Điều chỉnh tờ khai thuế GTGT: Các trường hợp và cách thực hiện

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Chủ Nhật, 30/06/2024 21:55:00 +07:00
Mặc dù đã nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, tuy nhiên sau đó phát hiện có sai sót thì việc điều chỉnh tờ khai thuế GTGT là điều cần thiết. Dưới đây, job3s sẽ cùng bạn tìm hiểu các trường hợp cần điều chỉnh bổ sung tờ khai, cũng như hướng dẫn cách thực hiện chi tiết, đúng quy định.

1. Các trường hợp điều chỉnh tờ khai thuế GTGT

Khi phát hiện tờ khai GTGT có sai sót, doanh nghiệp cần nhanh chóng kê khai, điều chỉnh tờ khai thuế GTGT để điều chỉnh lỗi và cập nhật các số liệu sao cho chuẩn xác nhất. Đây chính là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định trong Luật Quản lý thuế 2019/2020.

Các trường hợp cần phải điều chỉnh tờ khai thuế GTGT cụ thể như sau:

1.1. Hóa đơn mua vào/bán ra bị chỉnh sửa hoặc thay thế

Thuế GTGT sẽ được kê khai dựa trên cơ sở là các hóa đơn mua vào/bán ra của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi có trường hợp các hóa đơn này cần phải chỉnh sửa hoặc thay thế mới, thì doanh nghiệp cần tiến hành điều chỉnh tờ khai thuế GTGT cho đúng với luật định.

Lưu ý là cần phải thực hiện kê khai bổ sung các hóa đơn thay thế vào đúng những kỳ thuế phát sinh hóa đơn đó. Doanh nghiệp không được kê khai bổ sung vào kỳ thuế hiện tại là sẽ không đúng quy định và sẽ làm chồng chéo các hóa đơn. Việc tính thuế GTGT sẽ không được chuẩn xác và mất nhiều thời gian để chỉnh lý sau này.

Khi hóa đơn mua vào/bán ra có sự chỉnh sửa, cần tiến hành điều chỉnh tờ khai thuế GTGT
Khi hóa đơn mua vào/bán ra có sự chỉnh sửa, cần tiến hành điều chỉnh tờ khai thuế GTGT

1.2. Hóa đơn mua vào/bán ra bị bỏ sót

Hóa đơn đầu vào/đầu ra của kỳ thuế nào sẽ được kê khai đúng với kỳ nộp thuế tương ứng. Tuy nhiên, trong quá trình kê khai, kế toán có thể bỏ sót hóa đơn. Dù là hóa đơn vào hay ra, việc bỏ sót hóa đơn cũng sẽ phản ánh không trung thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến việc xác định thuế GTGT của doanh nghiệp phải nộp với cơ quan thuế.

Do đó, trong trường hợp hóa đơn mua vào/bán ra bị bỏ sót, doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành điều chỉnh tờ khai thuế GTGT bằng cách bổ sung thêm các hóa đơn này vào.

1.3. Hóa đơn trả lại hàng cũng cần phải thực hiện điều chỉnh

Trường hợp thứ 3 chính là trường hợp hóa đơn đã lập, đã kê khai nhưng sau đó bị trả lại hàng. Thời điểm trả hàng là sau khi quyết toán thuế trong kỳ đó. Lúc này, cả bên mua và bên bán đều cần phải thực hiện điều chỉnh tờ khai thuế GTGT theo quy định:

  • Bên bán sẽ điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT theo hướng giảm doanh thu.

  • Bên mua sẽ điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT theo hướng giảm giá trị mua vào và thuế GTGT sẽ được khấu trừ theo con số tương ứng.

Xem thêm: Thuế GTGT Đầu Vào Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Thuế GTGT Đầu Vào

2. Nguyên tắc và cách kê khai điều chỉnh thuế GTGT như thế nào?

Hiểu được các trường hợp điều chỉnh tờ khai thuế GTGT sẽ giúp người nộp thuế có cơ sở để kê khai điều chỉnh thuế GTGT theo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Với từng trường hợp cụ thể, cách điều chỉnh tờ khai thuế GTGT được thực hiện như sau:

2.1. TH điều chỉnh tờ khai thuế GTGT không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp/được khấu trừ

Nếu việc điều chỉnh, bổ sung tờ khai thuế GTGT không làm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hay được khấu trừ, tức là người nộp thuế ghi sai chỉ tiêu 23 trên tờ khai. Đồng thời, cần xem xét điều chỉnh giá trị hàng hóa mua vào ở các mục 29, 30, 32 và 32a trong tờ khai thuế.

Lúc này, người nộp thuế chỉ cần nộp Bản giải trình kê khai thuế GTGT bổ sung. Đồng thời nộp kèm các tài liệu liên quan đến việc chỉnh lý này mà không cần phải làm Tờ khai thuế GTGT bổ sung

2.2. TH điều chỉnh tờ khai GTGT ảnh hưởng đến số thuế phải nộp/được khấu trừ

Với trường hợp sai sót trong quá trình kê khai lần đầu ảnh hưởng đến việc làm tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế được hoàn, người nộp thuế cần phải:

  • Làm bản giải trình cụ thể về việc sai sót này.

  • Lập tờ khai bổ sung thuế GTGT tương ứng.

  • Xử lý lại tờ khai lần đầu bị sai sót. Các chỉ tiêu 23, 24, 25 cần điền lại đúng với số liệu thực tế. Đồng thời, cũng tiến hành chỉnh sửa các chỉ tiêu 29, 30, 31, 32, 33 về đúng số liệu thực tế sau khi đã bổ sung, chỉnh sửa.

Sau khi tờ khai bổ sung điều chỉnh được cơ quan thuế chấp nhận, sẽ có 2 trường hợp:

  • Nếu kết quả điều chỉnh kê khai thuế GTGT làm tăng số tiền thuế phải nộp: Tiến hành nộp số tiền thuế chênh lệch phát sinh. Đồng thời, khoản này cũng được tính là khoản chậm nộp và người nộp thuế có nghĩa đóng số phí phạt chậm nộp thuế theo quy định.

  • Nếu kết quả điều chỉnh kê khai thuế GTGT làm giảm số tiền thuế phải nộp thì khoản chênh lệch này được tính là người nộp thuế nộp thừa. Số tiền này sẽ được tính toán bù trừ với số tiền thuế GTGT trong kỳ hiện tại sau khi làm thủ tục quyết toán thuế.

Hướng dẫn cách điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT trong từng trường hợp cụ thể
Hướng dẫn cách điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT trong từng trường hợp cụ thể

2.3. TH điều chỉnh tờ khai ảnh hưởng đến số thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau

Trường hợp này là sai sót làm ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau. Với trường hợp này, cách điều chỉnh tờ khai thuế GTGT được thực hiện như sau:

  • Lập bản giải trình về trường hợp cần phải điều chỉnh bổ sung.

  • Lập Tờ khai thuế GTGT bổ sung: Các chỉ tiêu 23, 24, 25 cần phải được điều chỉnh lại theo số liệu thực tế. Đồng thời, điều chỉnh các chỉ tiêu 29, 30, 31, 32, 33.

  • Xử lý tờ khai thuế GTGT của kỳ thuế hiện tại: Kê khai chỉnh sửa sẽ làm tăng khoản thuế được khấu trừ sang kỳ sau. Do đó cần điều chỉnh số chênh lệch tăng này vào chỉ tiêu 38 của kỳ hiện tại, tức là kỳ phát hiện thuế cũ có sai sót

3. Thời hạn cần phải kê khai, điều chỉnh tờ khai GTGT

Mọi trường hợp điều chỉnh tờ khai sau lần kê khai và nộp lần đầu sẽ được gọi là kê khai thuế GTGT bổ sung. Người nộp thuế có thể kê khai điều chỉnh bổ sung trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hồ sơ khai thuế bị sai hết hạn nộp. Tuy nhiên việc kê khai này cần được thực hiện trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh tra, kiểm tra tình hình thuế GTGT của doanh nghiệp.

Trong trường hợp cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra và phát hiện sai sót, người nộp thuế vẫn có thể điều chỉnh tờ khai thuế GTGT. Với trường hợp này, người nộp thuế sẽ bị phạt hành chính về quản lý thuế (được xem là hành vi trốn thuế) với các mức phạt cụ thể cho từng trường hợp.

Trong trường hợp phát hiện sai sót và cần phải điều chỉnh tờ khai thuế GTGT sau khi thanh tra, việc điều chỉnh tờ khai cần tuân thủ quy định:

  • Trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, hoặc làm giảm số tiền thuế được khấu trừ thì người nộp thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

  • Trường hợp làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ thì người nộp thuế tiến hành chỉnh sửa hồ sơ và thực hiện các việc liên quan đến giải quyết khiếu nại về thuế để được hoàn các khoản tiền này.

10 năm là thời gian có thể điều chỉnh tờ khai GTGT
10 năm là thời gian có thể điều chỉnh tờ khai GTGT

4. Một số vấn đề thường gặp trong quá trình kê khai thuế GTGT

Trong quá trình thực hiện kê khai thuế GTGT sẽ có rất nhiều vấn đề mà người nộp thuế cần biết, đơn cử như:

4.1. Nếu kê khai sót hóa đơn đầu vào thì có cần làm hồ sơ điều chỉnh bổ sung hay không?

Với hóa đơn đầu vào, người nộp thuế không cần phải làm hồ sơ điều chỉnh bổ sung. Có thể thực hiện kê khai tờ hóa đơn bị bỏ sót này vào kỳ thuế phát hiện hóa đơn bị bỏ sót, tức là kỳ thuế hiện tại. Cơ quan thuế vẫn chấp nhận và xử lý hóa đơn theo đúng trình tự giải quyết thuế GTGT cho người nộp thuế.

4.2. Sau khi tiến hành điều chỉnh tờ khai GTGT thì phát hiện số thuế GTGT phải nộp giảm xuống. Tức là đã nộp thừa tiền thuế, có được lấy lại hay không?

Với số tiền thuế đã nộp thừa, cơ quan thuế sẽ không hoàn lại cho người nộp thuế. Tuy nhiên kế toán có thể theo dõi khoản chênh lệch này và thực hiện kê khai nó vào kỳ thuế hiện tại hoặc kế tiếp để bù trừ với khoản thuế GTGT phải nộp của kỳ kê khai sau.

Khoản tiền chênh lệch thuế dư ra sẽ được khấu trừ vào kỳ thuế sau
Khoản tiền chênh lệch thuế dư ra sẽ được khấu trừ vào kỳ thuế sau

4.3. Khi thanh tra phát hiện hồ sơ khai thuế bị sai thì mức phạt như thế nào?

Tùy từng trường hợp kê khai sai mà mức phạt của cơ quan thuế với người nộp thuế cũng khác nhau. Quy định phạt hành chính đã được nêu rõ trong Khoản 3, Điều 7, Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt hành chính với người nộp thuế sẽ dao động từ 5 - 8 triệu đồng.

4.4. Việc kê khai thuế GTGT sẽ được thực hiện theo thời gian nào?

Việc kê khai thuế GTGT và nộp thuế cho cơ quan nhà nước sẽ phụ thuộc vào lựa chọn quyết toán thuế của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có thể thực hiện quyết toán thuế theo tháng, theo quý, nửa năm hoặc định kỳ 1 năm.

Tuy nhiên, để tránh các trường hợp sai sót và cần phải điều chỉnh tờ khai thuế GTGT, tốt nhất kế toán nên thực hiện kê khai cụ thể dần hàng tháng. Như vậy các hóa đơn sẽ được kê khai cụ thể, chi tiết, việc rà soát thuận tiện hơn, hạn chế tối đa được tình trạng sai sót.

4.5. Có thể điều chỉnh trực tiếp trên tờ khai thuế cũ hay không?

Trong trường hợp có sai sót cần điều chỉnh, kế toán thực hiện điều chỉnh trực tiếp trên tờ khai cũ và nộp lại cho cơ quan thuế. Đồng thời, phải có các bản giải trình và tờ khai bổ sung đi kèm nếu không sẽ không đúng quy định, hồ sơ điều chỉnh sẽ bị từ chối tiếp nhận.

Điều chỉnh tờ khai thuế GTGT là một trong những trường hợp phổ biến trong quá trình quyết toán thuế GTGT. Người nộp thuế nên thực sự thận trọng trong mỗi kỳ kê khai để tránh phải điều chỉnh. Trong trường hợp cần chỉnh sửa, hãy thực hiện sớm nhất có thể để tránh bị phạt cũng như đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, tránh nhiều rắc rối với cơ quan thuế.

Xem thêm: Kết Chuyển Thuế GTGT Là Gì? Nguyên Tắc Và Các Bước Kết Chuyển Thuế GTGT Cuối Kỳ

Bài viết liên quan
Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là văn bản mà cán bộ công chức cần biết để tự kiểm điểm bản thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm kỷ luật trong công việc. Từ đó, có thể nhận ra các sai sót để rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, làm việc tốt hơn. Dưới đây là mẫu mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo và cập nhật.
Xem thêm »
Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những hạng mục thuế quan trọng để doanh nghiệp tính toán thuế GTGT (VAT). Trong đó, thuế suất thuế GTGT là căn cứ quan trọng để tính toán thuế. Dưới đây, job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại thuế suất thuế này cũng như các xác định định mức thuế tương ứng với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Xem thêm »
Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Tờ khai thuế GTGT là văn bản theo mẫu được Bộ Tài chính quy định để người nộp thuế dựa vào đó mà kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp. Đây là một phần quan trọng trong công tác kế toán và tài chính của mỗi công ty. Cách khai thuế GTGT như thế nào sẽ được job3s chia sẻ chi tiết dưới đây.
Xem thêm »
Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì và xác định như thế nào? Có thể nói, đây là khái niệm không hề xa lạ với người dân Việt Nam nhưng không dễ để có thể hiểu đúng và đủ về hộ khẩu thường trú. Dưới đây, job3s sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về hộ khẩu thường trú theo quy định mới nhất.
Xem thêm »
Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Những bạn kế toán làm trong các công ty xuất nhập khẩu cần phải nắm rõ thuế GTGT hàng nhập khẩu để đảm bảo hoàn thành công việc. Không giống với hàng trong nước, các quy định thuế suất với hàng nhập khẩu sẽ có những vấn đề riêng, thủ tục quy trình riêng biệt. Dưới đây, job3s sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại thuế GTGT đặc biệt này.
Xem thêm »
5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

Trong bài viết này, hãy cùng job3s tìm hiểu về bài tập tính thuế giá trị gia tăng thông qua hướng dẫn chi tiết và các ví dụ minh họa cụ thể. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh phải nắm vững. Việc tính toán chính xác số tiền thuế GTGT cần nộp không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng mà người lao động cần nắm rõ. Trong đó, biểu thuế lũy tiến là phương pháp tính thuế TNCN phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về biểu thuế lũy tiến, cách tính và những lưu ý khi áp dụng, hãy cùng job3s tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Tìm hiểu các bài tập thuế thu nhập cá nhân thường gặp và hướng dẫn cách giải bài tập chi tiết chính xác nhất. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mỗi người. Trong bài viết này, job3s sẽ giúp bạn tìm hiểu và thực hành một số bài tập thuế thu nhập cá nhân củng cố kiến thức, kỹ năng tính toán thuế TNCN.
Xem thêm »
Hướng dẫn chi tiết các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn chi tiết các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Việc tìm hiểu và áp dụng đúng các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp bạn tối ưu hóa số tiền thuế phải nộp, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết các khoản giảm trừ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính toán và kê khai thuế một cách chính xác nhất.
Xem thêm »
Tài khoản kế toán ngân hàng là gì? Các loại tài khoản và nguyên tắc hạch toán

Tài khoản kế toán ngân hàng là gì? Các loại tài khoản và nguyên tắc hạch toán

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép, phản ánh tình hình tài chính và quản lý hoạt động tiền tệ của các ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về hệ thống này, bài viết sẽ giải thích khái niệm, phân loại các tài khoản chính và trình bày nguyên tắc hạch toán chi tiết.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat