Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Ba, 03/10/2023 00:00:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
6 phút đọc

Top 30 câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp bạn ghi điểm

Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng không chỉ giúp họ hiểu rõ về ứng viên mà còn đánh giá khả năng và phù hợp với vị trí công việc. Trong bài viết này, hãy cùng Job3s khám phá các câu hỏi quan trọng giúp ứng viên ghi điểm trong mỗi cuộc phỏng vấn. Nhờ đó các bạn có được sự chuẩn bị tốt và tự tin trước khi bước vào buổi phỏng vấn quan trọng.

1. 30 câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Dưới đây là những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng phổ biến mà các ứng có thể đặt ra trong cuộc phỏng vấn công việc.

1.1. Về vị trí ứng tuyển

Mục đích:

  • Tìm hiểu rõ ràng hơn về yêu cầu công việc.
  • Ứng viên phải thể hiện được sự quan tâm và mong muốn khi ứng tuyển vào vị trí công việc.

Lợi ích:

  • Hiểu rõ về đặc thù cũng như nhiệm vụ của công việc.
  • Biết được bản thân nên làm gì để hoàn thành tốt công việc được giao.
  • Nắm vững những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc của mình.

Các câu hỏi về vị trí ứng tuyển:

  • Nhiệm vụ chính của công việc này như thế nào?
  • Những kỹ năng hay nghiệp vụ chuyên môn nào cần có để hoàn thành tốt công việc?
  • Vị trí công việc này cần định hướng mục tiêu cụ thể là gì?
  • Những nhiệm vụ nào cần thực hiện trong quá trình thử việc?
  • Yêu cầu đối với nhân viên thử việc sẽ gồm có những công việc nào?
câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Các ứng viên nên tìm hiểu rõ về công việc để có thể đặt câu hỏi cụ thể hơn (Nguồn: Internet)

1.2. Công ty, phòng ban

Mục đích:

  • Tìm hiểu kỹ về văn hóa và quy định của công ty
  • Biết được những điểm mạnh và các mặt hạn chế của công ty
  • Nắm rõ các nhiệm vụ của từng phòng ban

Lợi ích:

  • Giúp hòa nhập dễ dàng với đồng nghiệp trong công ty
  • Có thể hỗ trợ cho công việc khi biết được các phòng ban
  • Nắm bắt được tình hình thuận lợi và khó khăn của công ty

9 câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng:

  • Văn hóa đặc trưng của công ty như thế nào?
  • Trong vòng 5 - 10 năm tới, mục tiêu phát triển của công ty sẽ là gì?
  • Các quy định về thời gian làm việc của công ty như thế nào?
  • Công ty có những thuận lợi và mặt hạn chế gì?
  • Những điều gì đã làm cho anh/ chị muốn gắn bó và làm việc tại công ty?
  • Kể từ khi anh/ chị gia nhập, công ty đã có những thay đổi như thế nào?
  • Các phòng ban sẽ trực tiếp đánh giá năng lực của nhân viên ra sao?
  • Công việc ở các phòng ban mang tính hợp tác, bổ trợ cho nhau hay sẽ làm việc độc lập?
  • Thông thường ở vị trí công việc này, trong bao lâu công ty sẽ mở tuyển dụng lại?
câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Các ứng viên có thể đặt những câu hỏi thắc mắc liên quan đến phòng ban (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bách phát bách trúng

1.3. Về công việc, lộ trình thăng tiến

Mục đích:

  • Tìm hiểu rõ về mức độ thăng tiến trong công việc
  • Hiểu biết thêm về các thuận lợi hay khó khăn khi đảm nhận công việc
  • Xem xét đây có thực sự là công việc phù hợp hay không

Lợi ích:

  • Có thể gắn bó lâu dài với công việc
  • Biết được rằng bản thân có phát triển sự nghiệp với công việc hay không
  • Nắm được những khó khăn sẽ phải đối mặt khi tiếp nhận công việc

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng:

  • Những thách thức sẽ như thế nào khi tôi đảm nhận công việc này?
  • Thực hiện báo cáo công việc theo tháng hay theo quý?
  • Vị trí công việc này có cơ hội thăng tiến hay không?
  • Để có thể duyệt thăng chức thì cần đáp ứng những công việc và tiêu chí như thế nào?
  • Lộ trình thăng tiến cho công việc sẽ được tính theo tháng hay theo năm?
  • Anh/ chị đang muốn tìm kiếm những ứng viên đầy tiềm năng với những kỹ năng và chuyên môn như thế nào?

1.4. Về mức lương và phúc lợi

Khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, việc hỏi về tiền lương và phúc lợi là điều quan trọng để ứng viên biết rõ những đặc quyền của nhân viên. Bạn có thể đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn về vấn đề này để công ty cung cấp rõ hơn.

  • Công ty có những chính sách tăng lương và thưởng dành cho nhân viên không?
  • Công ty có hỗ trợ đóng BHXH và BHYT cho nhân viên hay không?
  • Công ty có hỗ trợ những khoản chi phí phụ cấp khác cho nhân viên không?
câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Mức lương và phúc lợi luôn là điều quan trọng trong những buổi phỏng vấn (Nguồn: Internet)

1.5. Kỹ năng cần có trong công việc

Các bạn có thể tham khảo những câu hỏi cho nhà tuyển dụng về kỹ năng trong công việc:

  • Yêu cầu chính của công việc ứng tuyển bao gồm những gì?
  • Công việc sẽ sử dụng kỹ năng nào là nhiều nhất?
  • Công việc có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ nhiều không? Ngôn ngữ cụ thể cần dùng là gì?
  • Phòng/ ban nào sẽ quản lý trực tiếp công việc của tôi?
  • Vị trí công việc này thường gặp áp lực gì?

1.6. Quy trình sau khi kết thúc buổi phỏng vấn

Đây có lẽ là phần quan trọng mà bất kỳ ứng viên nào cũng không nên bỏ qua khi sắp kết thúc buổi phỏng vấn, các bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng:

  • Bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng là gì nếu thông qua buổi phỏng vấn?
  • Thời gian nhận được kết quả phỏng vấn sẽ trong bao lâu?
  • Tôi có thể liên lạc với ai để nắm được những thông tin sau khi phỏng vấn?
câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Ứng viên có thể hỏi về thời gian phản hồi sau buổi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Đi phỏng vấn mặc gì? Những tiêu chí chọn đồ đi phỏng vấn

2. Những câu cần tránh khi hỏi nhà tuyển dụng

Ngoài những câu hỏi cho nhà tuyển dụng, các ứng viên cũng nên lưu ý đến những vấn đề không được nhắc đến hoặc yêu cầu họ giải đáp thắc mắc của mình.

2.1. Hỏi về lương khi nhà tuyển dụng chưa nhắc đến

Lương thưởng là điều cơ bản nhất mà bất kỳ ứng viên nào khi phỏng vấn đều muốn biết. Tuy nhiên, thay vì đặt ra câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng, bạn nên để họ trao đổi trước và sau đó bạn có thể thỏa thuận và có thắc mắc tùy ý.

Nhiều khi hỏi thẳng về lương, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn chỉ làm vì tiền mà không có động lực khác trong công việc và dễ gây mất thiện cảm trong mắt người phỏng vấn.

2.2. Các câu hỏi có thể tự tìm hiểu

Nếu những câu hỏi như công ty làm về lĩnh vực nào, giám đốc là ai, công ty thành lập bao lâu,... thì các bạn nên tự tìm hiểu trên Google. Điều này sẽ để lại ấn tượng tốt hơn và đánh giá cao sự chuẩn bị của bạn. Không nên đặt những câu hỏi đã có sẵn trên các phương tiện truyền thông mà làm mất thời gian của buổi phỏng vấn và gây thiện cảm không tốt cho nhà tuyển dụng.

2.3. Hoạt động riêng công ty

Trong buổi phỏng vấn đầu tiên, hãy hạn chế đặt những câu hỏi về hoạt động nghỉ lễ, vui chơi hay giờ nghỉ trưa bao lâu. Có thể một số nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người lười biếng chỉ hỏi vấn đề liên quan đến nghỉ ngơi chứ không phải công việc.

câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Câu hỏi về lương hay các hoạt động riêng công ty nên tránh trong phỏng vấn (Nguồn: Internet)

Những bài viết liên quan:

- Cách trả lời mail xác nhận phỏng vấn chuyên nghiệp, ấn tượng

- Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm "ăn điểm"

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu

>>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu

>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc

Tham khảo ngay các câu hỏi phỏng vấn phổ biến đa dạng ngành nghề, lĩnh vực:

Phỏng vấn tiếng anh

Phỏng vấn marketing

Phỏng vấn content marketing

Phỏng vấn ban sự kiện

Phỏng vấn câu lạc bộ

Phỏng vấn thực tập sinh

Câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Phỏng vấn lễ tân khách sạn

Phỏng vấn front end

Phỏng vấn ban đối ngoại

Đặt câu hỏi phỏng vấn

Phỏng vấn giao dịch viên

Phỏng vấn designer

Phỏng vấn nodejs

Phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Phỏng vấn kế toán

Phỏng vấn ngân hàng

Phỏng vấn tester

Phỏng vấn sql

Với những chia sẻ về các câu hỏi cho nhà tuyển dụng qua bài viết trên đây, Job3s hy vọng bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất trong buổi phỏng vấn. Đặc biệt, chỉ nên đặt cho nhà tuyển dụng từ 1 - 2 câu hỏi và tránh hỏi quá nhiều. Trước khi kết thúc phỏng vấn, hãy nên cảm ơn và chào nhà tuyển dụng để thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp. Hãy cố gắng áp dụng linh hoạt những câu hỏi nên đặt ra với nhà tuyển dụng để ghi điểm tuyệt đối trong mắt người đối diện nhé!