Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Tư, 26/06/2024 21:45:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
8 phút đọc

Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức mới nhất

Sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức có mẫu riêng với nhiều mục được trình bày khác biệt so với sơ yếu lý lịch thông thường, được quy định cụ thể trong Thông tư 06/2023/TT-BNV của Bộ Nội Vụ. Theo đó, cán bộ công chức trúng tuyển cần sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch này khi làm bộ hồ sơ công chức vào Nhà nước.

1. Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức theo Thông tư 06/2023/TT-BNV

Sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức là thành phần bắt buộc có trong bộ hồ sơ tuyển dụng công chức. Theo quy định của Bộ Nội vụ, trong vòng 30 ngày (kể từ ngày có quyết định tuyển dụng), người lao động có thể nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng phù hợp.

Ngoài sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức (có mẫu quy định riêng), công chức cần chuẩn bị thêm quyển “Lý lịch cán bộ, công chức” (do công chức tự kê khai về bản thân và các mối quan hệ gia đình, xã hội); bản “Tiểu sử tóm tắt” do cơ quan có thẩm quyền xác nhận; bản sao giấy khai sinh có xác nhận của địa phương cùng các quyết định tuyển dụng, xét tuyển công chức.

Sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức là hồ sơ bắt buộc trong bộ hồ sơ công chức, viên chức
Sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức là hồ sơ bắt buộc trong bộ hồ sơ công chức, viên chức

Sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức là tài liệu tóm tắt về bản thân công chức cũng như các mối quan hệ của công chức trong gia đình, ngoài xã hội. Các thông tin được đưa ra do công chức tự kê khai, được yêu cầu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi cơ quan quản lý hồ sơ công chức tiếp nhận sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức sẽ thẩm tra, xác minh tính trung thực của các thông tin cũng như đối chiếu với Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bởi Sở Tư pháp nơi thường trú.

Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức mới nhất là mẫu sơ yếu lý lịch được ban hành theo Thông tư 06/2023/TT-BNV. Bản sơ yếu lý lịch được chia thành 38 mục khác nhau bao gồm phần thông tin của cán bộ công chức (thông tin cá nhân, quá trình bồi dưỡng, quá trình công tác, lịch sử bản thân, khen thưởng/kỷ luật), mối quan hệ gia đình, hoàn cảnh kinh tế gia đình và nhận xét của cơ quan/ đơn vị sử dụng.

Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức mới nhất được sử dụng nằm tại phụ lục của Thông tư 06/2023/TT-BNV
Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức mới nhất được sử dụng nằm tại phụ lục của Thông tư 06/2023/TT-BNV

Xem thêm: Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Chuẩn

2. Hướng dẫn cách khai báo lý lịch dành cho cán bộ công chức

Tất cả các mục ghi trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức cần được kê khai đầy đủ, chính xác. Cán bộ công chức có thể tham khảo hướng dẫn cách khai báo sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức dưới đây.

2.1. Cách khai báo các thông tin cơ bản

  • Họ và tên khai sinh: Viết chính xác họ và tên theo thông tin được ghi trên giấy khai sinh. Viết hoa với kích thước lớn, rõ ràng.
  • Tên gọi khác: Tên gọi khác được hiểu là bí danh, thường là tên gọi được dùng trong văn học nghệ thuật, bút danh,… Nếu cán bộ công chức không có tên gọi khác, có thể bỏ qua mục này.
  • Sinh ngày, dân tộc, tôn giáo: Ngày sinh, dân tộc, tôn giáo của cán bộ công chức cần ghi đúng theo giấy khai sinh.
  • Nơi sinh: Nơi sinh của cán bộ công chức được viết đúng như giấy khai sinh. Tuy nhiên, ở một vài địa phương, việc thay đổi địa danh đơn vị hành chính có thể khiến nơi sinh của cán bộ công chức đổi tên so với thông tin trên giấy khai sinh. Khi đó, phần nơi sinh vẫn ghi theo giấy khai sinh nhưng phía sau bổ sung thêm thông tin “nay là…”
  • Quê quán: Thông tin về quê quán được ghi trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức được ghi theo trình tự: Xã (phường/ thị trấn), huyện (quận/ thành phố), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). Thông tin tại mục quê quán được ghi theo nơi sinh của cha đẻ hoặc nông nội của cán bộ công chức.
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức là thông tin trong hộ khẩu. Tuy nhiên, ngày nay, hộ khẩu đã không sử dụng, theo đó, cán bộ công chức có thể ghi thông tin theo địa chỉ thường trú tại app VNeID (ứng dụng do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư- Bộ công an).
  • Nơi ở hiện nay: Nơi ở hiện nay của cán bộ công chức là nơi mà cá nhân và gia đình đang sinh sống. Nơi ở hiện nay có thể trùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc không. Phần thông tin này cũng có trên VNeID.
Các phần thông tin ghi trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức cần chính xác 100%
Các phần thông tin ghi trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức cần chính xác 100%

2.2. Cách điền thông tin nghề nghiệp, chức vụ

  • Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức mới nhất có phần “Nghề nghiệp khi được tuyển dụng”. Tại mục này, cán bộ cần ghi rõ công việc mình đã làm trước khi được tuyển dụng vào công chức nhà nước. Nếu cán bộ công chức là người phụ thuộc, không làm công việc gì, tại mục này cần ghi “Không nghề nghiệp”
  • Ngày tuyển dụng: Ngày tuyển dụng là ngày cán bộ công chức có quyết định tuyển dụng. Trình tự ghi là ngày - tháng - năm.
  • Chức vụ hiện tại: Chức vụ hiện tại ghi trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức là vị trí mà cán bộ công chức được bổ nhiệm.
  • Công việc chính được giao: Theo tờ bổ nhiệm công chức sẽ ghi rõ công việc chính mà cán bộ cần làm sau khi đỗ kỳ tuyển dụng công chức. Do đó, cán bộ công chức cần ghi chính xác phần công việc được giao trong tờ bổ nhiệm vào mục “Công việc chính được giao” trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức.
  • Các mục ngạch công chức (viên chức), bậc lương, hệ số, ngày hưởng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khác trong sơ yếu lý lịch được ghi theo quyết định tuyển dụng.
Các mục ngạch công chức, bậc lương, hệ số lương,... trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức ghi theo quyết định tuyển dụng
Các mục ngạch công chức, bậc lương, hệ số lương,... trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức ghi theo quyết định tuyển dụng

2.3. Cách điền các thông tin học vấn​

  • Trình độ giáo dục phổ thông: Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất ở Việt Nam là 12/12. Cán bộ công chức cần ghi rõ đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo nào (hệ chính quy, hệ dân lập).
  • Trình độ chuyên môn cao nhất: Cán bộ công chức ghi rõ trình độ chuyên môn cao nhất mà bản thân đạt được ở thời điểm làm hồ sơ sơ yếu lý lịch cán bộ công chức. Trình độ chuyên môn cao nhất đã được cấp bằng/ chứng chỉ của thủ trưởng cơ quan đào tạo. Các bậc trình độ chuyên môn gồm: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ.
  • Lý luận chính trị: Cán bộ công chức đã tốt nghiệp các khóa lý luận chính trị cần ghi rõ trong sơ yếu lý lịch: Sơ cấp chính trị, cao cấp chính trị,…
  • Quản lý nhà nước: Nếu đã tham gia vào các khóa quản lý nhà nước và được công nhận cấp bậc, cán bộ công chức cần ghi rõ tại mục “Quản lý nhà nước”, cụ thể như Chuyên viên cao cấp, chuyên viên, chuyên viên chính, cán sự,…
  • Ngoại ngữ: Cán bộ công chức khai báo sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức cần ghi rõ loại ngôn ngữ nước ngoài mình có thể sử dụng trong mục “Ngoại ngữ”, nếu cán bộ công chức không thể sử dụng ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Việt có thể bỏ qua mục này.
  • Tin học: Ở mục “Tin học” trong bản sơ yếu lý lịch cần ghi trình độ tin học văn phòng cao nhất. Trình độ này được yêu cầu có chứng chỉ/ chứng nhận của đơn vị đào tạo.

2.4. Cách điền các thông tin khác

  • Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam, ngày tham gia tổ chức chính trị- xã hội, ngày nhập ngũ, danh hiệu được phong tặng cao nhất, sở trường công tác, khen thưởng, kỷ luật: Tất cả các mục này trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức mới nhất được ghi rõ theo thông tin thực tế. Người chưa vào Đảng, chưa tham gia tổ chức chính trị - xã hội, chưa nhập ngũ có thể bỏ trống thông tin.
  • Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe của cán bộ công chức thường được ghi theo các mức tốt, trung bình hoặc kém. Tình trạng này ghi theo giấy khám sức khỏe của cá nhân trong 6 tháng trở lại đây.
  • Là thương binh hạng: Mục này dành cho cán bộ công chức là thương binh, cần ghi rõ thương binh hạng mấy. Nếu cán bộ công chức là con của thương binh, con liệt sĩ hoặc con của gia đình thuộc diện chính sách cũng cần ghi rõ trong mục này.
  • Số CMND/ CCCD: Số chứng minh thư nhân dân hiện nay đã được thay thế bởi số căn cước công dân, cán bộ công chức cần ghi đủ 12 số trên căn cước công dân, ghi rõ ngày cấp.
  • Số sổ BHXH: Nếu đã từng tham gia bảo hiểm xã hội, cán bộ công chức ghi số bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội trên bản kê khai sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức. Nếu chưa đóng bảo hiểm xã hội, cán bộ công chức có thể bỏ qua mục này.
  • Quá trình đào tạo, bồi dưỡng: Tại mục 32- Quá trình đào tạo, bồi dưỡng được chia thành các mục nhỏ gồm: Chuyên môn, lý luận chính trị, bồi dưỡng quản lý nhà nước/ chức danh nghề nghiệp/ nghiệp vụ chuyên ngành; bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng; tin học; ngoại ngữ/ tiếng dân tộc. Ở mỗi mục kể trên, cán bộ công chức chỉ cần kê khai các thông tin liên quan (tháng/ năm; tên cơ sở đào tạo, chứng chỉ được cấp, điểm sổ) nếu đã tốt nghiệp. Nếu chưa từng tham gia, bỏ qua các mục này.
  • Tóm tắt quá trình công tác: Mục 33 trong sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức yêu cầu tóm tắt quá trình công tác của cán bộ công chức. Người kê khai cần ghi rõ thời gian, đơn vị công tác cũng như chức danh/ chức vụ trong từng khoảng thời gian đó. Nếu cán bộ công chức chưa từng làm việc tại đâu, mục này có thể bỏ trống.
Hướng dẫn cách ghi tóm tắt quá trình công tác, đào tạo nghiệp vụ trong sơ yếu lý lịch
Hướng dẫn cách ghi tóm tắt quá trình công tác, đào tạo nghiệp vụ trong sơ yếu lý lịch
  • Với các mục “Đặc điểm lịch sử bản thân”, “Diễn biến quá trình lương của cán bộ, công chức” trong sơ yếu lý lịch, cán bộ công chức chỉ cần khai báo chính xác các thông tin ở từng mục được yêu cầu.
  • Quan hệ gia đình, hoàn cảnh kinh tế gia đình: Ở các mục này, cán bộ công chức cần khai báo thông tin theo tình trạng thực tế về bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh/ chị/ em ruột cũng như thực trạng kinh tế của gia đình.
Hướng dẫn cách viết mục “Bố, Mẹ, anh chị em ruột (bên vợ hoặc chồng); “Hoàn cảnh kinh tế gia đình” trong sơ yếu lý lịch
Hướng dẫn cách viết mục “Bố, Mẹ, anh chị em ruột (bên vợ hoặc chồng); “Hoàn cảnh kinh tế gia đình” trong sơ yếu lý lịch
  • Nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức là phần cuối cùng trong bản sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức. Tuy nhiên, cán bộ công chức không kê khai phần này, cần để trống để cán bộ quản lý đưa ra nhận xét.

Bản sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức có một số điểm khác biệt so với các mẫu sơ yếu lý lịch thông thường. Văn bản này sau khi khai báo, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận sẽ được lưu trữ, bảo mật theo đúng nguyên tắc tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV; do đó, người khai báo cần ghi chính xác, rõ ràng nhất tất cả các thông tin được yêu cầu. Khi viết sơ yếu lý lịch, cần lựa chọn bút mực xanh hoặc đen, các chữ to, rõ ràng, không viết tắt.

Xem thêm: