Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Sáu, 14/06/2024 22:37:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Trọng số là gì? Tính ứng dụng siêu cấp trong nhiều lĩnh vực có thể bạn chưa biết

Trọng số là gì? Có lẽ, trong cuộc sống, không phải ai cũng biết đến khái niệm trọng số hoặc khi nghe đến cũng sẽ nghĩ rằng trọng số là một công thức liên quan đến toán học. Tuy nhiên, trên thực tế trọng số được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Để hiểu hơn về trọng số là gì, mời bạn cùng đón đọc những thông tin vô cùng hữu ích trong bài viết dưới đây.

1. Trọng số là gì? Tầm quan trọng của trọng số

Trọng số là gì? Trọng số hay còn có cách gọi khác là trung bình trọng số được định nghĩa là một loại giá trị trung bình, sử dụng để tính toán, đánh giá mức độ quan trọng của mỗi giá trị đối với kết quả cuối cùng. Hiểu một cách đơn giản, để đánh giá mức độ khác nhau của các giá trị, người ta sẽ gắn một tỷ trọng cho chúng. Tỷ trọng này không cố định mà sẽ dao động tùy thuộc vào mức độ quan trọng của giá trị đó so với những giá trị khác trong bảng dữ liệu chung.

Như vậy, về cơ bản bạn đọc cũng đã hiểu được trọng số là gì. Trong cuộc sống, có thể thấy trọng số được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Bởi vì nó không chỉ giúp cho các kết quả tính toán được chính xác mà còn phản ánh công bằng, đúng chuẩn mức độ của từng loại giá trị. Lấy ví dụ từ trường hợp tính điểm trung bình trong một lớp học, giá trị điểm số của học sinh giỏi được gán với trọng số lớn hơn so với học sinh kém. Điều này giúp đánh giá đúng sự xuất sắc của học sinh giỏi ở mức độ cụ thể nhất.

Trọng số là gì? Đây là một loại giá trị được dùng để đánh giá
Trọng số là gì? Đây là một loại giá trị được dùng để đánh giá

2. Ưu, nhược điểm của trung bình trọng số

Trọng số là một phương pháp tính trung bình dựa trên các trọng số của từng giá trị. Phương pháp này được áp dụng vào nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế, giáo dục,… giúp chúng ta tính toán trung bình một cách chính xác hơn so với những phương pháp trung bình đơn giản.

2.1. Trung bình trọng số có những ưu điểm gì?

Trung bình trọng số với tập hợp các giá trị, trong đó mỗi giá trị được nhân với một hệ số trọng số tương ứng. Vì vậy, trong quá trình so sánh, đánh giá kết quả, có thể thấy những ưu điểm nổi bật của trung bình trọng số như sau:

  • Độ chính xác cao: Trọng số là gì? Trung bình trọng số là việc chúng ta gán một hệ sống trọng số tương ứng với mỗi giá trị nên việc tính toán sẽ đạt được độ chính xác cao hơn so với trung bình đơn giản.

  • Phù hợp với dữ liệu có trọng số khác nhau: Trung bình trọng số phù hợp với bộ dữ liệu có nhiều trọng số khác nhau, mỗi giá trị trong dữ liệu đóng vai trò quan trọng hơn so với giá trị khác.

  • Tối ưu hóa kết quả tính toán: Phương pháp dùng trọng số trong tính trung bình giúp tối ưu kết quả tính toán, đặc biệt là trong trường hợp dữ liệu không tương đồng với nhau.

2.2. Nhược điểm của trung bình trọng số

Trọng số là gì? Trung bình trọng số có nhược điểm nào? Trọng số hay phương pháp trung bình trọng số ngoài những ưu điểm kể trên cũng tồn tại một số hạn chế sau đây:

  • Tính phức tạp: So với trung bình đơn giản, việc tính toán trong phương pháp trung bình trọng số có vẻ phức tạp hơn. Đặc biệt là khi lượng dữ liệu lớn, có nhiều trọng số khác nhau.

  • Tính phụ thuộc: Trung bình trọng số phụ thuộc vào các trọng số được sử dụng. Việc chọn lựa các trọng số chính xác, phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán. Vì vậy, nếu không chọn được các trọng số phù hợp thì kết quả sẽ không chính xác và không có giá trị thực tế cao.

  • Tính khác biệt: Trung bình trọng số sẽ không phù hợp với loại dữ liệu không có trọng số. Nếu dữ liệu của bạn không được đặt trọng số thì nên sử dụng phương pháp tính trung bình đơn giản.

3. Hướng dẫn cách tính trọng số chính xác nhất

Trọng số là gì, công thức tính như thế nào là đúng chuẩn? Cách tính trọng số hay trung bình trọng số là một công cụ thống kê quan trọng giúp tính toán giá trị trung bình của một tập hợp các số, mỗi số sẽ được gán với một tỷ trọng tương ứng. Công thức tính trung bình trọng số cụ thể như sau:

Trung bình trọng số = (giá trị trọng số 1 x giá trị thứ nhất + giá trị trọng số 2 x giá trị thứ hai +…+ giá trị trọng số n x giá trị thứ n) / tổng giá trị các trọng số.

Lưu ý, trong công thức tính trung bình trọng số, tổng giá trị các trọng số bằng tổng tất cả các giá trị trọng số có trong bảng dữ liệu. Như vậy, công thức trên sẽ cho phép chúng ta tính toán trung bình các mức độ ảnh hưởng khác nhau của các phần tử trong tệp dữ liệu.

Để giúp bạn hiểu hơn trọng số là gì cũng như cách tính trung bình trọng số, dưới đây là ví dụ về cách tính điểm trung bình của học sinh dựa trên trọng số được gán với từng môn học. Cụ thể như sau:

Giả sử học sinh A có điểm các môn học và trọng số lần lượt là:

  • Môn Toán 8 điểm, trọng số là 3

  • Môn Văn 7 điểm, trọng số là 2

  • Môn Anh 9 điểm, trọng số là 1

Tổng trọng số các môn là: 3+2+1 = 6

Điểm trung bình của học sinh A = (8 x 3 + 7 x 2 + 9 x 1) / 6 = 7.5

Cần áp dụng đúng công thức để có kết quả trọng số chính xác
Cần áp dụng đúng công thức để có kết quả trọng số chính xác

4. Ứng dụng thực tiễn của trọng số trong các lĩnh vực

Trọng số là gì? Ngoài việc tính toán điểm trung bình của học sinh, trọng số còn có thể ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Dưới đây là những phân tích cụ thể về tính thực tiễn của trọng số trong một số công việc, ngành nghề điển hình.

4.1. Tính KPI cho nhân viên theo trọng số

Trọng số còn là một cách để sử dụng trong việc tính toán KPI cho các nhân viên trong một bộ phận, đơn vị, doanh nghiệp,… Khi tính KPI theo trọng số, bạn cần phải xác định được tầm quan trọng của mỗi nhiệm vụ công việc. Bởi mỗi nhân viên sẽ đảm nhiệm nhiều đầu mục công việc khác nhau, nhưng không phải đầu việc nào cũng có đóng góp giá trị giống nhau. Vì vậy, việc gán các trọng số khác nhau từ cao đến thấp tương ứng với mức độ quan trọng của công việc.

Thông thường, bạn có thể chia công việc thành ba nhóm chính, bao gồm:

  • Nhóm A: Loại công việc cần nhiều thời gian thực hiện, có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu chung của bộ phận, công ty.

  • Nhóm B: Công việc tiêu tốn ít thời gian hơn nhóm A, ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu chung của bộ phận, công ty; hoặc công việc tốn nhiều thời gian thực hiện nhưng ảnh hưởng ít tới mục tiêu chung.

  • Nhóm C: Các công việc tốn ít thời gian, ít ảnh hưởng tới mục tiêu chung.

Ví dụ, trong một bộ phận, nhân viên M có 5 KPI, trong đó có 2 KPI thuộc nhóm B, 2 KPI thuộc nhóm C, 1 KPI thuộc nhóm D. Cách tính KPI của nhân viên M như sau:

KPI

Nhóm KPI

Trọng số KPI

1

B

30%

2

B

30%

3

C

15%

4

C

15%

5

D

10%

4.2. Trọng số trong kế toán và phương pháp bình quân gia quyền

Trọng số là gì? Trọng số được sử dụng phổ biến trong kế toán thống kê bởi tính công bằng, sát thực hơn so với phương pháp tính toán giá trị trung bình phổ thông. Cùng với đó, phương pháp bình quân gia quyền cũng được các nhân viên kế toán áp dụng.

Cụ thể, bình quân gia quyền là chỉ số trung bình trọng số, trong đó giá trị bình quân gia quyền của mỗi phần tử biểu thị cho mức độ quan trọng của phần tử đó trong cùng một tập hợp. Mỗi phần từ gắn với một trọng số. Trọng số phải có giá trị tương đương với mức độ tin cậy, tần suất lặp lại hoặc có tầm quan trọng trong việc tính toán chung. Trọng số của một giá trị càng cao thì giá trị đó thường xuyên được sử dụng và không thể thiếu trong bảng dữ liệu.

Phương pháp bình quân gia quyền là như thế nào? Hai phương pháp này là một sự kết hợp chặt chẽ giúp kế toán viên có thể áp dụng được trong nhiều trường hợp khác nhau như:

  • Tính toán giá nguyên liệu, giá trị hàng tồn kho, giá hàng hóa (xuất khẩu, nhập khẩu).

  • Tính lương cho nhân viên, đặc biệt là những nhân viên phụ trách nhiều đầu việc khác nhau. Trong đó, hoa hồng theo sản phẩm, tiền thưởng theo hệ số lượng, ngày công,… cũng được tính toán theo phương pháp này.

  • Quản lý, phân tích tài chính để theo dõi mặt hàng nào được người tiêu dùng ưa chuộng,…

Trọng số được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày
Trọng số được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày

4.3. Tính trọng số trong Excel như thế nào đúng chuẩn nhất?

Excel là công cụ tuyệt với giúp cho việc tính toán của bạn trở nên tối ưu hơn bao giờ hết. Hiện tại, Excel có hai hàm được sử dụng để tính trung bình trọng số nhanh chóng. Đó là hàm SUM và hàm SUMPRODUCT. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể dành cho bạn.

  • Các bước tính trọng số bằng hàm SUM

Trọng số là gì, tính bằng hàm SUM có gì đặc biệt? Các bước tính trung bình trọng số hàm SUM cụ thể như sau:

+ Bước 1: Gán tỷ trọng cho mỗi giá trị có trong bảng dữ liệu.

+ Bước 2: Lấy từng giá trị nhân với trọng số tương ứng của nó.

+ Bước 3: Tiến hành tính tổng các giá trị vừa tính được.

+ Bước 4: Lấy giá trị tổng chia cho tổng của các trọng số.

Tuy nhiên, cách tính trọng số theo các bước trên bằng hàm SUM thường được áp dụng với những bảng dữ liệu đơn giản, có ít dữ liệu. Với những bảng tính có nhiều dữ liệu phức tạp thì không nên dùng hàm SUM để tính toán.

  • Các bước tính trọng số bằng hàm SUMPRODUCT

Để tối ưu hóa dữ liệu dài và phức tạp, giảm thời gian nhập công thức, hàm SUMPRODUCT chính là chân ái dành cho bạn. Các bước tính toán vẫn được thực hiện giống như 4 bước tính trọng số trong hàm SUM. Nhưng điều đặc biệt là bạn không cần phải nhập tay đối với từng giá trị mà chỉ cần nhập vùng dữ liệu là được. Công thức tính trung bình trọng số của hàm SUMPRODUCT cụ thể như sau: =SUMPRODUCT(values_range, weights_range) / SUM(weights_range).

Trong đó:

  • “Value_range”: Đại diện cho vùng giá trị.

  • “Weights_range”: Đại diện cho vùng trọng số.

Lưu ý: Để có thể sử dụng được hàm SUMPRODUCT, bạn cần chú ý đến các mảng đối số phải có cùng kích thước. Ngoài ra, các ô trống, chữ hoặc hàm logic cũng sẽ không thể sử dụng được khi tính trọng số bằng hàm SUMPRODUCT.

Hướng dẫn thực hiện tính số trung bình trên Excel
Hướng dẫn thực hiện tính số trung bình trên Excel

Như vậy, toàn bộ thông tin trên chi tiết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trọng số là gì cùng công thức tính trọng số, ứng dụng của nó trong các lĩnh vực hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có nhiều kiến thức hơn về trọng số và có thể áp dụng nó vào trong chính công việc của mình, nâng cao hiệu suất làm việc hơn nữa.

Xem thêm: