Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 09/10/2023 00:00:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
6 phút đọc

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dễ trúng tuyển

Làm thế nào để có phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn trở nên thật ấn tượng và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Trong bài viết hôm nay, Job3s sẽ giúp bạn có được những cách trả lời khi phỏng vấn tốt nhất để gia tăng cơ hội trúng tuyển nhé!

1. Tầm quan trọng giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là phần mở đầu của cuộc gặp gỡ giữa bạn và nhà tuyển dụng, một cơ hội để bạn để lại ấn tượng mạnh mẽ và tạo sự thiện cảm ban đầu.

  • Ấn tượng với nhà tuyển dụng

Tự giới thiệu bản thân trong lần gặp gỡ đầu tiên với nhà tuyển dụng sẽ là cơ hội tạo ấn tượng tốt, nhờ đó dẫn dắt buổi phỏng vấn theo hướng tích cực hơn. Bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về mình rõ hơn qua việc chia sẻ thông tin tổng quát bản thân.

  • Tăng sự tự tin

Nếu bạn giới thiệu lưu loát và tự tin thì tâm lý trình bày những phần tiếp theo sẽ thoải mái hơn. Hãy hít một hơi thật và luôn giữ một nụ cười thật tươi trên môi để tập trung vào buổi phỏng vấn.

  • Tạo sự khác biệt

Ở phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên hay người đi làm thì nên nhấn mạnh những thông tin có lồng ghép điểm mạnh cũng như sở trường. Tuy nhiên, hãy nên chú ý đến việc sử dụng từ ngữ đơn giản và súc tích, tránh nói nhiều câu mang tính trang trọng và cường điệu.

giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Giới thiệu bản thân lúc phỏng vấn sẽ giúp ứng viên tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu (Nguồn: Internet)

2. Nội dung chi tiết giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Nội dung chi tiết của phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chính là cơ hội để bạn tạo sự ấn tượng mạnh mẽ và nắm bắt sự chú ý của nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số thành phần quan trọng mà bạn nên bao gồm trong phần giới thiệu bản thân của mình:

2.1. Lời cảm ơn

Giới thiệu bản thân trong quá trình phỏng vấn đều sẽ có một lời cảm ơn và đây được xem là phần mở bài tuyệt vời cho lời giới thiệu. Nhà tuyển dụng sẽ có cảm giác bạn luôn trân trọng cơ hội phỏng vấn và có niềm đam mê với vị trí công việc này. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng làm điều này trong phần giới thiệu bản thân.

2.2. Thông tin cá nhân

Sau khi gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn thì chắc chắn sẽ đến phần giới thiệu bản thân. Hãy giới thiệu đầy đủ họ tên, năm sinh sẽ thuận tiện hơn trong việc xưng hô giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, đồng thời tạo sự thoải mái và dễ dàng hơn.

2.3. Trình độ học vấn, chuyên môn

Bên cạnh đó, nếu bạn không thể trình bày hết những điểm nổi bật trên CV thì đây chính là cơ hội giúp bạn thể hiện trình độ chuyên môn của mình. Dù đã được đề cập trong hồ sơ những việc giới thiệu lại trình độ học vấn hay chuyên môn sẽ làm cho nhà tuyển dụng chú ý đến bạn hơn.

2.4. Về kinh nghiệm

Khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn IT hay bất cứ ngành nghề nào, phần kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất đối với nhiều nhà tuyển dụng. Vì thế, ứng viên có thể chọn lọc đưa ra những kinh nghiệm nhằm đáp ứng được nhu cầu của vị trí ứng tuyển thay vì trình bày quá dài lòng và lan man. Điều này sẽ giúp bạn tránh làm nhiễu các thông tin trong quá phỏng vấn.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thực tập dành cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp thì có thể kể về những hoạt động xã hội từng tham gia. Đây sẽ là điểm cộng khá lớn khi bạn thể hiện rằng mình là người luôn muốn trau dồi kiến thức và không ngại học hỏi.

giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Chọn lọc những kinh nghiệm để đưa ra nhằm phù hợp với công việc ứng tuyển (Nguồn: Internet)

2.5. Điểm mạnh, điểm yếu

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn về những điểm mạnh và điểm yếu sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhà tuyển dụng trong việc cân nhắc và đánh giá liệu bạn có đáp ứng yêu cầu công việc hay không. Do đó, bạn nên trình bày cụ thể, súc tích về điểm mạnh cũng như khéo léo khi nói đến điểm yếu.

2.6. Mục tiêu

Hãy giới thiệu mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định được mong muốn gắn bó của ứng viên với doanh nghiệp. Vì thé, bạn nên thể hiện rõ những mục tiêu cụ thể để nhà tuyển dụng thấy được tầm nhìn và sự chuyên nghiệp của ứng viên.

>>> Xem thêm: Cách trả lời mail xác nhận phỏng vấn chuyên nghiệp, ấn tượng

3. Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Dưới đây là một vài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, có thể bạn tham khảo và tùy chỉnh sao cho phù hợp với tình huống của mình:

3.1. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Việt

Ứng viên có thể tham khảo mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn sale bằng tiếng Việt như sau:
“Em chào anh/chị, em tên [tên bạn], nhân viên sale thị trường với hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh.

Em tốt nghiệp trường đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng với chuyên ngành Quản trị kinh doanh và đã bắt đầu các công việc ngay từ khi mới tốt nghiệp. Các công việc chính mà em đã đảm nhận bao gồm tìm kiếm, khai thác, tiếp cận nhà phân phối có nhu cầu mua sản phẩm trực tiếp qua kênh thị trường và online. Bên cạnh đó còn có tư vấn, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Thành tích trong nghề khiến em tự hào nhất là đạt được nhân viên sale xuất sắc trong quý.

Em tin rằng với năng lực chuyên môn cùng kinh nghiệm làm việc nói trên, em sẽ mang lại nhiều giá trị nhất định cho [công ty ứng tuyển]. Em xin cảm ơn anh/chị đã tạo cơ hội cho em đến tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay để hiểu thêm về công ty hơn.”

3.2. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh

Tham khảo mẫu giới thiệu bản thân tiếng Anh dưới đây:

“Hello, I am [tên bạn], I am a [nghề nghiệp] who focuses on [chuyên môn chính]. I have [số năm kinh nghiệm] years of professional experience working in the [lĩnh vực làm việc] sector. In addition to being skilled in [kỹ năng chuyên môn], I can also perform [kỹ năng mềm].

I consider myself to be a [tính cách] professional with the capacity to quickly acclimate to a new setting and field.

As I move forward, I want to continue my profession as a [vị trí ứng tuyển]. I'm incredibly appreciative of the chance and am looking forward to learning more about the position and [công ty ứng tuyển] today.”

3.3. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Trung

Mẫu giới thiệu bản thân Trung:

“您好!我是[tên bạn],我很高兴有机会面试[公司名称]的[职位名称]。 我相信我的技能和经验使我成为这个职位的有力候选人。

我在[您的领域]工作了[多年的经验]。 在此期间,我曾在[以前的公司名称]等知名组织工作,并参与了各种重要项目。 我的主要工作内容是 [liệt kê 3-5 nhiệm vụ chính]。

在这个过程中,我积累了[技术技能和软技能],帮助我取得了[杰出成就]。 工作之余,我对[个人兴趣]充满热情,我相信这种兴趣多样性将有助于在[公司名称]创造一个富有创造力和吸引力的工作环境。

我相信我的能力和经验能够满足贵公司的职位要求,很荣幸能受邀参加面试,了解贵公司的发展前景。 谢谢你!”

3.4. Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Nhật

Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật:

“こんにちは、私の名前は[あなたの名前]です。 [会社名]の[役職名]について面接する機会を与えていただき光栄です。 私のスキルと経験がこのポジションに最適な候補者であると信じています。

私は[あなたの分野]で[長年の経験]をしてきました。 新入社員の管理職化を促すことで、情報工学の知識を幅広く蓄積できることが私の強みです。 私のキャリア目標は [あなたのキャリア目標] であり、[会社名] は私が成長し、組織の成功に大きく貢献するための理想的な場所であると信じています。

私の経験と専門知識が御社に適していると思い、応募しました。 どうもありがとう。”

4. Lưu ý khi chuẩn bị bài giới thiệu

Khi chuẩn bị giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bất kỳ ngôn ngữ nào đều có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên xem xét:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về các thông tin của nhà tuyển dụng
  • Chuẩn bị tinh thần thật tốt và sự tự tin cho buổi phỏng vấn
  • Có thể tạo điểm nhấn nổi bật qua phần trình bày bài giới thiệu
  • Tuyệt đối nên tránh việc giới thiệu quá phóng đại về bản thân
  • Không quên nói lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng trước và sau khi kết thúc phỏng vấn
giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Xem xét một vài lưu ý quan trọng trong việc chuẩn bị bài giới thiệu bản thân (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến phỏng vấn:

Phỏng vấn online

Đi phỏng vấn mang theo gì

Phỏng vấn reactjs

Những dấu hiệu rớt phỏng vấn

Điểm yếu khi phỏng vấn

Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

Đi phỏng vấn mặc gì

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì

Phỏng vấn bao lâu có kết quả

Trang phục và tác phong khi đi phỏng vấn tìm việc

Phương pháp phỏng vấn

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu sơ yếu lí lịch

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn có thể là yếu tố quyết định đến sự thành bại của cuộc gặp gỡ và ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của vòng này. Hy vọng qua bài viết trên đây mà Job3s đã chia sẻ đến bạn để các ứng viên có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tự tin nhất. Chúc các bạn may mắn trong cuộc phỏng vấn của mình!