Đóng góp bởi: Jay Trịnh
Ngày xuất bản: Thứ Ba, 23/01/2024 09:48:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
6 phút đọc

Cách làm bánh chưng gạo lứt ngon như bánh chưng truyền thống, ăn thả ga không lo béo

Bánh chưng gạo lứt giảm cân là một sự phá cách dựa trên món ăn truyền thống của dân tộc Việt - bánh chưng xanh. Về nguyên liệu và cách làm của món bánh chưng này cũng cực kỳ đơn giản, dễ kiếm. Vì thế, Tết này hãy trổ tài làm bánh chưng gạo lứt đen để cả nhà thưởng thức, mà không lo béo với công thức dưới đây.

1. Những tác dụng không ngờ của bánh chưng gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu, giữa nguyên lớp vỏ cám nên giàu nguyên tố vi lượng. Gạo lứt có nhiều chất xơ, nên giúp cơ thể no lâu hơn, phù hợp với những ai đang ăn kiêng và muốn giảm cân. Gạo lứt được coi là “thực phẩm vàng” đối với sức khỏe con người. Lớp cám lụa bên ngoài gạo lứt có dinh dưỡng chiếm tới 90%, gấp 2 lần so với các gạo khác. Bên cạnh đó, gạo lứt còn giúp chống lão hóa da, tốt cho hệ tim mạch, xương khớp…

Phần vỏ bánh được làm hoàn toàn bằng gạo lứt, sẽ có màu đỏ hồng hoặc đen. Phần nhân là đậu xanh, thịt ức gà, thịt lợn nạc không mỡ. Vì được làm bằng gạo lứt nên bánh sẽ có màu đỏ tím thay vì màu xanh truyền thống, nên ăn cũng bớt ngán hơn những loại gạo nếp khác.

  • Giá tham khảo: 60.000 - 100.000 vnđ/chiếc bánh chưng gạo lứt.

Bánh chưng gạo lứt có hương vị vô cùng thơm ngon, lạ miệng
Bánh chưng gạo lứt có hương vị vô cùng thơm ngon, lạ miệng

2. Nhược điểm của bánh chưng gạo lứt giảm cân

Bên cạnh những ưu điểm thì bánh chưng gạo lứt cũng có những nhược điểm riêng, mà bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn.

  • Màu sắc: Nếu gia đình bạn quan trọng phong tục tập quán thường chọn bánh xanh cổ truyền để thắp hương vì màu xanh tượng trưng cho đất trời, sự may mắn và tốt lành, thì bánh chưng gạo lứt có màu đỏ hoặc đen sẽ không phù hợp để nhà bạn dâng lên ông bà tổ tiên.

  • Thời gian nấu lâu: Bánh chưng gạo lứt cần được nấu lâu hơn bánh chưng thường để chín đều. Điều này có thể khiến người nấu tốn thời gian và công sức.

  • Chứa nhiều chất xơ: Gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao hơn gạo trắng, do đó bánh chưng gạo lứt cũng chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, táo bón,...

  • Không có nhiều hương vị: Bánh chưng gạo lứt có vị nhạt hơn bánh chưng thường, do gạo lứt có vị nhạt hơn gạo trắng. Điều này có thể khiến một số người cảm thấy không ngon miệng.

Dưới đây là một số cách để giảm thiểu các nhược điểm của bánh chưng gạo lứt khi sử dụng cho mục đích giảm cân:

  • Ăn với lượng vừa phải: Để tránh bị đầy bụng, khó tiêu bạn nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

  • Kết hợp với các thực phẩm khác: Bánh chưng gạo lứt có vị nhạt, do đó bạn có thể kết hợp với các thực phẩm khác có vị đậm đà hơn, như thịt, cá, rau củ,... để tăng hương vị và dinh dưỡng.

  • Nấu nhanh hơn: Bạn có thể sử dụng nồi áp suất để nấu bánh chưng gạo lứt, giúp rút ngắn thời gian nấu.

Xem thêm: Học Ngay Cách Nấu Cháo Gạo Lứt Đậu Đen, Ăn Vào Là Khoẻ Đẹp Dáng Đẹp Da

3. Cách làm bánh chưng gạo lứt đen

Cách làm bánh chưng gạo lứt giảm cân cũng gần giống như cách làm bánh chưng xanh truyền thống, chỉ khác đôi chút về nguyên liệu. Dưới đây sẽ là các nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị và cách gói bánh chưng gạo lứt:

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo lứt đen: 100g

  • Ức gà: 60g

  • Đậu xanh tách vỏ: 60g

  • Lá dong

  • Gia vị thông dụng: muối, bột ngọt, tiêu, bột canh…

3.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo lứt bạn đem rửa sơ, thêm khoảng ⅓ muỗng cafe muối và ngâm cùng nước ấm khoảng 10-12 tiếng.

  • Khi ngâm xong thì bạn trộn tiếp gạo lứt cùng ⅓ muỗng cafe muối.

  • Đậu xanh bạn cũng ngâm 1-2 tiếng, để đậu được nở mềm, rồi mang đi hấp khoảng 20 phút cho chín nhừ.

  • Bạn cho vào phần đậu xanh đã chín ½ muỗng cafe bột canh, ⅓ muỗng cafe bột ngọt, ⅓ muỗng cafe tiêu và đảo đều ở trong chảo.

  • Khi đậu thấm đều gia vị thì tắt bếp.

  • Phần ức gà bạn rửa với nước muối loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

  • Cắt thịt gà thành từng miếng dài khoảng 1 gang tay.

  • Ướp thịt gà với ½ muỗng cafe bột canh, ⅓ muỗng cafe bột ngọt, ⅓ muỗng cafe tiêu và ướp trong 10 phút.

Bạn nên sơ chế nguyên liệu trước khi làm bánh chưng
Bạn nên sơ chế nguyên liệu trước khi làm bánh chưng

3.3. Gói bánh chưng gạo lứt

  • Bạn dùng khăn để lau sạch lá dong, tiếp đó bạn xếp lần lượt các phần nhân theo thứ tự: lớp gạo lứt → lớp đậu xanh → lớp ức gà → lớp đậu xanh → lớp gạo lứt.

  • Sau đó bạn gói kỹ lại với lá dong và dùng dây lạt buộc chặt lại, bánh có thể gói thành hình vuông hoặc hình dài.

  • Khi gói xong thì ngâm bánh trong nước sạch 6-8 phút.

  • Luộc bánh trong 10-12 tiếng, để lửa nhỏ cho bánh được chín đều và rền hơn.

  • Sau khi luộc xong bạn vớt bánh ra, dùng khăn lau sạch lại và để bánh nguội.

​3.4. Thưởng thức thành phẩm

Bánh chưng gạo lứt có mùi thơm của lá dong, hạt gạo béo bùi, màu sắc lạ mắt. Khi cắt bánh, từng lớp màu sắc được đan xen với nhau, nhìn rất bắt mắt.

Bánh chưng gạo lứt giảm cân có màu sắc lạ, nhưng mang nhiều chất dinh dưỡng
Bánh chưng gạo lứt giảm cân không chỉ đẹp mắt mà còn thơm ngon, bổ dưỡng

4. Những lưu ý khi làm bánh chưng gạo lứt giảm cân

Để có được một chiếc bánh chưng gạo lứt ngon thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Bạn nên chọn lá dong bánh tẻ, tán lá rộng để bánh được đẹp hơn và ngăn nước vào bánh chưng khi luộc.

  • Khi đặt đậu xanh và gạo lứt vào, bạn nên bỏ từng lớp vào và mỗi lớp chỉ dày khoảng ½ ngón tay. Nếu các lớp bị quá dày thì bánh sẽ lâu chín và khó gỡ.

  • Bạn nên buộc dây lạt chặt tay, để nước không bị chảy vào trong. Vì nếu bánh bị ngấm nước thì sẽ chảy xệ, không ăn được.

  • Nếu bánh chưng có hạt gạo tròn, mập, ngắn và tay bấm hạt không bị vỡ thì bánh chắc chắn sẽ ngon.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Vì bánh chưng gạo lứt là một món biến tấu khác hơn so với bánh chưng truyền thống thông thường. Do vậy, rất nhiều người muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác của loại bánh này để quyết định xem có nên nấu món này cho gia đình mình ăn thử hay không.

5.1. Bánh chưng gạo lứt có bổ dưỡng không?

Bánh chưng gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao, nhờ giữ được lớp cám trong quá trình xay xát nên bánh chưng vẫn giữ được nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm vitamin B, B1, B2, B3 và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, natri…

Bánh chưng gạo lứt giảm cân không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao
Bánh chưng gạo lứt giảm cân không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao

5.2. Bánh chưng gạo lứt có bao nhiêu calo?

Việc dùng gạo lứt để thay cho gạo nếp thông thường là một ý kiến rất hay, để giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể. Bởi vì, nếu ăn 2 miếng bánh chưng xanh hơn 500 calo cho cơ thể, tương đương 2 bát cơm trắng, nên mặc dù thèm ăn nhưng các chị em vẫn ăn dè chừng vì sợ mập

Còn bánh chưng gạo lứt thì lượng calo chỉ bằng một nửa, 2 miếng bánh chưng làm bằng gạo lứt thì chỉ cung cấp khoảng 325 calo. Vì vậy, với lượng calo đã giảm đi đáng kể đã giúp chị em không sợ tăng cân sau Tết.

5.3. Làm thế nào bảo quản bánh chưng được lâu?

Ngày xưa, khi chưa có công nghệ hiện đại thì bánh chưng rất dễ bị mốc và hư hỏng. Nhưng hiện nay bạn có thể bảo quản bánh chưng bằng việc hút chân không, như vậy có thể để bánh chưng tối đa trong 20 ngày mà không bị nấm mốc hay lên men.

Bánh chưng gạo lứt đen nếu ăn vừa phải thì sẽ không ảnh hưởng tới cân nặng
Bánh chưng gạo lứt đen nếu ăn vừa phải thì sẽ không ảnh hưởng tới cân nặng

5.6. Một vài lưu ý khi ăn bánh chưng làm từ gạo lứt

Mặc dù nói rằng ăn bánh chưng gạo lứt ở mức vừa phải sẽ không béo, nhưng bạn cũng cần phải lưu ý rằng:

  • Chỉ được ăn 1-2 miếng nhỏ trong bữa ăn, tuyệt đối không ăn nhiều hơn để kiểm soát lượng kcal.

  • Không nên ăn bánh chưng gạo lứt chiên, vì như vậy sẽ nạp thêm lượng dầu ăn vào cơ thể, tích thêm chất béo không tốt.

  • Nên ăn bánh chưng cùng dưa hành muối hoặc rau xanh, vừa chống ngấy vừa tăng lượng chất xơ để tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

  • Nên ăn bánh chưng vào buổi sáng hoặc trưa, không nên ăn vào buổi tối hay đêm khuya, vì đây là thời điểm cơ thể ít hoạt động, rất khó tiêu hóa.

Xem thêm: Những Người Nào Không Nên Ăn Gạo Lứt? Tìm Hiểu Về Gạo Lứt

Bánh chưng gạo lứt thơm ngon, đẹp mắt, rất thích hợp cho những người bị tiểu đường, những người giảm cân hoặc chỉ đơn giản muốn ăn để tốt hơn cho sức khoẻ. Cách nấu món bánh này cũng tương tự như nấu bánh chưng thông thường, vì vậy bạn hoàn toàn có thể làm vào dịp Tết sắp tới. Chúc bạn nấu bánh chưng gạo lứt thành công và có một cái tết ấm no, trọn vẹn.