Đóng góp bởi: Harry Quang
Ngày xuất bản: Chủ Nhật, 29/10/2023 19:35:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
4 phút đọc

Nên đi chùa vào ngày nào thì tốt để được Phật độ trì, cả đời sống sung túc, nhàn hạ

Nên đi chùa vào ngày nào thì tốt? Xét theo các yếu tố phong thủy và tập tục dân gian, việc chọn ngày lành để xuất hành đi lễ chùa sẽ giúp bạn thực hiện mọi việc một cách suôn sẻ, thuận lợi. Do đó, những ngày lành mà bạn nên đi chùa là dịp đầu năm mới, mùng 1 hay 15 hàng tháng.

1. Nên đi chùa vào ngày nào thì tốt nhất?

Việc đi lễ chùa để cầu bình an, sức khỏe vốn không quá câu nệ ngày tháng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tính toán xem nên đi chùa vào ngày nào thì tốt để đón nhận nhiều may mắn hơn cho bản thân và gia đình. Dưới đây là một số gợi ý về những ngày lành, đại cát để chuyến đi của bạn được thuận lợi.

Xác định nên đi chùa vào ngày nào thì tốt giúp cho mọi việc suôn sẻ, hanh thông
Xác định nên đi chùa vào ngày nào thì tốt giúp cho mọi việc suôn sẻ, hanh thông

1.1. Dịp đầu năm mới - Tết Nguyên Đán

Tết đến xuân về luôn là dịp nhà nhà sum họp, cùng nhau đi cầu phúc, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cả về mặt tâm linh và văn hóa truyền thống. Theo dân gian, mùng 1, mùng 2, mùng 3, mùng 4 và mùng 6 là những ngày đẹp để xuất hành đi lễ chùa:

  • Mùng 1: Đi chùa vào ngày mùng 1 Tết, bạn có thể cầu cho gia đình và người thân sức khỏe, tài lộc và may mắn, cùng chờ đón một năm mới vạn sự như ý.

  • Mùng 2, mùng 3: Hai ngày này được xem là ngày cử hành lễ Hỷ thần và đón Tài thần, tức ngày đại cát để cầu công danh, tiền tài, phú quý.

  • Mùng 4: Mùng 4 Tết dành cho những người đang cầu sự suôn sẻ trên con đường tình duyên, để được ông Tơ bà Nguyệt se duyên kết đôi với người trong mộng.

  • Mùng 6: Đây cũng là một trong những ngày đầu năm tốt để cầu bình an, khỏe mạnh cho gia đình và người thân.

Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2024 Giáp Thìn?

1.2. Các ngày khác trong tháng

Ngoài dịp đầu năm, các ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng cũng là thời gian thích hợp để bạn đi chùa. Đối với những người theo đạo Phật, ngày mùng 1 và 15 rất quan trọng, là thời điểm tốt để tưởng nhớ về cội nguồn. Chính vì vậy, nếu còn đang băn khoăn không biết nên đi chùa vào ngày nào thì tốt, bạn có thể chọn hai ngày này, vừa để cầu phúc, vừa tỏ rõ lòng thành với cho ông bà tổ tiên, giúp khai sáng tâm hồn, sớm đạt những thành tựu.

Đi chùa vào ngày rằm, mùng một là một hình thức tưởng nhớ ông bà tổ tiên
Đi chùa vào ngày rằm, mùng một là một hình thức tưởng nhớ ông bà tổ tiên

2. Những giờ lành để đi lễ chùa

Bên cạnh chọn lựa nên đi chùa vào ngày nào, bạn cũng cần sắp xếp giờ tốt để khởi hành. Thời gian đến lễ Phật tốt nhất là vào buổi sáng sớm. Lòng thành tâm của Phật tử và thiện ý của chính bản thân mới là điều quan trọng nhất khi đi chùa, tuy nhiên, bạn cũng nên tránh các khung giờ xấu để không gặp vận rủi bất ngờ:

  • Không nên đi chùa lúc 17h - 19h (giờ Dậu) vì thời gian này thường cúng cô hồn, thí thực.

  • Không nên đi chùa vào 12h trưa (giờ Ngọ) hay đêm muộn, đây là lúc âm khí nặng nề nhất.

3. Không nên đi chùa vào ngày nào để tránh tai ương?

Các ngày còn lại trong tháng đều là những ngày bình thường, có thể vào chùa thăm viếng. Tuy nhiên, bạn cần phải đặc biệt hạn chế đối với những ngày mùng 3, 7, 13, 23, 27. Bên cạnh đó, các ngày mùng 5, 14 cũng không nên đi chùa vì đây được gọi là ngày Nguyệt kỵ - “nửa đời, đoạn”, làm việc gì cũng đứt gánh giữa đường, khó đạt được mục tiêu của bản thân.

4. Một số lưu ý cần nhớ khi đi lễ chùa

Chùa là chốn tôn nghiêm, linh thiêng, do đó ngoài xác định nên đi chùa vào ngày nào thì tốt, bạn cũng cần thực hiện một số nguyên tắc nhất định. Bạn cần ăn mặc lịch sự, kín đáo khi vào chùa, tránh những trang phục phản cảm, hở hang. Quần áo với gam màu nhã nhặn, có thể cùng màu với áo lam, áo tràng, loại sơ mi cổ kín hoặc áo khoác bẻ cổ sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Bạn tuyệt đối không được mặc các loại vải mỏng xuyên thấu hoặc các loại váy vóc, quần áo cũn cỡn, rách rưới, thiếu tôn kính đối với nơi thờ Phật.

Ăn mặc kín đáo, nhã nhặn là điều Phật tử cần làm khi bước vào cửa chùa
Ăn mặc kín đáo, nhã nhặn là điều Phật tử cần làm khi bước vào cửa chùa

Bên cạnh đó, để bày tỏ lòng thành kính, bạn nên có những cách ứng xử, quy cách phù hợp, giúp những mong muốn, sở cầu sớm được phù hộ độ trì:

  • Giữ cho tâm hồn thanh tịnh.

  • Không quan hệ vợ chồng trước khi lên chùa.

  • Hạn chế trang điểm diêm dúa hay xịt nước hoa quá nồng.

  • Không nên chụp ảnh, quay phim khi vào chùa.

  • Không dâng lễ mặn, tiền vàng mã hay tiền âm phủ tại chính điện.

  • Bạn có thể thắp hương tại đỉnh đặt ở sân chùa.

  • Không tự ý ăn uống hay mang đồ của chùa về nhà khi chưa được phép.

  • Không để trẻ em đùa nghịch các tượng Phật hay Tam Bảo.

  • Nếu chùa có nhiều cửa, bạn nhớ đi vào bằng cửa bên phải và đi ra bằng cửa trái.

  • Xưng hô với các nhà sư là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con.

  • Không gây ồn ào, vứt rác, khạc nhổ bừa bãi trong khuôn viên chùa.

  • Không nên quỳ chính giữa Phật đường mà nên quỳ chếch sang một bên.

  • Không ngắm tượng Phật trực diện.

Xem thêm: Câu chú Nam mô A di đà Phật là gì? Ý nghĩa và bí mật chưa ai bật mí

Việc xác định nên đi chùa vào ngày nào thì tốt sẽ góp phần giúp những mong cầu của bạn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, tránh điềm dữ, gặp điềm lành. Tuy nhiên, những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, định hướng. Điều quan trọng nhất vẫn nằm ở lòng thành và cái tâm hướng thiện, hướng Phật của mỗi người. Đó mới chính là sự “phù hộ” to lớn để bạn có được sức khỏe, may mắn và thành công.