Bạn là ?
Kế toán viên là người đảm nhiệm các công việc liên quan đến tài chính, kinh tế hay thuế. Nói một cách cụ thể hơn, mô tả công việc kế toán là thu thập, kiểm tra, phân tích, xử lý cũng như tổng hợp báo cáo các hoạt động tài chính, thuế cho doanh nghiệp. Công việc của kế toán đòi hỏi tính cẩn thận, chính xác trong từng con số của bảng báo cáo.
Bạn đang lo lắng, không biết nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi phỏng vấn nào cho bạn. Vậy thì, tham khảo một số gợi ý câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn dưới đây để chuẩn bị câu trả lời ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Đây là một câu hỏi câu hỏi phỏng vấn kế toán không thể thiếu trong những buổi phỏng vấn. Thông thường, phần giới thiệu bản thân cũng như kinh nghiệm đều được bạn mô tả trong CV xin việc. Nhưng khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng vẫn đặt ra câu hỏi cho bạn để kiểm tra độ chính xác của thông tin.
Chính vì vậy, bạn cần đưa ra câu trả lời đúng trọng tâm, đúng với mô tả trong CV kế toán và bám sát vào câu hỏi. Đặc biệt, bạn phải chuẩn bị một phong thái tự tin để trả lời ngắn gọn, đầy đủ thì mới có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Đây là câu hỏi câu hỏi phỏng vấn kế toán liên quan đến những thành tựu mà bạn đã đạt được trong suốt thời gian làm việc theo dạng liệt kê. Vậy nên, bạn chỉ cần trả lời chính xác những gì bạn đã đạt được trong quá trình làm việc. Chẳng hạn ký kết dự án ABC thành công, tăng 30% số lượng khách hàng mới,...
Đây là câu hỏi câu hỏi phỏng vấn kế toán mà nhà tuyển dụng “gài bẫy” bạn, qua đó xem thái độ đánh giá về công ty cũ như thế nào. Do đó, bạn thật sự phải “tỉnh táo” phân tích câu hỏi thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra câu trả lời. Cách tốt nhất bạn nên khéo léo, không đề cập đến thông tin của nơi làm việc. Thay vào đó, bạn chú trọng vào câu trả lời về định hướng tương lai của bản thân.
>>> Xem thêm: Trọn bộ các câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên & đáp án
Nếu bạn gặp câu hỏi phỏng vấn kế toán này trong phỏng vấn, bạn đừng quá căng thẳng và lo sợ mà bạn nên tập trung suy nghĩ câu trả lời ấn tượng. Đối với ngành kế toán, bạn có thể đưa ra những điểm mạnh như tinh thần trách nhiệm cao, quản lý thời gian tốt, xử lý tình huống nhạy bén.
Đối với điểm yếu, bạn không nên liệt kê quá nhiều, vì nhà tuyển dụng có thể đánh giá không tốt về bạn. Cách trả lời điểm yếu thông minh, đó là tìm kiếm những điểm yếu nhưng cũng có thể biến thành điểm mạnh trong ngành kế toán như tính cầu toàn.
Để trả lời câu hỏi này một cách chinh phục, bạn nên hướng đến việc “khen” công ty và khẳng định định hướng tương lai. Chẳng hạn như môi trường làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên xuất sắc để trau dồi và phát triển bản thân.
Bạn có thể chứng minh năng lực, kinh nghiệm thông qua câu hỏi phỏng vấn kế toán này, bằng cách đưa ra những thành tích đã đạt được trong quá khứ. Bên cạnh đó, bạn đưa ra những cam kết hiệu quả công việc cùng mong muốn gắn bó công việc với công ty, doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Đối với những bạn ứng tuyển vào vị trí cấp cao như trưởng phòng kế toán phải quản lý nhiều nhân viên. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng câu hỏi này trong buổi phỏng vấn để đánh giá mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Khi gặp câu hỏi này, bạn có nhiều cách để trả lời tùy thuộc vào phương pháp của bạn. Tuy nhiên, bạn nên chú trọng tinh thần trách nhiệm, thái độ, hiệu suất của nhân viên để ghi điểm với nhà tuyển dụng
Đây là một câu hỏi phỏng vấn ngành kế toán thường gặp để thăm dò kỹ năng làm việc của ứng viên. Cách trả lời tốt nhất là bạn đưa ra những phương pháp, hình thức phân chia, sắp xếp công việc. Đối với những bạn ứng tuyển vào vị trí cao hơn, có thể trả lời câu hỏi này bằng cách phân chia nhiệm vụ hằng ngày và phương thức kiểm soát khối lượng công việc trong team.
Có thể nói, thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem xét việc xử lý tình huống của bạn như thế nào. Vậy nên, tuyệt chiêu trả lời phù hợp với câu hỏi, bạn nên lựa chọn một hối tiếc gần nhất. Thông qua đó, bạn rút ra kinh nghiệm, bài học có giá trị cho công việc hoặc cuộc sống.
Hầu hết, đây là câu hỏi kết mà nhà tuyển dụng thường đặt ra để thử thách kỹ năng xử lý tình huống của bạn. Khi nhận được câu hỏi này, bạn nên trả lời với phong thái tự tin, đưa ra mục tiêu nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp của mình có lợi cho doanh nghiệp.
Trong quá trình trao đổi giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, không thể tránh khỏi các câu hỏi khi phỏng vấn kế toán về chuyên môn. Gợi ý một số câu hỏi chuyên môn ngành kế toán thường gặp trong buổi phỏng vấn sau đây:
Đây là một câu hỏi chuyên môn để đánh giá kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc của bạn ngành kế toán. Bạn có thể nêu ra những phần mềm trong quá trình làm việc tại vị trí trước kia. Đặc biệt, đừng quên nhắc đến công cụ excel hỗ trợ bạn suốt quá trình tổng hợp, phân tích số liệu.
Với câu hỏi chuyên môn làm báo cáo kế toán, tài chính thì cứ tự tin liệt kê chi tiết về dự án đã tham gia.
Nếu bạn đã từng viết hoặc chỉnh sửa quy trình kế toán thì bạn nên trả lời một cách rõ ràng, rành mạch. Còn nếu bạn chưa từng tham gia, bạn có thể trả lời quy trình kế toán của công ty đã áp dụng trong quá trình làm việc.
Câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn nhận được sự trả lời, xử lý tình huống thông minh của bạn. Vì vậy, trước khi đưa ra câu trả lời vào thẳng vấn đề của câu hỏi, bạn nên rào trước về quá trình làm việc của mình chưa bao giờ xảy ra sự cố. Sau đó, bạn đưa ra cách xử lý tình huống bằng cách kiểm tra số liệu cũng như điều chỉnh định dạng chữ số trong excel.
>>> Xem thêm: Bí kíp trả lời câu hỏi phỏng vấn ban đối ngoại khôn khéo
Có 10 loại tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán theo luật pháp hiện hành:
Loại 1: Tài sản ngắn hạn
Loại 2: Tài sản dài hạn
Loại 3: Nợ
Loại 4: Vốn chủ sở hữu
Loại 5: Doanh thu
Loại 6: Chi phí kinh doanh sản xuất
Loại 7: Thu nhập khác
Loại 8: Chi phí khác
Loại 9: xác định kết quả kinh doanh
Loại 10: Tài khoản ngoài bảng
Mỗi loại tài khoản được phân cấp thành các tài khoản kế toán nhỏ hơn nữa.
Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng theo Thông tư 200.
Trình tự xử lý chứng từ gồm 4 bước: Kiểm tra chứng từ, Hoàn chỉnh chứng từ, Luân chuyển chứng từ và Bảo quản chứng từ.
Chi phí công tác chỉ được trừ thuế TNDN nếu đáp ứng các yêu cầu như quyết định cử đi công tác, giấy đi đường có xác nhận, hóa đơn chứng từ, và điều kiện hưởng và mức hưởng.
Có tổng cộng 26 chuẩn mực kế toán, bao gồm các lĩnh vực như tài sản, thuế, báo cáo tài chính, lãi cổ phiếu, và nhiều lĩnh vực khác.
Khi mắc sai sót trong báo cáo công nợ người mua, cần kiểm tra kỹ trước khi gửi. Trong trường hợp đã gửi thì liên hệ với người mua để giải trình nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, cần hạn chế hết mức có thể để không làm sai báo cáo và tôi sẽ kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi gửi cho người mua.
Một kế toán thuế cần tuân thủ chuẩn mực và quy định pháp luật, giảm chi phí, tăng năng suất, kết nối dữ liệu. Việc bảo mật thông tin khách hàng và tính khách quan cũng là một thách thức, nhưng tôi tin rằng với sự chính trực trong đạo đức nghề nghiệp và sự thận trọng của tôi sẽ thực hiện tốt vai trò của mình.
Đó là môi trường mà nhân viên có cơ hội học hỏi và thăng tiến, có văn hóa rõ ràng bản thân có mối quan hệ khăng khít với đồng nghiệp và sếp.
Công việc hàng tháng :
Nộp báo cáo thuế đột xuất.
Khai thuế GTGT, TNCN và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Nộp báo cáo thuế lên cơ quan thuế theo thời gian quy định và trực tiếp làm việc với các cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh.
Công việc hàng năm:
Công việc đầu năm: Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN quý IV năm trước (hạn chót là 20/1 nếu kê khai theo tháng và 30/1 nếu kê khai theo quý).
Theo dõi tình trạng nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của doanh nghiệp.
Bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, và dụng cụ lưu trữ; sản phẩm hoàn thành và hàng hóa lưu trữ; hàng mua đang trong quá trình vận chuyển; sản phẩm hoặc hàng hóa được gửi đi bán và sản phẩm hoặc hàng hóa đang được gia công.
Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm chi phí mua hàng, chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ và chi phí liên quan đến quá trình chế biến sản phẩm.
Đó là yêu cầu rằng phương pháp định giá phải được thống nhất và tuân theo ít nhất là trong một giai đoạn kế toán năm. Tuy nhiên, nếu cần thay đổi phương pháp định giá, thì phải báo cáo và giải trình rõ ràng trong báo cáo tài chính.
Phỏng vấn là buổi trao đổi, giải đáp thắc mắc giữa nhà tuyển dụng với ứng viên. Không chỉ nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi phỏng vấn kế toán, mà ứng viên cũng có thể đưa ra những thắc mắc về doanh nghiệp để được giải đáp. Nếu bạn không biết nên đặt câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng, thì có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Anh/chị có thể mô tả chi tiết hơn về cấu trúc phòng tài chính không?
Theo anh/chị một kế toán giỏi cần có những kỹ năng quan trọng nào?
Chế độ đãi ngộ của công ty mình như thế nào?
Hiện tại, công ty mình đang sử dụng công cụ lưu trữ số liệu nào? Hệ thống đó có đảm bảo bảo mật, an toàn không?
Hiện tại công ty mình có những chính sách kinh doanh để kiểm soát hoạt động doanh nghiệp không?
Công ty có chế độ thăng tiến cho nhân viên rõ ràng không ạ? Nếu có, anh/chị có thể mô tả cho em được biết thêm được không ạ?
Khi tuyển nhân viên kế toán, mong đợi lớn nhất của anh/chị là gì?
Ngoài việc tham khảo, tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp, thì bạn không nên bỏ qua các mẹo vặt giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng hiệu quả sau đây:
Một trong những bí quyết giúp bạn trở nên tự tin đối diện với các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn kế toán. Đó chính là tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin doanh nghiệp cũng như vị trí ứng tuyển. Thông qua đó, giúp bạn cập nhập được những thông tin doanh nghiệp cũng như yêu cầu về vị trí ứng tuyển.
Tất nhiên, trong quá trình đặt câu hỏi phỏng vấn xin việc kế toán, nhà tuyển dụng luôn luôn chèn kiến thức chuyên môn. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị thật tốt những kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến vị trí ứng tuyển. Khi đó, bạn không cần phải lo sợ, e ngại trước hàng loạt câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Một điểm cần nhớ khi đến các buổi phỏng vấn mà bạn không nên mắc lỗi, đó là trang phục và thời gian phỏng vấn. Đây là một yếu tố mà nhà tuyển dụng thường đánh giá mức độ chuyên nghiệp của bạn. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn đến sớm hơn buổi phỏng vấn 30 phút cùng trang phục lịch sự.
Phong thái tự tin của bạn sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bởi vì, những người tự tin thường có tác phong làm việc chuyên nghiệp hoặc kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn cao.
Những bài viết liên quan:
- Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn designer nhà tuyển dụng hay hỏi nhất
- Top 50 câu hỏi phỏng vấn Front End Developer cho từng vị trí
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu
>>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu
>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc
Bài viết trên đây Job3s cung cấp cho bạn một số câu hỏi phỏng vấn kế toán phổ biến và thường gặp nhất. Tuy nhiên, để chinh phục nhà tuyển dụng, bạn nên chuẩn bị tinh thần cũng như kiến thức thật tốt để xử lý mọi tình huống có thể gặp trong buổi phỏng vấn
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề