Đóng góp bởi: Jay Trịnh
Ngày xuất bản: Thứ Năm, 18/01/2024 09:14:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Cách nấu chè khoai lang cốt dừa thơm ngậy, mềm dẻo chỉ trong phút mốt

Cách nấu chè khoai lang cốt dừa thơm ngậy, mềm dẻo rất đơn giản. Món chè truyền thống của Việt Nam được làm nên từ những nguyên liệu quen thuộc như: Khoai lang, cốt dừa. Vào bếp thử ngay công thức để có được món tráng miệng vừa ngọt bùi lại đầy dưỡng chất.

1. Lợi ích của món chè khoai lang cốt dừa

Thực tế, cách nấu chè khoai lang cốt dừa nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng bởi món chè này mang lại nhiều lợi ích như:

  • Vitamin A trong khoai lang và nước cốt dừa giúp hỗ trợ cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà và thoái hóa điểm vàng.

  • Nguyên liệu được dùng để nấu chè có chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt hơn.

  • Chất xơ trong khoai lang có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Been trong món chè có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, từ đó giúp bảo vệ các tế bào khỏi những tại hại của các gốc tự do.

cách nấu chè khoai lang cốt dừa
Món chè khoai lang cốt dừa cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

2. Nguyên liệu dùng trong cách nấu chè khoai lang cốt dừa

Dưới đây là những lưu ý khi chọn nguyên liệu để học cách nấu chè khoai lang nước cốt dừa, cùng tìm hiểu nhé.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Một số nguyên liệu cần thiết để thực hiện theo cách nấu chè khoai lang nước cốt dừa bao gồm:

  • 2 củ khoai lang

  • 100ml nước cốt dừa

  • 5 muỗng canh bột khoai

  • 5 muỗng canh bột báng

  • 3 muỗng canh bột bắp

  • 165g đường cát

  • ⅓ muỗng cà phê muối

Nguyên liệu dùng để nấu chè khoai lang cốt dừa
Các nguyên liệu chính dùng để nấu chè khoai lang cốt dừa

2.2. Cách chọn khoai ngon

Bạn nên dùng khoai lang tươi có bề ngoài lành lặn, không bị nứt hay sứt mẻ. Khi cần lên thì thấy nặng tay, cứng và không bị dập ở xung quanh.

Chọn những củ khoai có hình dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, lõm. Bạn có thể bóp nhẹ nếu thấy không quá cứng là được, bởi những củ này sẽ ít xơ, nhiều bột, ăn vào sẽ cảm nhận được vị ngọt.

Nếu thấy những củ có màu đen hoặc bị rỗ thì bạn không nên chọn, đây là dấu hiệu của những củ đã bị hỏng. Ngoài ra, không nên chọn củ quá nhỏ, dài hay bị rỗ, bởi chúng sẽ có rất nhiều xơ. Đây là mẹo để bạn lựa chọn nguyên liệu ngon giúp quá trình học cách nấu chè khoai lang cốt dừa có được thành phẩm chất lượng hơn.

Khoai lang tươi ngon có hình dáng tròn, chắc tay
Khoai lang tươi ngon có hình dáng tròn, chắc tay

3. Cách nấu chè khoai lang cốt dừa mềm dẻo

Chi tiết về cách nấu chè khoai lang cốt dừa để có được món tráng miệng mềm dẻo, ngọt bùi như sau:

3.1. Bước 1: Sơ chế khoai lang

Khoai lang khi mua về bạn nên mang rửa sạch hết các bụi đất ở bên ngoài, gọt sạch lớp vỏ rồi rửa lại cho thật sạch. Sau đó, cắt khoai thành từng khối vuông nhỏ vừa ăn.

Bột khoai và bột báng đổ vào 2 tô riêng, ngâm với nước trong vòng 30 phút để bột nở mềm đều.

Cho 3 muỗng canh bột bắp pha loãng cùng 230ml nước, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa tan hoàn toàn.

Lưu ý: Bạn nên cho hỗn hợp bột bắp qua rây lọc để bột mịn hơn, khi nấu chè sẽ ngon hơn và tránh bị vón cục.

Gọt vỏ khoai, cắt nhỏ rồi rửa lại với nước
Gọt vỏ khoai, cắt nhỏ rồi rửa lại với nước

3.2. Bước 2: Hấp khoai lang

Đổ khoai lang đã cắt trên vào xửng bếp, cho thêm 1 lít nước vào nồi và đặt xửng vào. Lấy nắp đậy lại rồi bắc nồi lên bếp, hầm với mức lửa vừa trong khoảng 20 phút cho khoai lang chín đều. Sau đó, tắt bếp đi và lấy xửng ra ngoài để khoai nguội bớt.

Lưu ý: Khi hấp bạn nên để ý, nếu thấy khoai đã chín vàng đều thì tắt bếp tránh trường hấp quá tay khiến khoai bị nát.

Hấp khoai cho đến khi khoai chín tới
Hấp khoai cho đến khi khoai chín tới

3.3. Bước 3: Nghiền và ướp khoai lang

Cho 1 nửa phần khoai lang đã hấp trên ra đĩa, dùng muỗng tán cho thật nhuyễn.

Phần khoai còn lại hãy cho thêm 50g đường vào và xóc cho thật đều và ướp khoai trong vòng 10 phút cho ngấm đều đường.

Lưu ý: Tùy theo khẩu vị và độ hảo ngọt của bạn để tăng hoặc giảm lượng đường cho hợp.

3.4. Bước 4: Cách nấu chè khoai lang cốt dừa

Đổ 800ml nước vào nồi, cho khoai lang đã tán nhuyễn trước đó vào cùng. Thêm 100g đường, khuấy đều sau đó đặt nồi lên bếp để đun với mức lửa vừa.

Cho bột khoai, bột báng vào rồi tiếp tục khuấy đều khoảng 10 phút và tiếp tục đun cho đến khi nồi chè sôi lại lần nữa.

Thêm 200ml hỗn hợp bột bắp đã hòa tan vào nồi chè, khuây nhẹ cho hỗn hợp chín đều. Tiếp theo, thêm khoai lang đã ướp đường vào để nấu cùng. Đây là bước quan trọng trong cách nấu chè khoai lang cốt dừa để có được món chè dẻo mềm.

Mở lửa lớn hơn và đun cho chè sôi lại tầm 10 phút thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp đi.

Đổ khoai đã tán nhuyễn vào và khuấy đều
Đổ khoai đã tán nhuyễn cùng nước vào nồi, đun lửa nhỏ và chú ý khuấy đều

3.5. Bước 5: Nấu nước cốt dừa

Bắc một chiếc nồi khác lên bếp, đổ 100ml nước cốt dừa vào, bật bếp để đun sôi nước cốt.

Tiếp theo, cho 15g đường, ⅓ muỗng cà phê muối vào để khuấy tan rồi thêm 30ml hỗn hợp bột bắp đã hòa tan vào. Khuấy đều cho đến khi nồi nước cốt dừa sệt lại thì tắt bếp.

Nấu nước cốt dừa đến khi sệt lại
Nấu nước cốt dừa đến khi sệt lại

4. Thành phẩm

Hoàn thành các bước trên là bạn đã có một món tráng miệng chất lượng. Cuối cùng bạn chỉ cần múc chè ra chén, rồi chan thêm một ít nước cốt dừa lên phía trên để thưởng thức là được.

Ăn món chè khoai lang cốt dừa, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu bùi bùi hòa quyện chung với nước cốt dừa béo cực kỳ hấp dẫn.

Món chè khoai lang nước cốt dừa đậm vị
Món chè khoai lang nước cốt dừa đậm vị

Xem thêm:

5. Một số biến tấu khác của món chè khoai lang

Ngoài cách nấu chè khoai lang cốt dừa, hãy tham khảo thêm một số biến tấu khác của món chè này để thay đổi khẩu vị.

5.1. Chè khoai lang đậu xanh

Nếu bạn đã học được cách nấu chè khoai lang cốt dừa thì món tráng miệng này cũng không quá khó thực hiện, quy trình như sau:

Nguyên liệu

  • 2 của khoai lang

  • 100g đậu xanh tách vỏ

  • 5 muỗng canh bột sắn dây

  • 7 muỗng canh đường vàng

  • 1 ít muối

Nguyên liệu nấu chè khoai đậu xanh
Nguyên liệu nấu chè khoai đậu xanh

Cách làm

  • Bước 1: Đậu xanh mua về nên rửa sạch rồi mang đi ngâm nước khoảng 2 - 3 tiếng để đậu có thể nở đều. Sau đó, vớt ra rửa lại lần nữa và để ráo. Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.

Ngâm đậu xanh trước khi nấu
Ngâm đậu xanh trước khi nấu
  • Bước 2: Cho đậu xanh và khoai lang vào nồi rồi thêm ⅓ muỗng cà phê muối cùng 1 lít nước vào, bắc lên bếp đun sôi. Khi thấy chè và khoai lang đã chín mềm thì thêm 7 muỗng canh đường vào khuấy nhẹ cho tan ra.

Cho khoai lang và đậu xanh vào nồi
Cho khoai lang và đậu xanh cùng nước vào nồi nấu đến khi chín mềm
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp bột sắn dây vào và mở lửa lớn, khuấy liên tục cho đến khi chè sánh lại thì tắt bếp. Cuối cùng bạn có thể cho chè ra bát để thưởng thức.

5.2. Chè khoai lang bí đỏ

Được biến tấu từ cách nấu chè khoai lang cốt dừa, món chè khoai lang bí đỏ cũng khá dễ thực hiện với quy trình sau:

Nguyên liệu

  • 1 củ khoai lang

  • 300g bí đỏ

  • 5 muỗng canh đậu xanh không vỏ

  • 5 muỗng canh đậu phộng

  • 10 muỗng canh đường

Nguyên liệu nấu chè khoai cùng bí đỏ
Nguyên liệu nấu chè khoai cùng bí đỏ

Cách làm

  • Bước 1: Đậu phộng ngâm trong nước qua đêm cho mềm. Đậu xanh thì mang đi rửa sạch rồi ngâm khoảng 2 - 3 tiếng cho nở mềm. Khoai và bí đỏ gọt vỏ thật sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.

Ngâm đậu phộng trước khi nấu
Ngâm đậu phộng trước khi nấu
  • Bước 2: Đổ đậu phộng vào nồi cùng 1 lít nước, bắc lên bếp nấu cho chín đều. Khi đậu đã luộc được khoảng 5 phút thì hãy cho thêm khoai lang, bí đỏ, đậu xanh vào cùng để hầm trong lửa lớn.

  • Bước 3: Khi thấy nồi chè đã sôi, hạ nhỏ lửa rồi thêm 10 muỗng canh đường vào, khuấy đều cho đến khi tan hoàn toàn thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có được món chè khoai lang bí đỏ để thưởng thức rồi.

6. Bảo quản chè khoai lang sau khi nấu

Hãy tham khảo một số cách bảo quản dưới đây để món ăn trở nên ngon miệng và an toàn cho sức khỏe hơn, bao gồm:

  • Nếu dùng chè không hết, hãy cho chè vào tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên bạn nên dùng trong 2 - 3 ngày không nên để lâu hơn tránh trường hợp chè bị hỏng.

  • Nên cho chè vào hộp hoặc túi kín để ngăn không khí và các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào.

  • Hãy đảm bảo chè đã nguội rồi mới đóng gói và bảo quản, bởi nếu chè còn nóng sẽ dễ tạo ra độ ẩm và gây mốc.

  • Trước khi ăn hãy kiểm tra lại về mùi vị và tình trạng của chè, nếu phát hiện chè có mùi hay màu lạ thì nên bỏ ngay lập tức.

7. Những ai nên và không nên ăn chè khoai?

Ngoài cách nấu chè khoai lang cốt dừa, bạn nên tham khảo những đối tượng nên hoặc không nên sử dụng món chè này. Thông qua đó có thể biết mình nên dùng hay không, từ đó đảm bảo sức khỏe.

7.1. Ai nên dùng món chè khoai lang cốt dừa?

Cách nấu món chè khoai lang cốt dừa vừa dễ thực hiện mà lại còn có lợi cho sức khỏe, dưới đây là danh sách những đối tượng nên dùng món tráng miệng này, bao gồm:

  • Người muốn bổ sung vitamin A cùng nhiều dưỡng chất khác nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.

  • Lượng đường và tinh bột từ món chè sẽ giúp cung cấp năng lượng nhanh, tốt cho những người cần bổ sung năng lượng.

  • Hàm lượng chất xơ có trong món chè có thể cải thiện hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.

  • Khoai lang và nước cốt dừa đều chứa kali vậy nên sẽ rất tốt cho người muốn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

7.2. Những người không nên dùng chè khoai lang cốt dừa

  • Những người đang muốn giảm cân không nên dùng bởi lượng đường và tinh bột khá nhiều.

  • Những người dị ứng với khoai lang hoặc nước cốt dừa cũng không nên dùng món chè này.

  • Người bị tiểu đường nên hạn chế dùng bởi nó có thể gây tăng lượng đường trong máu khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Cách nấu chè khoai lang cốt dừa không hề khó khăn. Chỉ với các nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm mua và các bước làm đơn giản, bạn hoàn toàn có thể chế biến món ăn này mời gia đình và bạn bè cùng thưởng thức. Tuy nhiên, bạn nên thưởng thức món chè này vào buổi sáng hoặc trưa, tránh ăn buổi tối gây nặng bụng, khó tiêu ảnh hưởng đến giấc ngủ.