Đóng góp bởi: Harry Quang
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 06/11/2023 21:56:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
3 phút đọc

Sắm lễ động thổ gồm những gì? Hướng dẫn làm lễ động thổ để xây dựng thuận lợi

Sắm lễ động thổ gồm những gì? Theo quan niệm từ xa xưa, nghi lễ động thổ giúp quá trình xây dựng thuận lợi hơn cũng như tránh được hạn xui khi xây nhà. Do đó sắm lễ động thổ luôn được gia chủ chuẩn bị từ sớm để tránh thiếu sót không đáng có.

1. Nguồn gốc của nghi lễ động thổ

Thực tế lễ động thổ có nguồn gốc từ văn hóa của Trung Hoa và có từ hàng ngàn đời nay. Theo tương truyền, nghi lễ được bắt đầu từ năm 113 Trước Công Nguyên tức dưới thời vua Vũ Hán Đế. Sau đó, nghi lễ được truyền bá vào nước ta và được thực hiện cho đến ngày nay.

Xây nhà là một trong những công việc quan trọng nhất cuộc đời mỗi người. Xây dựng ngôi nhà tốt không chỉ là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt mà còn giúp gia chủ có sức khỏe tốt, thu hút tài lộc.

Giới thiệu về nguồn gốc của lễ động thổ
Nguồn gốc của lễ động thổ xuất phát từ Trung Quốc với ý nghĩa giúp gia chủ trình báo với thổ thần xin phép xây dựng

2. Ý nghĩa của lễ cúng động thổ

Trong quá trình xây dựng nhà ở, chúng ta cần đào móng, tác động tới long mạch. Điều này có thể mang đến những điều không may mắn. Lễ động thổ được biết đến như một lễ tế đất để xin thần đất xây nhà, nối long mạch. Đặc biệt trình báo tới ông thổ địa vì ông sẽ giúp canh giữ đất đai nên cần phải trình báo trước khi xây.

Ngoài ra, có quan niệm dân gian cho rằng trên mảnh đất mà chúng ta sắp thi công có thể sẽ có các vong linh đang trú ngụ. Hoặc có thể mảnh đất từng là nơi linh thiêng, nơi thờ cúng, đền miếu, chùa chiền… Lễ cúng sẽ giúp gia chủ trình báo, mong muốn các vong linh sẽ chuyển đến vùng đất khác.

Tóm lại, lễ cúng động thỏ mong muốn quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Trình báo việc xây dựng công trình với thần đất, thổ địa và các vong trên đất.

Xem thêm: Lễ Cất Nóc Là Gì? Nhớ Rõ Lưu Ý Này Để Không Phạm Điều Tối Kỵ

3. Sắm lễ động thổ cần những gì?

Là một buổi lễ quan trọng nên gia chủ thường sắm lễ động thổ từ sớm. Nếu bạn chưa biết lễ động thổ cần những gì thì hãy chuẩn bị theo danh sách sau:

  • Một con gà luộc, nên chọn gà trống tơ và có mào đẹp.

  • Một miếng thịt lợn luộc, nên chọn thịt vai hoặc thịt ba chỉ.

  • Một đĩa muối trắng hạt to.

  • Một bạt gạo trắng.

  • Một bát nước lọc.

  • Năm bánh oản đỏ.

  • Năm lễ tiền vàng.

  • Một đĩa muối gạo nhỏ.

  • Một đỉnh vàng hoa tươi.

  • Nửa lít rượu trắng.

  • Bao thuốc, chè khô.

  • Chín bông hoa hồng đỏ.

  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.

  • Ba hũ nhỏ đựng muối - gạo - nước và để cạnh nhau.

  • Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã tiêm.

  • Một bộ quần áo của Quan Thần linh: Quần áo, mũ, hia. Chọn bộ màu đỏ đi cùng kiếm trắng.

  • Một bộ tam sên: Thịt luộc cùng tôm luộc, trứng vịt luộc.

  • Mâm ngũ quả, có thể tùy chọn tùy thuộc vào mùa và vùng miền.

  • 2 cây đèn cầy.

Danh sách sắm lễ động thổ
Danh sách các vật phẩm cần chuẩn bị cho lễ động thổ

4. Hướng dẫn các bước cúng lễ động thổ

Sau khi đã sắm lễ động thổ đầy đủ theo danh sách trên, gia chủ có thể tiến hành thực hiện lễ cúng. Thông thường, chủ tế hoặc thấy cúng sẽ là người thực hiện và diễn ra như sau:

4.1. Chọn ngày giờ thực hiện lễ cúng

Việc chọn ngày giờ để thực hiện cúng động thổ là vô cùng quan trọng vì mỗi ngày, mỗi khung giờ đều có vận hung - cát riêng. Để tính toán sự hung cát cần dựa vào bản đồ sao, sự vận động của trời đất.

Hầu hết gia chủ đều chọn ngày giờ hoàng đạo trước khi sắm lễ động thổ. Không chỉ chọn ngày giờ đẹp mà cần phải hài hòa, phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ. Như vậy mọi việc mới được hanh thông, vạn sự như ý. Để chắc chắn, gia chủ nên tìm các thầy để xem tuổi, nếu cần hãy chọn người hợp mệnh để thay thế.

4.2. Chuẩn bị mâm cúng động thổ

Sau khi đã xác định được ngày giờ thực hiện lễ cúng gia chủ mới tiến hành sắm lễ động thổ. Như vậy mới đảm bảo đồ cúng được tươi mới, tuy nhiên không nên chuẩn bị quá gấp nếu không khi thiếu sót sẽ rất khó bổ sung.

Với đầy đủ danh sách ở trên, gia chủ sẽ tiến hành sắp xếp mâm cỗ theo chỉ dẫn của thầy cúng. Gia chủ nên là người trực tiếp sắm lễ động thổ và sắp xếp để thể hiện lòng thành kính.

Quá trình các bước thực hiện lễ động thổ đúng chuẩn
Quá trình các bước thực hiện lễ động thổ đúng theo phong thủy

4.3. Thực hiện cúng bái lễ động thổ

Cuối cùng, khi đã chuẩn bị xong, lễ cúng động thổ sẽ được thực hiện. Gia chủ sẽ thắp 2 chiếc đèn cầy đã chuẩn bị, đốt 7 nén nhang nếu gia chủ là nam, 9 nén nếu gia chủ là nữ. Sau đó, người chủ bắt đầu đọc bài văn khấn động thổ.

Khi đã đọc xong bài văn khấn, gia chủ sẽ kết thúc buổi lễ bằng cách cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên lên mảnh đất. Sau đó người thợ sẽ đào từ nhất cuốc của người thợ để bắt đầu xây dựng công trình, ngôi nhà.

Xem thêm: Năm 2024 Xây Nhà Hướng Nào Tốt? Chọn Được Hướng Này, Cả Nhà Sung Túc, Khoẻ Mạnh

Trên đây là thông tin mà gia chủ cần biết để sắm lễ động thổ cũng như thực hiện buổi nghi lễ đúng chuẩn và diễn ra tốt đẹp. Động thổ là nghi lễ quan trọng và không thể thiếu khi xây dựng vì thế bạn hãy chuẩn bị thật chu đáo để mọi việc diễn ra suôn sẻ.