng 7 ngày sau khi có Biên bản cuộc họp Hội đồng, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi giấy triệu tập đến công chức vi phạm.

Nếu vắng mặt, công chức phải có đơn trình bày lý do chính đáng. Nếu công chức vắng mặt 2 lần và đến lần thứ 3, sau khi đã gửi giấy triệu tập, Hội đồng Kỷ luật vẫn sẽ tiến hành cuộc họp bất kể công chức có mặt hay không. Hội đồng kỷ luật sẽ mời các đại diện của cơ quan, đơn vị nơi mà công chức công tác để dự họp.

Trong cuộc họp, những người mời dự cũng có quyền nêu ý kiến, nêu đề xuất kỷ luật công chức. Thư ký Hội đồng sẽ có trách nhiệm ghi lại biên bản cuộc họp này để làm hồ sơ lưu và là cơ sở để ra quyết định kỷ luật công chức.

3.4. Ra quyết định kỷ luật tương ứng với vi phạm của công chức

Cuối cùng chính là việc ra quyết định kỷ luật công chức. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi cuộc họp Hội đồng kỷ luật kết thúc, Hội đồng sẽ có văn bản quyết định xử phạt với công chức. Quyết định xử phạt này sẽ được chia làm 2 trường hợp:

  • Nếu công chức không giữ chức vụ quản lý hay lãnh đạo: Các hình thức kỷ luật sẽ là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và cao nhất là buộc thôi việc làm, thậm chí có thể khai trừ khỏi Đảng.

  • Nếu là công chức đang giữ chức vụ quản lý hay lãnh đạo: Các hình thức kỷ luật sẽ là Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc, thậm chí cũng có thể khai trừ khỏi Đảng.

Văn bản kỷ luật công chức phải có đầy đủ thời gian hiệu lực thi hành. Với các trường hợp kỷ luật không buộc thôi việc, thời gian kỷ luật thường sẽ là 12 tháng. Trong thời gian này, nếu công chức làm đúng chức trách nhiệm vụ, không tiếp tục vi phạm thì sau 12 tháng việc kỷ luật sẽ chấm dứt. Còn nếu lại tiếp tục vi phạm thì sẽ tùy vào vi phạm sẽ có chế tài xử lý tương ứng.

Họp Hội đồng và ra quyết định kỷ luật với công chức vi phạm
Họp Hội đồng và ra quyết định kỷ luật với công chức vi phạm

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về bản kiểm điểm cá nhân công chức cũng như quy định về các trường hợp mà công chức bị kiểm điểm kỷ luật. Mỗi công chức nên giữ mình, thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ để có thể hoàn thành tốt công tác, tránh phải viết kiểm điểm sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi đua. Các bạn đừng quên theo dõi thêm các nội dung hữu ích khác được cập nhật mỗi ngày tại job3s.

Xem thêm: