Bạn là ?
Nhân viên là gì? Nhân viên là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người làm việc trong các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hay cơ quan bất kỳ, với vai trò và trách nhiệm cụ thể tùy thuộc vào từng chức vụ. Có thể hiểu, nhân viên chính là người lao động.
Các nhân viên có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: Chức vụ, bậc lương, trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn,...
Các nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu của mình. Họ cần có các kỹ năng và năng lực cần thiết để làm việc hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của công việc.
Khi đã nắm rõ khái niệm nhân viên là gì, hãy cùng tìm hiểu cách phân loại nhân viên như thế nào. Nhân viên là một thuật ngữ chung để chỉ những người lao động làm việc trong các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Tuy nhiên, tuỳ theo cách phân loại khác nhau mà nhân viên sẽ có nhiều dạng và hình thức tồn tại:
Phân loại nhân viên theo tên gọi gắn với công việc là cách phân loại phổ biến hiện nay. Với cách phân loại này, các bạn sẽ ghép từ nhân viên với nghề nghiệp, vị trí công việc của họ. Ví dụ như: Nhân viên Marketing, nhân viên kinh doanh, nhân viên IT,...
Dựa vào thời gian làm việc thì nhân viên có thể chia làm 2 loại là nhân viên toàn thời gian (full time) và nhân viên bán thời gian (part time):
Nhân viên toàn thời gian (full time): Đây là mẫu nhân viên sẽ đi làm đầy đủ theo thời gian cố định là 8 tiếng/ngày. Những nhân viên này thường làm việc toàn thời gian cố định và không bị vướng bận bởi những vấn đề khác.
Nhân viên bán thời gian (part time): Đây là mẫu nhân viên sẽ chỉ làm trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là nửa ngày chứ không làm hết 8 tiếng/ngày. Nhân viên part time thường là học sinh, sinh viên, người có thời gian rảnh rỗi,...
Với tiêu chí về sự công nhận thì nhân viên sẽ được chia ra làm 2 loại: Nhân viên chính thức và nhân viên không chính thức.
Nhân viên chính thức: Là những người lao động được công ty công nhận bằng một bản hợp đồng lao động kéo dài từ 1 - 3 năm tuỳ thuộc vào từng công ty. Khi trở thành nhân viên chính thức thì sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi, chính sách đãi ngộ, chính sách nhân sự mà công ty đưa ra cùng với đó là việc đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm của mình với công ty.
Nhân viên không chính thức: Đây là nhân viên được bổ nhiệm cho vị trí công việc do chưa có người phù hợp để thay thế. Nhân viên tạm thời sẽ được ký kết hợp đồng trong một khoảng thời gian lao động ngắn để công ty có thể tìm kiếm được người phù hợp. Dù là nhân viên tạm thời, nhưng cá nhân đó vẫn được hưởng các quyền lợi mà một nhân viên được có.
Tóm lại, về cơ bản thì nhân viên có thể được chia thành các loại như trên. Tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể mà sẽ có cách gọi nhân viên sao cho phù hợp nhất có thể.
Các yếu tố để phân biệt chuyên viên và nhân viên là gì? Dưới đây là bảng phân biệt cụ thể sự khác nhau giữa nhân viên và chuyên viên:
Tiêu chí/Vị trí công việc | Nhân viên | Chuyên viên |
Khái niệm | Danh xưng gọi chung cho người lao động làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn. | Về bản chất cấp bậc, chuyên viên có vị trí cao hơn so với chức danh nhân viên. Yêu cầu tuyển dụng ở cấp chuyên viên, các nhà tuyển dụng cần các ứng viên có bằng cấp đại học ngành liên quan cũng như kinh nghiệm từ 1 – 3 năm. |
Tính chất công việc nhân viên là gì? | Nhân viên có trách nhiệm và vai trò là thành viên đóng góp ý kiến và xây dựng thêm cho hiệu quả. Ở vị trí này, thường không yêu cầu quá cao về bằng cấp hay kinh nghiệm. | Chịu trách nhiệm cho các đầu việc cần đảm bảo tính chuyên môn cao và kinh nghiệm sâu rộng hơn. |
Mô tả công việc | - Đảm nhiệm các công việc hành chính như hợp đồng, giấy tờ, thuế,... - Thực hiện phát triển các kênh cộng đồng của công ty theo kế hoạch đã đề ra từ trước. - Chăm sóc khách hàng thân thiết và các đối tác vừa và nhỏ của doanh nghiệp. - Đề xuất các ý tưởng để cùng nhau nâng cao chất lượng kế hoạch. - Một số công việc khác nếu cấp trên yêu cầu thêm. | - Nghiên cứu, phân tích và định hướng phát triển cũng như lập kế hoạch kinh doanh trong thời gian ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. - Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, các đối tác,... - Quản trị nhân sự bên dưới và trao đổi công việc với các phòng ban khác trong công ty để đảm bảo tiến độ công việc tốt nhất. - Báo cáo mức độ hoàn thành công việc cũng như kết quả công việc cho cấp trên là các giám đốc, quản lý cấp cao,... |
Xem thêm: Chuyên Viên Là Gì? Tổng Hợp Những Quy Định Về Tiêu Chuẩn Và Ngạch Chuyên Viên
Các kỹ năng cần có của nhân viên là gì? Để trở thành nhân viên làm việc trong các tổ chức, công ty, tập đoàn thì cần có những kỹ năng sau:
Kỹ năng mềm: Các doanh nghiệp đều có nhu cầu tìm kiếm nhân viên có kỹ năng như giao tiếp, teamwork, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề,...
Ngoại ngữ: Với sự phát triển của kinh tế toàn cầu, việc biết nhiều ngoại ngữ là một lợi thế lớn cho các ứng viên.
Kỹ năng chuyên môn: Đối với những vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn như IT, Marketing, tài chính,... sẽ liên quan đến các kỹ năng cơ bản như lập trình, phân tích dữ liệu, thiết kế đồ hoạ, quản lý dự án,...
Xem thêm: Kỹ Năng Mềm Là Gì? Yếu Tố Quan Trọng Trong Công Việc Và Cuộc Sống
Bên cạnh việc nắm rõ khái niệm nhân viên là gì, thì bạn cũng cần phải biết các nhân tố hình thành nên sự gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp hiện nay. Dưới đây là các nhân tố quan trọng hình thành nên sự gắn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp:
Giao tiếp: Một môi trường làm việc thoải mái, cởi mở cho phép tự do đóng góp, tự do nêu ý kiến và thể hiện bản thân là bước đầu hình thành sự kết nối nhân viên và doanh nghiệp.
Mục đích: Mỗi nhân viên đều muốn được khẳng định bản thân cũng như sự công nhận các giá trị mà mình đem lại cho công ty. Vì vậy, công ty cần cho nhân viên của mình nhận thấy rõ được giá trị của họ và công ty cần họ như thế nào.
Không gian làm việc: Công ty là nơi mà nhân viên dành phần lớn thời gian trong ngày để gắn bó. Do đó, một môi trường làm việc thân thiện, đầy đủ tiện nghi sẽ giúp nhân viên thoải mái làm việc hiệu quả hơn.
Sự công nhận: Sự gắn kết được hình thành khi công ty quan tâm, và ghi nhận những đóng góp nỗ lực của nhân viên. Sự ghi nhận cũng sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng và tạo động lực để cống hiến và gắn bó với công ty.
Phát triển bản thân: Một công ty được đánh giá cao là phải giúp nhân viên phát triển được bản thân cũng như có các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của họ.
Tình bạn: Việc phát triển tình bạn tại nơi làm việc giúp nhân viên kết nối về mặt cảm xúc cũng như gắn kết và làm việc hiệu quả.
Người quản lý tốt: Những nhà quản lý giỏi, tạo được cảm xúc tích cực, làm nhân viên cảm thấy hào hứng sẽ là người truyền động lực rất lớn cho nhân viên.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khái niệm nhân viên là gì và cách phân biệt chuyên viên và nhân viên trong doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được yếu tố tạo nên sự kết nối nhân viên giúp quản lý công ty, doanh nghiệp tốt hơn.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề