Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 01/07/2024 21:55:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những hạng mục thuế quan trọng để doanh nghiệp tính toán thuế GTGT (VAT). Trong đó, thuế suất thuế GTGT là căn cứ quan trọng để tính toán thuế. Dưới đây, job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại thuế suất thuế này cũng như các xác định định mức thuế tương ứng với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

1. Thuế suất thuế GTGT là gì?

Hiểu đơn giản nhất, thuế suất thuế GTGT chính là định mức thuế mà nhà nước quy định. Định mức này là mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp được tính trên một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ chịu thuế.

Thuế suất GTGT là một nhân tố quan trọng để xác định thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Định mức thuế cao hay thấp sẽ đóng vai trò quyết định đến mức thuế phải nộp ít hay nhiều. Vì vậy, bất cứ doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán viên nào cũng cần phải hiểu rõ về định mức thuế suất. Từ đó mới có giải pháp để tính toán mức thuế, hoàn thành đúng và đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Thuế suất thuế GTGT là định mức thuế tương ứng với từng loại hàng hóa dịch vụ, tính trên 1 đơn vị sản phẩm
Thuế suất thuế GTGT là định mức thuế tương ứng với từng loại hàng hóa dịch vụ, tính trên 1 đơn vị sản phẩm

2. Các mức thuế suất thuế GTGT được nhà nước áp dụng hiện nay

Trước đây, thuế suất thuế GTGT được tính với 3 định mức là 0%, 5% và 10%. Tuy nhiên sau Đại dịch covid 19, để kích cầu và khôi phục kinh tế, nhà nước đã giảm thuế suất thuế của một số mặt hàng từ 10% xuống 8%. Như vậy, hiện tại biểu thuế nhà nước sẽ có 4 định mức thuế suất:

  • Thuế suất 0%

  • Thuế suất 5%

  • Thuế suất 8%

  • Thuế suất 10%

Tương ứng với mỗi mặt hàng hay dịch vụ cụ thể, mức thuế suất sẽ chi tiết như sau:

2.1. Thuế suất 0% được áp dụng cho các loại hàng hóa dịch vụ nào?

Theo luật thuế giá trị gia tăng 2008, chỉnh sửa bổ sung năm 2013, thuế suất thuế GTGT 0% sẽ được áp dụng cho các trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, kể cả ủy thác xuất khẩu:

    • Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài.

    • Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan hoặc trong các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại miễn thuế.

    • Hàng hóa được bán mà cả điểm giao và điểm nhận hàng hóa đều không nằm ở lãnh địa Việt Nam.

    • Phụ tùng, vật tư dùng trong việc sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, các máy móc thiết bị cho nước ngoài và được tiêu dùng ở nước ngoài.

  • Hoạt động xây dựng và lắp đặt công trình ở nước ngoài cũng như trong khu phi thuế quan (tức là khu vực được miễn thuế hải quan).

  • Vận tải quốc tế về các loại hàng hóa và dịch vụ thuộc diện không chịu thuế VAT khi xuất khẩu.

Để được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0%, cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Có đầy đủ hợp đồng gia công, hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu.

  • Có đầy đủ các chứng từ thanh toán tiền mặt, thanh toán không bằng tiền mặt về tiền hàng hóa cũng như các chứng từ khác theo quy định Hải quan.

  • Có tờ khai Hải quan tương ứng với loại hàng hóa xuất khẩu đó.

Các loại hàng hóa dịch vụ xuất khẩu sẽ có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%
Các loại hàng hóa dịch vụ xuất khẩu sẽ có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%

2.2. Thuế suất 5% được áp dụng cho hàng hóa dịch vụ nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, các loại hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% vẫn chưa có điều chỉnh bổ sung nào. Cụ thể là những mặt hàng dưới đây:

  • Nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt và cho quá trình sản xuất. Không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình, nước giải khát thương mại.

  • Các loại quặng được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh cũng như các chất kích thích tăng trưởng của vật nuôi và cây trồng

  • Bán hoặc cho thuê, hoặc mua nhà ở xã hội (Nhà ở xã hội sẽ được quy định chi tiết trong Luật nhà ở).

2.3. Thuế suất 8% được áp dụng cho hàng hóa dịch vụ nào?

Thuế suất thuế GTGT 8% được xem là một sự điều chỉnh kịp thời của nhà nước giúp ổn định kinh tế, giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp. Mức thuế suất này là mức thuế được giảm từ mức 10%. Như vậy, ngoại trừ các loại hàng hóa dịch vụ chịu thuế 0%, 5% và 10% thì còn lại là các loại hàng hóa dịch vụ chịu thuế 8%.

Xem thêm: Toàn Tập Về Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu Dành Cho Kế Toán Mới

2.4. Thuế suất 10% được áp dụng cho hàng hóa dịch vụ nào?

Thuế suất thuế GTGT 10% chính là loại thuế suất phổ biến nhất hiện nay. Vì đa phần các loại hàng hóa dịch vụ trên thị trường đều phải chịu mức thuế suất này. Mức thuế này được áp dụng cho nhiều loại hàng hóa dịch vụ được sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại trong nước và các loại hàng hóa dịch vụ ở khâu nhập khẩu. Cụ thể là những loại hàng hóa dịch vụ dưới đây:

  • Viễn thông và những hoạt động liên quan.

  • Hoạt động tài chính ngân hàng với các sản phẩm dịch vụ tương ứng.

  • Hoạt động chứng khoán với các sản phẩm dịch vụ tương ứng.

  • Hoạt động bảo hiểm với các sản phẩm dịch vụ tương ứng.

  • Kinh doanh bất động sản với các sản phẩm dịch vụ tương ứng, trừ nhà ở xã hội chịu thuế suất 5% nêu trên.

  • Kinh doanh kim loại và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.

  • Sản phẩm khai khoáng (trừ khai thác than và các quặng được tính thuế suất 5% nêu trên).

  • Than cốc, sản phẩm hóa chất và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

  • Các sản phẩm hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được áp dụng mức thuế suất 10%: Rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, thuốc lá, xì gà, xe mô tô 2 bánh/3 bánh trên 125cm3, du thuyền, tàu bay, các loại xăng.

  • Công nghệ thông tin và các sản phẩm dịch vụ tương ứng: Hình ảnh, mạng, card âm thành, thẻ thông minh, thiết bị máy vi tính, máy vi tính, điện thoại di động…

Vàng bạc đá quý thuộc danh mục chịu thuế suất 10%
Vàng bạc đá quý thuộc danh mục chịu thuế suất 10%

3. Hướng dẫn cách tra cứu thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng

Doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu được hàng hóa dịch vụ của mình đang được áp dụng mức thuế suất GTGT nào. Việc tra cứu sẽ dựa trên danh mục hàng hóa được ban hành trong Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2023. Cách tra cứu thuế suất tương ứng với từng hàng hóa dịch vụ như sau:

  • Bước 1: Xác định hàng hóa dịch vụ của mình thuộc mã ngành nào. Ví dụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, bảo hiểm, công nghệ thông tin…

  • Bước 2: Tiến hành đối chiếu mã ngành này với danh sách thuế suất trong Phụ lục I, II, III của Nghị định 44/2023. Hàng hóa thuộc các phụ lục trên sẽ tương ứng chịu thuế 5% hoặc 10% cụ thể.

  • Bước 3: Nếu mã ngành không có trong các phụ lục này thì hàng hóa dịch vụ của bạn đang là đối tượng chịu mức thuế suất 8%.

Tra cứu đơn giản để biết được sản phẩm dịch vụ đang chịu mức thuế nào
Tra cứu đơn giản để biết được sản phẩm dịch vụ đang chịu mức thuế nào

4. Tìm hiểu thuế suất thuế của một số hàng hóa dịch vụ phổ biến nhất hiện nay

Ngành hàng là một khái niệm tổng quát và nó sẽ bao gồm rất nhiều sản phẩm dịch vụ tương ứng. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết một số loại hàng hóa dịch vụ phổ biến, quen thuộc trong đời sống hàng ngày và xem chúng thuộc loại thuế nào:

Hàng hóa dịch vụ

Mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng

Xây dựng

8%

Dịch vụ khách sạn

8%

Rượu

10%

Hàng gia công

0%: Gia công hàng hóa xuất khẩu

  • 5%: Gia công hàng hóa trong nước

  • 10%: Các trường hợp còn lại

Dịch vụ tư vấn

10%

Gạo

0%

Dịch vụ đào tạo

Dịch vụ được miễn hoàn toàn thuế GTGT

Gia công hàng may mặc

8%

Dịch vụ quảng cáo

8%

Hàng nhập khẩu

  • 5%: Một số hàng hóa đặc biệt

  • 8%: Hàng hóa thuộc nhóm chịu thuế 10% và được giảm 2%

  • 10: Đa số các loại hàng hóa

Vàng bạc, đá quý, kim cương

10%

Gỗ rừng trồng

10%

Khẩu trang y tế

5%

Hàng xuất khẩu các loại

0%

Chuyển quyền sử dụng đất

Ngành hàng không cần đóng thuế GTGT

Cước vận tải quốc tế

0%

Vận chuyển hàng hóa

  • 5% nếu là vận chuyển hàng hóa trong nước

  • 0% nếu là vận chuyển hàng hóa quốc tế và chỉ sử dụng phương tiện vận chuyển từ nước ngoài, không sử dụng phương tiện vận chuyển của Việt Nam

Dịch vụ du lịch

10%

Tiền nước sinh hoạt

5%

Phần mềm

Phần mềm không cần đóng thuế GTGT

Cát xây dựng

10%

Dịch vụ lưu trú

10%

Muối

10%

Hàng may mặc các loại

10%

Thuốc bảo vệ thực vật

Không cần đóng thuế GTGT với ngành này

Tuy nhiên, bảng thuế suất này chỉ là dữ liệu tham khảo vì chính sách giảm thuế GTGT của nhà nước có thể sẽ có thay đổi theo từng thời điểm. Quốc hội có thể sẽ có những điều chỉnh để quyết định có giảm thuế tiếp tục hay không hay sẽ khôi phục lại mức thuế suất 10% với các mặt hàng đang chịu thuế 8% như hiện tại. Do đó, các bạn kế toán cũng cần cập nhật liên tục để xác định chính xác mức thuế suất GTGT tương ứng với hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh.

5. Thuế GTGT có vai trò gì và được áp dụng cho đối tượng nào?

Như đã nói, thuế suất thuế GTGT là một phần đặc biệt quan trọng trong thuế GTGT mà doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp cho nhà nước. Bản chất của thuế GTGT chính là loại thuế được tính cộng thêm vào giá bán của hàng hóa dịch vụ trong đơn hàng ở khâu cuối cùng, tức là lúc đến tay người tiêu dùng. Khoản thuế này mặc dù được doanh nghiệp khấu trừ nhưng thực tế là người tiêu dùng mới chính là người trực tiếp thanh toán và chi trả. Khi sử dụng bất cứ loại hàng hóa dịch vụ nào, người tiêu dùng cũng sẽ phải thanh toán khoản thuế này.

Thuế GTGT chính là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của nhà nước. Ngân sách thu được từ thuế sẽ được sử dụng cho các mục tiêu quốc gia. Thuế suất thuế giá trị gia tăng sẽ được tính toán hợp lý với từng hóa loại hàng hóa, đồng thời các mức thuế suất thuế GTGT đều là 0% với hàng xuất khẩu. Điều này sẽ kích cầu xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt vươn tầm ra thế giới.

Thuế VAT đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu ngân sách nhà nước
Thuế VAT đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu ngân sách nhà nước

Trên đây là toàn bộ nội dung về thuế suất thuế GTGT cũng như các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết giúp bạn nắm rõ được mức thuế suất của các sản phẩm dịch vụ mà mình đang sử dụng hàng ngày. Đón đọc thêm các bài viết hữu ích khác từ job3s để có thêm các kiến thức về kinh tế - thị trường - xã hội. Đồng thời, đừng bỏ qua những cơ hội tìm kiếm việc kế toán thu nhập cao tại nền tảng tìm việc hiện đại của chúng tôi.

Xem thêm: Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT): Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết