Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Tư, 24/04/2024 22:15:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
5 phút đọc

Shop Drawing là gì? Quy trình chi tiết khi tạo bản vẽ Shop Drawing

Dù là kỹ sư xây dựng lâu năm hoặc mới vào nghề thì chắc hẳn cũng sẽ quen thuộc với thuật ngữ Shop Drawing. Vậy Shop Drawing là gì? Tại sao nó lại được các kỹ sư đặc biệt chú trọng và đánh giá là không thể thiếu trong quá trình thi công?

1. Tìm hiểu về Shop Drawing là gì?

Trong thiết kế và luật xây dựng, người ta thường nhắc đến những thuật ngữ như:

  • Bản vẽ sơ bộ

  • Bản vẽ cơ sở

  • Bản vẽ kỹ thuật

  • Bản vẽ kỹ thuật thi công

Tuy nhiên, trong quá trình thi công thì bạn còn có thể bắt gặp thuật ngữ Shop Drawing. Vậy Shop Drawing là gì? Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ bản vẽ thi công chi tiết, thường được dùng tại công trường xây dựng.

Shop Drawing là gì mà được đánh giá là không thể thiếu trong thi công công trình?
Shop Drawing là gì mà được đánh giá là không thể thiếu trong thi công công trình?

Shop Drawing triển khai từ bản vẽ mời thầu và bản vẽ cơ sở cho nên thường đầy đủ hơn so với bản vẽ cơ sở. Shop Drawing là một phần trong hợp đồng thi công, kiểm tra nghiệm thu vì nó thể hiện độ chính xác, thông số kỹ thuật, kích thước và khối lượng của công trình.

Đây là cơ sở để thi công và thanh toán cho nên khi triển khai cần đảm bảo độ chính xác, vẽ đúng tỷ lệ, đúng kích thước. Đây là bản vẽ thi công chi tiết nhất khi thi công xây dựng. Dựa vào bản vẽ kỹ thuật cùng với Spec của dự án, chủ thầu sẽ triển khai bản vẽ Shop Drawing cho hạng mục thi công và trình lên chủ đầu tư để duyệt.

2. Vai trò của Shop Drawing là gì trong quá trình thi công?

Mọi hoạt động trong thi công công trình đều phải có Shop Drawing. Do đó, nó có vai trò vô cùng quan trọng. Thường thì các bản vẽ sẽ không thể hiện được hết các thông tin cần thiết về kết cấu và chi tiết công trình.

Để nắm rõ được những thông tin về kết cấu thì các kỹ sư cần tổng hợp thông tin từ các bản vẽ khác nhau. Mà ShopDrawing lại được tổng hợp từ bản vẽ cơ sở và bản vẽ kỹ thuật cho nên có đầy đủ thông tin mà chủ đầu tư lẫn các kỹ sư cần nắm.

Hơn nữa, Shop Drawing còn là cơ sở để thi công, nghiệm thu và triển khai bản vẽ. Vì thế, bản vẽ shop có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong các hoạt động thi công công trình.

Vai trò của Shop Drawing trong quá trình thi công là rất quan trọng
Vai trò của Shop Drawing trong quá trình thi công là rất quan trọng

3. Quy trình thiết kế Shop Drawing là gì?

Sau khi tìm hiểu Shop Drawing là gì và vai trò của nó như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình thiết kế bản vẽ này.

3.1. Trao đổi ý tưởng

Khi có ý tưởng về công trình, chủ đầu tư sẽ phải làm trực tiếp với các kiến trúc sư để đưa ra những yêu cầu và mong muốn của mình. Những kiến trúc sư là người có kinh nghiệm chuyên môn, có kiến thức bài bản. Họ sẽ phân tích và đưa ra những tư vấn thiết kế sao cho phù hợp nhất.

Một số nội dung mà chủ đầu tư có thể được chia sẻ:

  • Trao đổi về thời gian thi công cũng như chi phí thi công.

  • Tư vấn thêm một số yếu tố về công trình sắp thi công.

  • Trao đổi với chủ đầu tư để thống nhất ý tưởng để không bị bất đồng trong quá trình làm việc về sau.

3.2. Khảo sát hiện trạng công trình

Sau khi nhận được các yêu cầu thiết kế của nhà đầu tư, kiến trúc sư sẽ tiến hành:

  • Khảo sát, kiểm tra thực trạng của khu đất. Trường hợp thực trạng của khu đất phức tạp và khó đo đạc thì cần thuê đơn vị đo đạc chuyên nghiệp để đo và lập bản đồ.

  • Khảo sát các công trình xung quanh: Khảo sát khu đất, các tuyến đường, cửa ra/vào.

Khảo sát là một phần không thể thiếu trong quy trình thiết kế Shop Drawing
Khảo sát là một phần không thể thiếu trong quy trình thiết kế Shop Drawing

3.3. Lên phương án thiết kế

Công việc thiết kế công trình xây dựng được chia làm 2 phần là: Thiết kế kiến ​​trúc và thiết kế nội thất. Đầu tiên là thiết kế phương án kiến ​​trúc sơ bộ rồi đến thiết kế chi tiết của tòa nhà và thiết kế sơ đồ nội thất. Hồ sơ thiết kế phương án sơ bộ bao gồm có sơ đồ và các bản vẽ phối cảnh hoặc những bản vẽ bổ sung nếu là công trình phức tạp.

3.4. Thiết kế để xin cấp phép xây dựng

Thiết kế xin giấy phép xây dựng trong Shop Drawing là gì? Sau khi đã lập thiết kế sơ bộ, nhà thiết kế sẽ lập hồ sơ thiết kế để nộp cho ban quản lý xin phép xây dựng. Sau khi được cấp giấy phép xây dựng thì mới có thể thực hiện xây dựng theo bản thiết kế.

Tùy thuộc vào quy mô và vị trí công trình, giấy phép xây dựng sẽ được nộp cho phòng quản lý xây dựng cấp huyện/quận hoặc tỉnh/thành phố.

3.5. Thiết kế bản vẽ thi công

Nguyên tắc thiết kế bản vẽ thi công là công trình phải được thực hiện theo đúng thiết kế và dự toán trước kinh phí. Các thành phần chính của một bản vẽ thi công:

  • Kế hoạch thiết kế sàn.

  • Bản vẽ các mặt đứng nhà, mặt cắt và chi tiết kiến ​​trúc.

  • Sơ đồ tính toán kết cấu khả năng chịu lực.

  • Hệ thống kỹ thuật công trình.

  • Bảng dự toán về chi phí xây dựng.

Các kỹ sư sẽ là người thiết kế Shop Drawing sau khi đã hoàn thành việc thu thập thông tin
Các kỹ sư sẽ là người thiết kế Shop Drawing sau khi đã hoàn thành việc thu thập thông tin

4. Những yêu cầu khi triển khai Shop Drawing là gì?

Như đã giải thích ở trên, Shopdrawing là một phần quan trọng trong tất cả các dự án công trình. Do đó, khi lập bản Shopdrawing, kỹ sư cần đảm bảo được những yêu cầu nhất định. Sau đây là các yêu cầu cơ bản trong triển khai shopdrawing:

4.1. Kỹ năng sử dụng Autocad

Shopdrawing thực hiện rất đơn giản nhờ phần mềm Autocad. Tuy nhiên, để triển khai bản vẽ không mất nhiều thời gian thì các kỹ sư cần phải biết cách sử dụng thành thạo phần mềm vẽ Autocad. Ngoài ra, với khối lượng công việc lớn thì việc sử dụng thành thạo Autocad sẽ giúp tiết kiệm thời gian và có hiệu quả cao.

4.2. Tuân thủ quy định bản vẽ kỹ thuật

Tuân thủ đúng quy định bản vẽ là yếu tố bắt buộc trong thiết kế thi công. Nếu một bản vẽ được thiết kế không theo bất cứ quy tắc hay quy định nào thì chắc chắn sẽ rất khó hiểu. Việc tuân thủ đúng quy định của bản vẽ kỹ thuật sẽ giúp giải thích một cách dễ dàng hơn với các nhà đầu tư. Họ có thể tự hiểu được mà không cần phải hướng dẫn.

4.3. Bám sát bản vẽ cơ sở

Trên phần tìm hiểu về Shopdrawing là gì, ta có thể thấy Shop Drawing là bản chuyển từ bản vẽ thiết kế sang bản vẽ thi công. Do đó, trong quá trình làm shopdrawing trên autocad, kỹ sư cần bám sát bản vẽ cơ sở để thực hiện.

4.4. Kỹ năng trình bày

Shop Drawing có ảnh hưởng đến những công đoạn khác, chẳng hạn như thi công, nghiệm thu công trình và hoàn công. Do đó, khi lập shopdrawing thì kỹ sư cần chú ý trình bày khoa học, dễ hiểu và chi tiết. Bản shopdrawing được trình bày dễ hiểu luôn đem đến hiệu quả tốt trong quá trình thi công.

Yêu cầu đối với các kỹ sư khi thực hiện bản vẽ Shop Drawing là rất lớn
Yêu cầu đối với các kỹ sư khi thực hiện bản vẽ Shop Drawing là rất lớn

5. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư Shop Drawing

Trên thị trường lao động, có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư Shop Drawing. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến thiết kế xây dựng, thi công công trình.

Mức lương dành cho vị trí này khá hấp dẫn, tùy theo kinh nghiệm, một kỹ sư Shop Drawing có thể nhận được mức lương từ 10 triệu – 15 triệu. Thậm chí mức lương của bạn có thể hơn thế khi bạn được lòng nhà tuyển dụng về kỹ năng làm việc. Để tìm được công việc này thì bạn có thể thông qua các trang mạng xã hội, các trang web tuyển dụng trực tuyến như job3s,...

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư Shop Drawing tăng khá cao với mức thu nhập hấp dẫn
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư Shop Drawing tăng khá cao với mức thu nhập hấp dẫn

Công việc của một kỹ sư Shop Drawing khi được tuyển dụng là chịu trách nhiệm tạo ra các bản vẽ kỹ thuật, tài liệu liên quan. Ngoài ra còn phải hướng dẫn quá trình sản xuất và thi công trong các dự án.

Bài viết trên đây đã chia sẻ về Shop Drawing là gì. Như vậy, chia sẻ trong bài viết này đã giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về Shop Drawing cũng như những yêu cầu cần thiết đối với một kỹ sư Shop Drawing. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong những dự án xây dựng của mình.

Xem thêm: