Copyright là gì? Những thông tin về quyền tác giả không phải ai cũng biết

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 22/05/2024 19:49:00 +07:00
Copyright là gì? Với những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và pháp lý, Copyright không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, ngay cả những đối tượng biết đến thuật ngữ này cũng có nhiều người chưa hiểu tường tận về nó. Trong bài viết này, job3s cùng bạn khám phá chi tiết về Copyright từ định nghĩa đến quyền lợi và quy định liên quan.

Ngày càng nhiều người tìm hiểu Copyright là gì vì nó gắn liền đến quyền lợi của chính mình. Cũng có những người biết ký hiệu © là Copyright nhưng lại không nắm được cụ thể đây là gì.

Copyright (bản quyền hay quyền tác giả) là một dạng bảo vệ pháp lý cho các tác phẩm sáng tạo từ sách, phim, tranh ảnh, bài hát, phần mềm,... Một tác phẩm được bảo vệ bởi Copyright, người sở hữu có quyền kiểm soát cách thức sử dụng, sao chép và phân phối tác phẩm đó. Tác giả cũng có thể kinh doanh tác phẩm để thu lợi nhuận nhờ việc bán bản quyền.

Theo Công ước Berne, tác phẩm được đăng ký bản quyền có thời gian bảo vệ Copyright tối thiểu là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Sau đó, khi thời hạn bảo hộ 50 năm kết thúc, tác phẩm đó sẽ trở thành tài sản của công chúng.

Copyright là gì? Đây là một dạng bảo vệ pháp lý cho các tác phẩm sáng tạo
Copyright là gì? Đây là một dạng bảo vệ pháp lý cho các tác phẩm sáng tạo

Copyright là gì, có quan trọng không? Sự quan tâm và tần suất nhắc đến thuật ngữ này đã chứng tỏ tầm quan trọng của Copyright.

  • Thúc đẩy sự sáng tạo: Khi quyền lợi của tác giả và chủ sở hữu được bảo vệ sẽ khích lệ các tác giả sáng tạo, đầu tư nghiêm túc vào tác phẩm mới.

  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Copyright cung cấp các quyền pháp lý cho tác giả và chủ sở hữu, đảm bảo họ nhận được phần thưởng công bằng với công sức mình bỏ ra. Không những thế, Copyright còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì di sản văn hóa nghệ thuật để chúng được truyền bá cho thế hệ sau.

  • Khuyến khích đầu tư, phát triển: Sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố quan trọng để các công ty, doanh nghiệp đầu tư phát triển, sản xuất tác phẩm mới. Hơn nữa, Copyright còn tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và cạnh tranh công bằng.

  • Hỗ trợ kinh tế: Liên quan đến ngành công nghiệp sáng tạo, Copyright là yếu tố góp phần tạo ra nguồn thu nhập cho các tác giả, nghệ sĩ, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp sáng tạo.

2. Top 2 quyền cơ bản của quyền tác giả

Tìm hiểu Copyright là gì không thể bỏ qua những thông tin về 2 quyền cơ bản của quyền tác giả. Đó là quyền nhân thân và quyền tài sản (theo Điều 22, 23 Bộ Luật Dân sự 2005, Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Luật sở hữu trí tuệ).

2.1. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân trong Copyright được hiểu là quyền xác lập mối liên hệ giữa tác giả với tác phẩm, không để thừa kế, không thể chuyển giao, được bảo hộ vô thời hạn. Quyền này bao gồm:

  • Quyền đặt tên cho tác phẩm (không áp dụng với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ nước ngoài);

  • Quyền đứng tên trên tác phẩm (bao gồm cả tên thật và bút danh); được xướng tên khi tác phẩm được sử dụng;

  • Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình;

  • Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Trừ trường hợp đã thỏa thuận với tác giả, bất cứ ai cũng không được tự ý sửa chữa, cắt xén hay xuyên tạc tác phẩm dưới mọi hình thức.

  • Với tác phẩm là các ứng dụng, phần mềm, chương trình máy tính, nhà đầu tư sản xuất và tác giả sẽ thỏa thuận về việc đặt tên.

Quyền nhân thân và quyền tài sản là 2 quyền cơ bản của tác giả đối với tác phẩm của mình
Quyền nhân thân và quyền tài sản là 2 quyền cơ bản của tác giả đối với tác phẩm của mình

2.2. Quyền tài sản

Copyright là gì, quyền tài sản trong quyền tác giả gồm những nội dung nào? Theo khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tài sản có 6 ý chính sau:

  • Quyền làm tác phẩm phái sinh (tác phẩm dịch ra ngôn ngữ khác, tác phẩm biên soạn, bản chú giải,...);

  • Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng (do chính tác giả thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện;

  • Quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện sao chép tác phẩm;

  • Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm dưới tất cả các hình thức hợp pháp. Với tác phẩm nhiếp ảnh và tạo hình, quyền này bao gồm cả triển lãm và trưng bày;

  • Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào để công chúng tiếp cận được tác phẩm theo thời gian, địa điểm phù hợp với họ;

  • Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao (có thời hạn) với các tác phẩm điện ảnh và chương trình máy tính.

Không phải tất cả các loại hình tác phẩm đều được bảo hộ quyền tác giả. Bạn cần nắm được thông tin để được hưởng quyền lợi cũng như tránh vi phạm bản quyền.

Copyright là gì, những đối tượng nào được áp dụng Copyright? Dưới đây là những loại hình tác phẩm (gồm chữ viết, âm thanh, hình ảnh) được bảo hộ bởi quyền tác giả:

  • Sách giáo khoa, giáo trình, tác phẩm văn học, khoa học thể hiện dưới dạng ký tự, chữ viết;

  • Bài phát biểu, bài giảng, bài nói;

  • Tác phẩm báo chí (chữ viết, âm thanh, hình ảnh);

  • Tác phẩm âm nhạc (thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình, có hoặc không có lời);

  • Tác phẩm sân khấu (gồm tất cả các loại hình nghệ thuật biểu diễn);

  • Tác phẩm điện ảnh (phim, phim nhựa, phim video, phim kỹ thuật số,...);

  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng (tác phẩm thể hiện bằng đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục,...);

  • Tác phẩm nhiếp ảnh (gồm tất cả các phương pháp kỹ thuật như hóa học, điện tử,...);

  • Tác phẩm kiến trúc (các công trình xây dựng, tòa nhà, kết cấu, không gian thiết kế dựa trên các yếu tố mỹ thuật, kỹ thuật,...);

  • Sơ đồ, bản đồ, bản vẽ, bản họa đồ liên quan đến địa hình, các công trình khoa học, kiến trúc;

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (truyện, thơ, câu đối dân gian; bài hát, nhạc cụ dân gian; nghi lễ dân gian;...);

  • Chương trình máy tính (tập hợp các chỉ dẫn thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, vận hành bằng ngôn ngữ lập trình);

  • Tác phẩm phái sinh (đảm bảo không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc; được sự cho phép của tác giả tác phẩm gốc; tác giả làm tác phẩm phái sinh trực tiếp sáng tạo; có dấu ấn riêng của tác giả tác phẩm phái sinh).

Chỉ có một số đối tượng nhất định được áp dụng Copyright
Chỉ có một số đối tượng nhất định được áp dụng Copyright

Mặc dù Copyright bảo vệ bản quyền cho tác phẩm nhưng vẫn có một số đối tượng không nằm trong phạm vi của quyền bảo hộ tác giả. Đó là:

  • Các tin tức thời sự, thông cáo báo chí ngắn hàng ngày. Bởi những đối tượng này không có tính sáng tạo, chỉ mang tính chất đưa tin.

  • Các văn bản hành chính như văn bản thuộc lĩnh vực tư pháp, văn bản quy phạm pháp luật,... Đây là những loại văn bản thuộc quyền quản lý của nhà nước.

  • Các đối tượng như nguyên lý, khái niệm, quy trình,... không được bảo :bộ quyền tác giả vì chỉ mang tính chất cung cấp thông tin.

4. Điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả

Liên quan đến những nội dung nghiên cứu Copyright là gì đương nhiên phải đề cập đến các điều kiện để tác giả và tác phẩm được áp dụng quyền bảo hộ.

4.1. Điều kiện với tác phẩm

Một tác phẩm cần đáp ứng 3 điều kiện dưới đây để được bảo hộ quyền tác giả:

  • Tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo: Sự ra đời của một tác phẩm giá trị, xứng đáng được bảo vệ bởi Copyright phải đến từ quá trình tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo của tác giả.

  • Tác phẩm thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định: Hình thức thể hiện là cơ sở để một tác phẩm được thừa nhận và bảo hộ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không giới hạn hình thức vật chất thể hiện tác phẩm nên tác phẩm ở bất cứ hình thức nào đủ điều kiện cũng nhận được quyền bảo hộ.

  • Tác phẩm thuộc lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật: Các lĩnh vực này bao gồm nhiều loại hình và liên quan nhiều đến sáng tạo, do đó cần được công nhận quyền tác giả.

4.2. Điều kiện với tác giả

Copyright là gì, tác giả cần có điều kiện gì để đăng ký bản quyền với các tác phẩm của mình?

  • Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, cũng chính là chủ sở hữu Copyright.

  • Tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài có tác phẩm lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam và chưa công bố ở các quốc gia khác.

  • Tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài sở hữu tác phẩm công bố đồng thời tại Việt Nam trong 30 ngày tính từ khi tác phẩm đó công bố lần đầu ở nước khác.

  • Tác giả là cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam đáp ứng các tiêu chí của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Nhiều người trong quá trình tìm hiểu Copyright là gì có một số thắc mắc liên quan. Trong đó, 2 điều sau đây là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất.

5.1. Bản quyền và quyền tác giả có phải là một?

Thực tế, ngay cả với những người trong ngành, khi được hỏi Copyright là gì cũng có hai câu trả lời được đưa ra. Xét về khái niệm, bản quyền và quyền tác giả đều để chỉ các quyền đối với tác phẩm. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt nhất định.

Cụ thể, quyền tác giả (hệ thống pháp luật châu Âu lục địa) xuất phát từ quan điểm gắn chặt quan hệ giữa tác phẩm và tác giả, coi trọng các quyền tinh thần của người sáng tạo. Còn bản quyền (hệ thống pháp luật Anh - Mỹ) ưu tiên bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu hơn chính tác giả.

Nhưng với sự hội nhập của các quốc gia, các tổ chức quốc tế nên sự khác biệt này cũng dần thay đổi, hòa hợp với nhau. Tại Việt Nam, hệ thống các văn bản pháp luật nước ta sử dụng thuật ngữ chính thức là quyền tác giả.

Bản quyền và quyền tác giả là 2 khái niệm riêng biệt
Bản quyền và quyền tác giả là 2 khái niệm riêng biệt

5.2. Vi phạm quyền tác giả bị xử lý ra sao?

Đã biết Copyright là gì, bạn cần hiểu rõ những quy định nếu vi phạm quyền tác giả. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ có 3 hình thức xử lý như sau:

  • Biện pháp dân sự (buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy,...).

  • Biện pháp hành chính (mức phạt cụ thể tương ứng với từng hành vi, từ 3 - 35 triệu đồng).

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự: Trường hợp cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan như cố ý sao chép tác phẩm, phân phối bản sao tác phẩm đến công chúng sẽ bị phạt tiền từ 300 triệu - 1 tỷ đồng hoặc phạt tù 6 tháng đến 03 năm.

Copyright là quyền tác giả, hiểu rõ về Copyright giúp những người theo đuổi công việc trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học bảo vệ được bản quyền tác phẩm của mình. Mong rằng với những thông tin job3s cung cấp, bạn đã nắm được thuật ngữ Copyright là gì cũng như có lời giải cho một số thắc mắc liên quan. Và đừng quên truy cập job3s thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về nghề nghiệp.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat