Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Tư, 26/06/2024 10:59:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Cách viết CV ngành nghề khác giúp bạn ứng tuyển trái ngành hiệu quả

Đôi khi bạn buộc phải viết CV ngành nghề khác để tăng thu nhập của bản thân hay để chuyển ngành, làm trái ngành. Trong quá trình làm việc cũng có lúc bạn phát hiện đam mê khác và muốn thay đổi công việc hoặc làm song song nhiều việc. Việc ứng tuyển vị trí trái ngành thành công không hề đơn giản, trước tiên bạn phải có CV nổi bật để tăng cơ hội được mời phỏng vấn.

1. Cấu trúc chuẩn nhất cho CV ngành nghề khác chuyên môn chính

Về cấu trúc thì bất kỳ CV nào cũng nên tuân theo những tiêu chuẩn sau:

  • Thông tin liên hệ: Đặt thông tin họ tên và rõ ràng ở ngay đầu CV.

  • Kinh nghiệm làm việc: sắp xếp theo thứ tự thời gian từ gần đến xa.

  • Sử dụng các font chữ cơ bản, dễ đọc như Arial, Quicksand, Calibri, Time News Roman. CV cần dễ đọc với các đầu mục to, câu văn hợp lý.

  • Để tránh lỗi định dạng chữ, hãy luôn gửi CV bằng định dạng file PDF.

Về nội dung, CV xin việc cần đảm bảo các mục như sau:

  • Thông tin liên hệ, ảnh chụp cá nhân.

  • Mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn nêu rõ mục tiêu phấn đấu đạt được khi được tuyển dụng vào làm.

  • Kinh nghiệm làm việc: Nêu cụ thể các mốc thời gian, mô tả công việc đảm nhận, thành tựu đạt được.

  • Học vấn: Bằng cấp, quá trình đào tạo, các chứng chỉ chuyên môn.

  • Kỹ năng: Những kỹ năng mà bạn có phù hợp với công việc đang ứng tuyển.

  • Thông tin khác: Sở thích, giải thưởng đạt được,...

Bố cục CV Ngành nghề khác cực chuẩn
Bố cục CV ngành nghề khác cực chuẩn cho ứng viên muốn ứng tuyển trái ngành

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Trình Bày Bố Cục CV Chuẩn

2. Chi tiết cách viết CV tìm việc ngành nghề khác

Để viết CV ngành nghề khác ấn tượng thì cần phải biết cách viết chi tiết từng mục con trong CV ngành nghề khác với ngành chính.

2.1. Phần thông tin cá nhân

Với phần mô tả thông tin cá nhân cho CV ngành nghề khác ngành chính cần thể hiện được đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở hiện tại, số điện thoại và email cá nhân. Các thông tin này nên được định dạng nổi bật để nhà tuyển dụng dễ nhìn.

Thông tin trong CV ngành nghề khác chuyên ngành chính cần được kiểm tra cẩn thận, tránh sai sót gây khó khăn trong quá trình liên lạc. Ở mục này bạn có thể chèn thêm hình ảnh cá nhân vào, chọn ảnh chụp nghiêm túc và phù hợp với ngành nghề ứng tuyển. Ví dụ khi ứng tuyển vào ngành thiết kế thời trang thì nên chọn ảnh đẹp, ăn mặc có gu để tạo ấn tượng, khi ứng tuyển vị trí nhân viên văn phòng thì cần ảnh chỉn chu, nghiêm túc.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Với phần này, do là CV xin việc ngành khác nên cần việc cô đọng nhất có thể với những điểm nhấn khi cần. Tốt nhất bạn chỉ nên viết khoảng từ 3-4 dòng. Phần mục tiêu nghề nghiệp nên viết đảm bảo 3 ý:

  • Mô tả chung về background của bạn như học ngành gì, bao nhiêu năm,...

  • Kỹ năng thế mạnh mà bạn sở hữu có liên quan đến công việc đang ứng tuyển trái ngành.

  • Mục tiêu nghề nghiệp, định hướng phát triển trong 2-3 năm tới.

Ví dụ: Có kinh nghiệm 2 năm ở lĩnh vực Marketing cùng kỹ năng sử dụng hiệu quả các công cụ phân tích. Mong muốn phát triển và trở thành team leader trong vòng 2 năm tới.

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ cần viết đơn giản
Mục tiêu nghề nghiệp chỉ cần viết đơn giản

2.3. Kinh nghiệm làm việc

Do bạn đang ứng tuyển ngành khác nên bạn sẽ khó có những kinh nghiệm liên quan đến vị trí này. Vì vậy, bất kỳ kinh nghiệm nào của bạn cũng có thể đưa vào CV ngành nghề khác. Những kinh nghiệm làm việc ở công việc cũ có thể giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan hơn về bạn.

Bạn hãy chọn những kinh nghiệm có kết quả thực tế trước để nhà tuyển dụng cảm nhận được khả năng làm việc của bạn dù bạn ít có chuyên môn trong lĩnh vực.

  • Bắt đầu ghi những công việc làm theo thứ tự từ gần đến xa.

  • Liệt kê cụ thể tên công việc, tên công ty, thời gian làm việc, mô tả công việc và thành tựu đạt được.

  • Bổ sung số liệu càng chi tiết càng tốt để thể hiện năng lực làm việc thực tế.

  • Mỗi công ty có thể yêu cầu kinh nghiệm khác nhau cho công việc, vì thế hãy đọc kỹ mô tả công việc của họ để điều chỉnh nội dung cho phù hợp.

2.4. Trình độ học vấn

Khi viết nội dung trình độ học vấn cần liệt kê cụ thể tên trường học, cơ sở đào tạo, niên khóa, bằng cấp đạt được. Bên cạnh đó bạn có thể nêu thêm kinh nghiệm trong các hoạt động ngoại khóa, các dự án nghiên cứu đã tham gia. Trường hợp bạn có điểm cao xuất sắc thì nên ghi vào để tạo ấn tượng tốt.

Nếu kinh nghiệm làm việc quá trống trải thì phần học vấn này có thể tạo ra điểm nhấn khác biệt. Bạn hãy bổ sung thông tin các khóa học kể cả online lẫn offline, chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ,...

Xem thêm: Cách Viết CV Trái Ngành Giúp Bạn Tự Tin Phỏng Vấn

2.5. Kỹ năng mềm

Vì đang ứng tuyển ngành nghề khác nên bạn có thể viết phần kỹ năng này vào CV ngành nghề khác ngành chính theo cách sau:

  • Hãy liệt kê tất cả những kỹ năng mà bạn có.

  • Đọc kỹ mô tả công việc và xác định những kỹ năng đặc biệt cần có.

  • Kết nối lại 2 danh sách này và chọn ra những kỹ năng mà công ty yêu cầu và bạn sở hữu.

Từ cách làm này hãy viết lại những kỹ năng sao cho thật nổi bật trong CV. Thay vì viết suông, bạn hãy tạo minh chứng cho kỹ năng bằng các hoạt động, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc để tăng tính thuyết phục.

Kỹ năng là điểm cần nổi bật trong CV
Kỹ năng là điểm cần nổi bật trong CV

2.6. Thông tin khác

Nếu CV ngành nghề khác ngành chuyên môn chính vẫn còn trống trải, bạn có thể bổ sung thêm phần thông tin khác. Phần này gồm các nội dung như: Chứng chỉ, hoạt động tình nguyện/ ngoại khóa, bằng cấp ngoại ngữ, sở thích cá nhân, tài khoản mạng xã hội,...

3. Những lưu ý khi viết CV giúp thu hút nhà tuyển dụng

Đôi khi CV của bạn rất dày kinh nghiệm nhưng lại không đậu vào vòng phỏng vấn, bị nhà tuyển dụng bỏ qua. Đây có thể đến từ việc bạn chưa biết cách thể hiện nội dung quan trọng trong CV ngành nghề khác ngành chính. Hãy xem những lưu ý sau để CV của bạn thu hút nhà tuyển dụng dù là ngành nghề khác:

  • Lựa chọn ảnh phù hợp: Bạn nên chọn ảnh chân dung chất lượng cao, không sử dụng ảnh sống ảo, tự sướng, mờ nhạt,...

  • Chọn mẫu CV chuyên nghiệp: Để tạo ấn tượng tốt thì nội dung không là chưa đủ, bạn hãy chọn mẫu thiết kế đơn giản nhưng chuyên nghiệp, bố cục rõ ràng. Nếu bạn không có kinh nghiệm, hãy chọn những công cụ làm CV miễn phí. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến màu sắc, font chữ, độ trống trong CV.

  • Có mục tiêu rõ ràng: Mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về điều mà bạn muốn đạt được. Khi có mục tiêu rõ ràng bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt về sự cầu tiến. Tuy nhiên hãy tránh viết những mục tiêu không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Bên cạnh đó bạn có thể chọn trình bày theo mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để người đọc dễ dàng nắm bắt.

  • Hãy sử dụng từ khóa phù hợp: Đây là điều giúp tăng sự chú ý của nhà tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp lọc CV qua từ khóa liên quan đến vị trí tuyển dụng. Để biết được từ khóa thì bạn có thể tham khảo các mô tả công việc ở vị trí mình quan tâm rồi đưa khéo léo vào mục kỹ năng làm việc.

  • Tập trung vào phần kỹ năng và thành tựu đạt được: Để thu hút nhà tuyển dụng bạn phải viết phần này thật ấn tượng. Đầu tiên hãy xác định những kỹ năng cần thiết liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Đồng thời bạn cũng nên đưa thành tựu đạt được vào CV để chứng tỏ năng lực thực tế của mình.

  • CV ngắn gọn, logic: Nhà tuyển dụng thường rất bận rộn nên chỉ những CV làm nổi bật được thông tin quan trọng và hấp dẫn thì mới có thể thu hút được họ. Nếu bạn viết quá nhiều nhưng không biết cách tập trung vào thông tin quan trọng, sắp xếp logic sẽ khiến CV trở nên lộn xộn.

  • Đưa vào CV những con số cụ thể: Ngoài các thông tin chung chung thì các số liệu cụ thể là một cách vô cùng hiệu quả để chứng minh năng lực bản thân.

  • Không dùng 1 CV cho tất cả các vị trí: Nếu bạn thực sự quan tâm đến công việc và mong muốn được tuyển dụng thì đừng bao giờ gửi 1 CV đại trà. Thay vào đó hãy chỉnh sửa CV sao cho phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao về mong muốn gắn bó với công ty của bạn.

  • Tránh sai chính tả: Đây là một lỗi cơ bản nhưng nếu bạn mắc phải thì nhà tuyển dụng sẽ loại ngay CV của bạn. Điều này thể hiện bạn là một người cẩu thả và không tôn trọng người đọc.

Khi viết CV tuyệt đối không được sai chính tả
Khi viết CV tuyệt đối không được sai chính tả

4. Cách viết thư xin việc khi tìm việc trái ngành

Bên cạnh CV xin việc thì bạn cũng có thể đính kèm một lá thư xin việc để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Lá thư này chỉ cần viết đơn giản, ngắn gọn nhưng thể hiện được bạn thật sự muốn làm việc ở vị trí này.

Bố cục thư xin việc như sau:

Thông tin liên hệ của bản thân

Thông tin liên hệ nhà tuyển dụng

Kính gửi anh/chị (tên riêng) hoặc Kính gửi Công ty...

Đoạn 1: Bạn đang ứng tuyển vào vị trí nào, công ty gì và vì sao bạn biết đến tin tuyển dụng. Lý do gì khiến bạn nghĩ rằng bạn phù hợp với vị trí này. Một số điều mà bạn thích ở công ty tuyển dụng.

Đoạn 2: Kể về những kỹ năng mà bạn có và sử dụng kỹ năng đó đem về hiệu quả cho công ty. Mong muốn đóng góp những gì cho công ty tuyển dụng.

Đoạn 3: Kết thư viết về lời ngỏ ý một buổi phỏng vấn trực tiếp để trao đổi kỹ hơn.

Xin cảm ơn

Tên bạn.

Có CV ấn tượng là cách giúp bạn tiếp thị bản thân hiệu quả nhất
Có CV ấn tượng là cách giúp bạn tiếp thị bản thân hiệu quả nhất

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách viết CV ngành nghề khác ngành chính cụ thể nhất. Khi viết CV trái ngành bạn cần làm nổi bật khả năng linh hoạt và tinh thần học hỏi. Bạn hãy chú trọng việc truyền tải kỹ năng có thể áp dụng được vào vị trí công việc mới. Mặc dù kinh nghiệm làm việc ở công ty cũ chưa chắc là phù hợp với công việc mới, tuy nhiên nếu có nhiều kinh nghiệm có thể chứng minh được năng lực bản thân. Một CV với kết cấu logic, trình bày chuyên nghiệp nổi bật được các nội dung quan trọng sẽ giúp bạn lọt được vào vòng phỏng vấn của nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Viết CV Đúng Chuẩn Cho Mọi Ngành Nghề