Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Sáu, 19/04/2024 07:00:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Tiết lộ những yêu cầu công việc và mức lương chi tiết

Giải mã tất tần tật các thông tin liên quan đến bác sĩ chuyên khoa 1 là gì sẽ giúp bạn hiểu thêm về công việc, mức lương của những người đảm nhận vị trí này. Dựa vào đó, bản thân mỗi người sẽ tìm được đáp án cho thắc mắc có nên theo học để trở thành bác sĩ chuyên khoa hay không.

1. Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Để có thể trả lời được câu hỏi này, bạn nhất định phải có hiểu biết nhất định về khái niệm bác sĩ chuyên khoa là gì. Hiểu đơn giản, bác sĩ chuyên khoa là cụm từ dùng để chỉ người có kinh nghiệm, chuyên môn cao, nắm vững kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực y khoa cụ thể như: Chuyên khoa Nhi, chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa phẫu thuật hoặc chuyên khoa sản...

Công việc của một bác sĩ chuyên khoa không chỉ dừng lại ở việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân mà họ còn có trách nhiệm tư vấn các thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề sức khỏe. Điều kiện bắt buộc để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa là phải có bằng cấp được được Hội đồng Y khoa hoặc Đại học Y Khoa công nhận.

Bác sĩ chuyên khoa là người nắm vững kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực Y khoa cụ thể
Bác sĩ chuyên khoa là người nắm vững kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực Y khoa

2. Bác sĩ chuyên khoa 1 2 3 là gì?

Nếu đã biết bác sĩ chuyên khoa là gì, bạn cũng nên tìm hiểu để có sự phân biệt rõ ràng giữa bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, bác sĩ chuyên khoa 2 và chuyên khoa 3 có điểm gì khác nhau.

2.1. Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa 1 là người chuyên về một lĩnh vực trong ngành Y. Họ làm việc tại phòng khám hoặc bệnh viện công lập và tư nhân.

Theo quy chế đào tạo chuyên khoa cấp 1, sau khi trở thành bác sĩ chuyên khoa điều hướng trong thời gian 1 năm, bạn cần tiếp tục học thêm 2 năm nữa để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1. Như vậy, thời gian cần phải học tập sau khi tốt nghiệp của họ là ít nhất thêm 3 năm.

Không chỉ quan tâm đến bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, bạn cũng nên tìm hiểu về trình độ của những người đảm nhận công việc này. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ có trình độ tương đương với cấp thạc sĩ.

2.2. Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa 2 là một cấp độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Y học. Người nắm giữ vị trí này đã hoàn tất cả các khóa học và đào tạo cần thiết để trở thành bác sĩ chuyên khoa, sau đó đã tiếp tục nghiên cứu và đào tạo bổ sung trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

Trình độ bác sĩ chuyên khoa 2 tương đương tiến sĩ và cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1. Cũng chính vì vậy, họ thường nắm giữ các vị trí chủ chốt tại các cơ sở y tế.

2.3. Bác sĩ chuyên khoa 3 là gì?

Nhiều người vẫn lầm tưởng và cho rằng có cấp bậc bác sĩ chuyên khoa 3. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam chỉ đào tạo bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1 và bác sĩ chuyên khoa 2.

Bác sĩ chuyên khoa 1 có thể chữa các bệnh liên quan đến lĩnh vực họ học như: Nội khoa, ngoại khoa, khoa nhi…
Bác sĩ chuyên khoa 1 có thể chữa các bệnh liên quan đến lĩnh vực nội khoa, ngoại khoa

3. Công việc và mức lương của bác sĩ chuyên khoa 1

Công việc của bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, mức lương mà họ có thể nhận được là bao nhiêu cũng là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc.

3.1. Công việc của bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Để nắm bắt rõ hơn về bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, bạn hãy tìm hiểu công việc cụ thể của họ.

  • Công việc chính của một bác sĩ chuyên khoa 1 chẩn đoán và điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, các cơ sở y tế công lập, tư nhân.

  • Trực tiếp thực hiện nghiên cứu lĩnh vực Y học tại các viện nghiên cứu Y khoa.

  • Tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học thuộc ngành Y.

3.2. Mức lương của bác sĩ chuyên khoa 1

Người có bằng bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ được hưởng lương như viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 - 6,78, tương đương với mức lương từ 7.920.000 - 12.204.000 đồng/tháng.

Trong trường hợp bác sĩ chuyên khoa 1 làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân, phòng khám quốc tế, mức lương có thể lên đến 20 - 40 triệu đồng.

Mức lương bác sĩ chuyên khoa có thể lên đến 40 triệu đồng
Mức lương bác sĩ chuyên khoa có thể lên đến 40 triệu đồng

4. Muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 cần điều kiện gì?

Để có thể học tập và trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 đòi hỏi bạn cần phải có đủ các yếu tố sau:

  • Tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy về ngành y khoa.

  • Công tác trong các cơ sở y tế để thực hành nghề và đã có kinh nghiệm về lâm sàng từ 12 tháng trở lên.

  • Nữ dưới 45 tuổi và nam dưới 50 tuổi.

5. Quá trình trở thành Bác sĩ CK1

Sau khi đã hiểu rõ bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, bạn cũng nên tìm hiểu để biết được quá trình để khoác trên mình chiếc áo blouse và trở thành bác sĩ chuyên khoa 1.

Theo quy chế đào tạo chuyên khoa cấp 1, sau khi học 6 năm tại trường đại học, người tốt nghiệp sẽ trở thành bác sĩ. Sau đó, bác sĩ phải trải qua các chương trình đào tạo chuyên sâu trong khoảng thời gian ít nhất 02 năm mới có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1.

Xem thêm: Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Là Gì? Mách Sĩ Tử Những Trường Đào Tạo Tốt Nhất Việt Nam

6. Các khối thi để học bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Nếu đã tìm được câu trả lời cho bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, bạn cũng cần nắm được các khối thi phù hợp với ngành này.

Dựa theo quy định của bộ GD&ĐT, có 8 khối thi sau:

  • Khối A với Toán, Lý, Hóa

  • Khối C08 với Văn, Hóa, Sinh

  • Khối D07 với Toán, Hóa, Anh

  • Khối B01 với Toán, Sinh, Sử

  • Khối B03 với Toán, Văn, Sinh

  • Khối B04 với Toán, Sinh, GDCD

  • Khối A02 với Toán, Lý, Sinh

  • Khối D01 với Toán, Văn, Anh

Thí sinh có thể dự thi khối A02 để theo học ngành bác sĩ chuyên khoa 1
Thí sinh có thể dự thi khối A02 để theo học ngành bác sĩ chuyên khoa 1

7. Học bác sĩ chuyên khoa 1 ở trường nào tại Việt Nam?

Nếu bạn còn băn khoăn và chưa thể hiểu tường tận bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, học trường nào để có thể theo nghề này, bạn có thể tham khảo top các trường đại học sau đây:

7.1. Trường Đại học Y Hà Nội

Đây là là trường đại học thuộc Top đầu chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 1902, nơi đây đã đây đào tạo ra đội ngũ bác sĩ ngành Y khoa hàng đầu. Điểm chuẩn vào trường đại học Y Hà Nội năm nào cũng rất cao, bạn phải có học lực thật tốt mới có thể vào được ngôi trường danh giá này.

7.2. Học viện Quân Y

Học Viện Quân Y được thành lập năm 1949, và là ngôi trường đào tạo bác sĩ cho ngành Quân đội. Tiêu chuẩn đầu vào của trường vô cùng khắt khe, chất lượng đầu ra luôn đứng đầu ngành, thường những bác sĩ giỏi của ngành Y đều xuất phát từ đây. Đặc biệt, đây cũng là nơi chuyên nghiên cứu và điều trị các ca bệnh khó trong cả nước.

7.3. Trường Đại học Y Hải Phòng

Ngôi trường được thành lập năm 1979 với sứ mệnh đào tạo bác sĩ chuyên khoa và đa khoa, các cử nhân ngành điều dưỡng và cử nhân Kỹ thuật Y học. Ngoài việc đào tạo nhân sự, trường còn tổ chức nhiều chương trình hoạt động và công tác nghiên cứu y học tại Việt Nam.

7.4. Trường Đại học Y Dược Huế

Nếu bạn có nhu cầu học bác sĩ chuyên khoa 1 cũng có thể đăng ký học tại đại học Y Dược Huế. Ngôi trường đào tạo nhân viên ngành Y khu vực miền Trung. Trường được thành lập năm 1961 và có nhiều chuyên ngành khác nhau để người học lựa chọn theo sở thích và khả năng của bản thân.

7.5. Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Đại học Y Dược TP.HCM được thành lập vào năm 1947 và nằm trong top những trường đại học trọng điểm của quốc gia. Giống như Y Hà Nội, đây cũng là ngôi trường đào tạo nhân lực cho ngành Y hàng đầu tại miền Nam với các chuyên ngành: bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2…

Có thể nói, việc lựa chọn trường để theo học và phát triển sự nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Bạn cần xem xét kỹ càng về tiêu chuẩn, chất lượng đào tạo cũng và cơ hội nghề nghiệp mà mỗi trường mang lại để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

bác sĩ chuyên khoa 1 là gì
Đại học Y Hà Nội là trường top đầu chuyên ngành Y khoa tại Việt Nam

8. Cơ hội việc làm của bác sĩ CK1

Bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu được cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường nếu đã biết rõ bác sĩ chuyên khoa 1 là gì.

Trên thực tế, cơ hội việc làm cho các bác sĩ chuyên khoa 1 là rất lớn và đa dạng. Họ có thể làm việc trong các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, viện nghiên cứu y học, công ty dược phẩm, các tổ chức y tế quốc tế hoặc tham gia công tác giảng dạy.

Với vai trò quan trọng và sự cần thiết của bác sĩ chuyên khoa 1 trong xã hội, cơ hội việc làm cho họ là rất rộng mở và đảm bảo một sự nghiệp ổn định và có tiềm năng phát triển.

Xem thêm: Khối B Gồm Những Ngành Nào? Top 5 Ngành Hot, Không Lo Thất Nghiệp

9. So sánh bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Ngoài việc bỏ túi những thông tin chi tiết về bác sĩ chuyên khoa là gì, bạn cũng dễ dàng so sánh được sự khác biệt giữa bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa đều là người làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế và tham gia vào quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hai vị trí công việc này cũng có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:

Đặc điểm

Bác sĩ nội trú

Bác sĩ chuyên khoa

Đào tạo

Sau khi kết thúc 6 năm đào tạo bậc đại học, sinh viên tiếp tục học thêm 3 năm nữa.

Đã hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ nội trú và được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa

Công việc

Thực hiện giám sát, điều trị dưới sự hướng dẫn.

Trực tiếp thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân

Trách nhiệm

Thành viên đội ngũ, dưới sự hướng dẫn.

Đảm nhận trách nhiệm lớn, có thể độc lập.

Trình độ chuyên môn

Có kiến thức tổng quát, đa phần làm việc tại phòng khám, cơ sở y tế công lập.

Chuyên môn sâu, tập trung vào một lĩnh vực cụ thể

Thông qua việc tìm hiểu bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tường tận về những công việc mà một người bác sĩ chuyên khoa cần làm. Điều này giúp bạn xác định được bản thân có phù hợp với chuyên ngành này hay không và đưa ra định hướng phù hợp trong tương lai.