Bạn là ?
Khái niệm công chức đã được đề cập rất rõ ràng trong khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019).
Từ khái niệm đó có thể hiểu một cách đơn giản, công chức là công dân Việt Nam, đáp ứng đầy đủ điều kiện để được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong biên chế Nhà nước và hưởng lương từ biên chế Nhà nước.
Đối chiếu với quy định chi tiết trong Nghị định 06/2010/NĐ-CP, công chức hiện đang làm việc ở các cơ quan, đơn vị cụ thể dưới đây:
Cơ quan, đơn vị thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam
Văn phòng Chủ tịch nước
Văn phòng Quốc hội
Văn phòng Kiểm toán Nhà nước
Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và một số tổ chức được thành lập bởi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Các cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện
Hệ thống Tòa án nhân dân
Hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân
Cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
Cơ quan, đơn vị của Công an nhân dân
Ngạch là thuật ngữ gắn liền với khái niệm công chức là gì, hiểu một cách đơn giản thì đây là thuật ngữ chỉ thứ bậc khác nhau về năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
Việc phân loại công chức được thực hiện dựa trên 2 tiêu chí chính là:
Theo ngạch công chức, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm:
Loại A: Công chức mang ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
Loại B: Công chức mang ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.
Loại C: Công chức mang ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
Loại D: Ngạch cán sự hoặc tương đương, ngạch nhân viên.
Theo vị trí công tác, bao gồm:
Công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.
Công chức không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.
Có 2 hình thức chính để trở thành công chức hiện nay là thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Riêng đối với trường hợp xét tuyển chỉ áp dụng đối với người đáp ứng điều kiện trở thành công chức, đồng thời cam kết tình nguyện làm việc ở các khu vực gồm biên giới, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số với thời gian tối thiểu từ 5 năm trở lên.
Các trường hợp còn lại đều tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển. Ngoài 2 trường hợp trên, còn có thể tiếp nhận một số trường hợp vào làm công chức nếu đáp ứng yêu cầu tại khoản 3, khoản 4 Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019).
Dù với trường hợp nào, người tham gia ứng tuyển dụng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên.
Có đơn dự tuyển trở thành công chức.
Có lý lịch rõ ràng.
Có chứng chỉ, văn bằng phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Có phẩm chất chính trị tốt.
Có phẩm chất đạo đức tốt.
Có đầy đủ sức khỏe để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Không thuộc các trường hợp không được tham gia đăng ký dự tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019).
Đáp ứng các điều kiện khác tùy thuộc vào vị trí dự tuyển.
Hàng năm cơ quan Nhà nước có nhu cầu sẽ có thông báo tuyển dụng công chức, nếu đáp ứng các điều kiện trên, bạn có thể gửi hồ sơ dự tuyển. Ứng viên qua vòng hồ sơ sẽ trải qua 2 vòng thi như sau:
Vòng thi thứ nhất: Trắc nghiệm, với 3 phần gồm:
Kiến thức chung về lý luận về Nhà nước: gồm 60 câu.
Ngoại ngữ: 30 câu.
Tin học: 30 câu hỏi.
Ứng viên đủ điều kiện theo quy định có thể được miễn phần thi ngoại ngữ và tin học.
Vòng thi thứ 2: Bài thi về nghiệp vụ chuyên ngành
Vòng này có thể phỏng vấn hoặc thi viết tùy theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Trong đó nếu thi phỏng vấn là 30 phút và thi viết 180 phút.
Muốn biết sự khác nhau giữa cán bộ, công chức là gì cần xem xét dựa trên các yếu tố như khái niệm, chế độ làm việc, chế độ tiền lương và hình thức tuyển dụng.
Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn phân biệt cán bộ và công chức:
Tiêu chí | Cán bộ | Công chức |
Khái niệm | Là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm để giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan Nhà nước, làm việc theo biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. | Là công dân Việt Nam, đáp ứng đầy đủ điều kiện để được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong biên chế Nhà nước và hưởng lương từ biên chế Nhà nước. |
Địa điểm công tác | - Cơ quan Nhà nước - Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam - Tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã | - Cơ quan Nhà nước - Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam - Tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã - Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân - Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân |
Chế độ làm việc | - Thông qua bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm. - Làm việc theo nhiệm kỳ. | - Thông qua tuyển dụng, bổ nhiệm. - Làm việc theo ngạch, chức vụ hoặc chức danh, làm việc công vụ có tính chất thường xuyên. |
Thuộc biên chế | Có | Có |
Thời gian tập sự | Không có | - Với công chức loại C: 12 tháng - Với công chức loại D: 6 tháng |
Hợp đồng làm việc | Không có | Không có |
Tiền lương | Ngân sách Nhà nước | Ngân sách Nhà nước |
Bảo hiểm thất nghiệp | Không cần phải đóng | Không cần phải đóng |
Hình thức kỷ luật | - Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Bãi nhiệm | - Khiển trách - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Giáng chức - Cách chức - Buộc thôi việc |
Ví dụ | - Thủ tướng Chính phủ - Chánh án TAND tối cao - Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND cấp tỉnh … | - Kiểm sát viên - Thẩm phán - Viện trưởng Viện Kiểm sát - Chánh án - Chủ tịch UBND cấp huyện … |
Nhìn vào những tiêu chí trên có thể thấy bên cạnh những điểm tương đồng, cán bộ và công chức có nhiều điểm khác nhau, trong đó nổi bật nhất là hình thức tuyển dụng.
Công chức không làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nên cách tính lương cũng có nhiều điểm khác biệt.
Ở thời điểm hiện tại, tiền lương của công chức vẫn được xác định theo bậc lương, ngạch làm việc và lương cơ sở. Tuy nhiên kể từ 1/7/2024, khi các chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 chính thức có hiệu lực và đi vào áp dụng, cách tính lương của công chức sẽ có nhiều điểm thay đổi.
Dưới đây là cách tính tiền lương của công chức:
* Cách tính tiền lương cho công chức trước ngày 1/7/2024
Tiền lương của công chức = Lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó:
Lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính lương cho cán bộ, công chức và viên chức. Quy định về mức lương cơ sở sẽ do Chính phủ ký quyết định ban hành hàng năm dựa trên tình hình thực tế về kinh tế và xã hội. 1.800.000 đồng/tháng vẫn là mức lương cơ sở được áp dụng tính đến thời điểm hiện tại.
Hệ số lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch về mức lương dựa trên các yếu tố về năng lực, trình độ, bằng cấp. Công chức càng có trình độ cao thì hệ số lương càng cao. Hệ số lương hiện nay vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
* Cách tính tiền lương cho công chức từ ngày 1/7/2024
Khi quy định mới về cải cách tiền lương có hiệu lực, mức lương của công chức sẽ được xác định theo công thức sau:
Tiền lương của công chức = Lương cơ bản + phụ cấp
Trong đó:
Lương cơ bản sẽ chiếm 70% tổng quỹ lương sử dụng để chi trả cho công chức
Phụ cấp chiếm 30% tổng quỹ lương
Hàng năm, công chức còn có thể được hưởng thêm khoản tiền thưởng, chiếm 10% quỹ lương của năm.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc cải cách tiền lương như vậy sẽ giúp cho không chỉ công chức mà còn bao gồm cả cán bộ và viên chức có cơ hội nâng cao thu nhập.
Điều này cũng là xu thế tất yếu hiện nay, khi mà cơ chế tính lương cũ đã không còn phù hợp, khó có thể đảm bảo được đời sống ổn định cho người lao động. Việc cải cách tiền lương cũng tạo ra cơ chế đồng nhất giữa việc tính lương cho cán bộ, công nhân, viên chức với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thông thường.
Mặc dù không làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc nhưng công chức vẫn được đảm bảo các quyền lợi cơ bản về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên trong mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của công chức hiện nay không có trích đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bởi theo quy định của Luật Việc làm 2013, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Do công chức làm việc theo quyết định tuyển dụng của Nhà nước nên không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Còn các chế độ khác liên quan đến bảo hiểm xã hội công chức vẫn sẽ được đảm bảo đầy đủ.
Công chức là vị trí mà nhiều người hướng đến trong sự nghiệp, hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn nắm được điều kiện trở thành công chức là gì, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo để đạt được vị trí này.
Xem thêm:
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề