Bạn là ?
Công chức và viên chức là các thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ những người làm việc trong nhà nước. Công chức và viên chức là hai loại nhân viên nhà nước được phân biệt dựa trên loại đơn vị họ làm việc và chế độ được hưởng.
Công chức là những công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Quy định tuyển dụng của Công chức - viên chức khác với quy trình của các doanh nghiệp ngoài nhà nước nên thông thường CV sẽ không được sử dụng trong quy trình tuyển dụng này.
Việc đánh giá năng lực của công chức - viên chức được thực hiện dựa trên các tiêu chí như: Trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kết quả thi tuyển... nên CV Công chức - viên chức không phải là yếu tố đánh giá năng lực ứng viên.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức hoặc quốc gia mà bạn đang ứng tuyển, CV công chức - viên chức có thể cần thiết hoặc không. Công chức và viên chức khi ứng tuyển vào vị trí mới không bắt buộc phải viết CV theo format chuẩn như ứng tuyển vào các công ty tư nhân.
Dù không phải tất cả các vị trí công chức hoặc viên chức đều yêu cầu CV. Bạn vẫn có thể chuẩn bị một bản CV công chức - viên chức để nâng cao khả năng cạnh tranh và thể hiện năng lực bản thân một cách hiệu quả.
CV cho vị trí công chức hoặc viên chức thường cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sự chuyên nghiệp và minh bạch. Nếu bạn muốn chuẩn vị CV Công chức - viên chức bạn có thể tham khảo các thông tin về những nội dung cần có trong CV như sau:
Thông tin cá nhân
Mục tiêu nghề nghiệp
Nêu ngắn gọn mục tiêu của bạn khi ứng tuyển cho vị trí công chức hoặc viên chức, và lý do bạn quan tâm đến vị trí này. Thông thường mục tiêu nghề nghiệp thể hiện mong muốn và định hướng phát triển của bản thân trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
Học vấn
Liệt kê các bằng cấp, chứng chỉ và khóa học có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển, bao gồm cả tên trường, nơi đào tạo và năm tốt nghiệp. Chú ý liệt kê trình độ học vấn trong CV công chức - viên chức từ cao xuống thấp.
Kinh nghiệm làm việc
Liệt kê chi tiết về các vị trí làm việc trước đây, cũng như trách nhiệm và nhiệm vụ bạn đã đảm nhận. Nhấn mạnh vào kinh nghiệm liên quan đến công việc công chức hoặc viên chức, bao gồm quản lý hành chính, biên chế, thực hiện chính sách và quản lý dự án.
Kỹ năng
Liệt kê các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn mà bạn có phù hợp với vị trí làm việc trong CV công chức - viên chức như: Kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, quản lý dự án, phân tích và giải quyết vấn đề.
Thành tựu
Nêu rõ những thành tựu và giải thưởng mà bạn đã đạt được trong quá trình làm việc hoặc học tập, đặc biệt là những thành tựu có liên quan đến công việc công chức hoặc viên chức. Thành tựu là minh chứng cụ thể nhất cho năng lực và kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực bạn làm.
Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa cho thấy bạn là người năng động, nhiệt tình và có khả năng tham gia vào các hoạt động tập thể. Hoạt động ngoại khóa thường được ghi trong CV công chức - viên chức gồm: Các hoạt động tình nguyện, các dự án xã hội, hoặc các vị trí trong các tổ chức xã hội khác.
Định dạng và kiểu chữ
CV công chức - viên chức của bạn nên có định dạng gọn gàng, dễ đọc và thể hiện được sự chuyên nghiệp. Sử dụng kiểu chữ dễ đọc và màu sắc phù hợp sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, tránh sự quá màu mè và phô trương.
Kiểm tra lỗi
Trước khi nộp CV, hãy kiểm tra kỹ lỗi chính tả và ngữ pháp để đảm bảo sự chính xác và chuyên nghiệp. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra chính tả và ngữ pháp để hỗ trợ.
Lưu ý: Viết CV cho công chức/viên chức cần tuân theo hướng dẫn của cơ quan tuyển dụng. Nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng, súc tích và bố cục rõ ràng.
Xem thêm:
Khi viết CV công chức - viên chức, có một số sai lầm phổ biến mà bạn cần tránh để đảm bảo CV của bạn chuyên nghiệp và thu hút sự hơn.
Hãy tránh sử dụng ngôn từ lạc hậu, ngôn ngữ không chuyên nghiệp hoặc câu văn mơ hồ. Cần sử dụng ngôn từ rõ ràng, chính xác và chuyên nghiệp để truyền đạt thông điệp của bạn.
Một CV chứa lỗi chính tả hoặc ngữ pháp có thể tạo ra ấn tượng không tốt và cho thấy sự thiếu cẩn thận của bạn. Hãy kiểm tra thật kỹ các lỗi trước khi nộp CV công chức - viên chức.
Mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ mục tiêu của bạn khi ứng tuyển cho vị trí công chức hoặc viên chức.
Tránh việc sử dụng mẫu CV công chức - viên chức mặc định hoặc thiếu sáng tạo. Hãy tạo ra một bản CV riêng biệt và độc đáo để nổi bật giữa các ứng viên khác.
Hãy chắc chắn rằng thông tin cá nhân của bạn là chính xác và cập nhật mới nhất. Việc sai lệch thông tin có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạn.
Viết sai chính tả, dùng từ không đúng ngữ cảnh, ngữ pháp lủng củng sẽ khiến CV của bạn thiếu chuyên nghiệp và gây mất thiện cảm với người tuyển dụng.
CV công chức - viên chức không bắt buộc theo format chuẩn như ứng tuyển vào công ty tư nhân. Tuy nhiên việc viết CV sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn. Hãy dành thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và nâng cao khả năng trúng tuyển thành công.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề