50+ Câu hỏi phỏng vấn ReactJS phổ biến cơ bản đến nâng cao

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Năm, 12/10/2023 10:49:00 +07:00

Những câu hỏi phỏng vấn ReactJS giúp nhà tuyển dụng đánh giá trình độ chuyên môn của ứng viên lĩnh vực lập trình web. Tham khảo bài viết này để khám phá những câu hỏi thường xuất hiện trong buổi phỏng vấn cũng như câu trả lời ấn tượng, chinh phục nhà tuyển dụng dễ dàng dưới đây.

1. Tổng quan về ReactJS

ReactJS là một dạng thư viện nguồn mở thuộc JavaScript để cung cấp giao diện người dùng (UI) mẫu. Hiện nay, ReactJS được sử dụng khá phổ biến trên các ứng dụng như Facebook, Netflix, Ebay, Whatsapp,... Lý do ReactJS được sử dụng rộng rãi bởi vì loại thư viện này hỗ trợ cho Reusable Components trong Java mang đến hiệu suất lập trình tốt hơn so với Virtual DOM.

phỏng vấn reactjs
ReactJS là một thư viện nguồn mở thuộc hệ thống JavaScript (Nguồn: Internet)

2. Câu hỏi phỏng vấn ReactJS phần giới thiệu

Đối với những bạn đang theo đuổi ngành công nghệ IT cụ thể là lập trình Web cách trả lời phỏng vấn phần mở đầu rất quan trọng. Vì vậy, Job3s chia sẻ một vài câu hỏi phỏng vấn ReactJS thường gặp trong phần giới thiệu như sau:

2.1. Vui lòng giới thiệu bản thân bạn!

Phần này cần trình bày ngắn gọn, đưa ra được những ưu điểm, kỹ năng hay trình độ chuyên môn liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Ví dụ:

Em là Trần Thị Như Nguyệt, tốt nghiệp trường Đại học Hà Nội, chuyên ngành Lập trình Web. Với niềm đam mê cũng như tìm tòi, học hỏi về nền tảng ReactJS, em tin rằng mình có đủ trình độ chuyên môn để thử sức với vị trí công việc này.

Hơn nữa, em mong muốn trở thành nhà lập trình web chuyên nghiệp và có cơ hội học hỏi cũng như đóng góp phần nào đó để phát triển công nghệ cũng như những dự án của doanh nghiệp.

2.2. Chia sẻ một dự án trước đây có liên quan đến chuyên môn ReactJS

Cũng giống như phần giới thiệu, cách trình bày rõ ràng, logic đúng trọng tâm sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm với nền tảng ReactJS, nên chọn lọc những dự án liên quan đến vị trí ứng tuyển và “show” ra nhiều kỹ năng.

Ngược lại, những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể trình bày dự án đã tham gia trong quá trình thực tập hoặc học tập ở trường và bày tỏ tinh thần học hỏi của mình.

Ví dụ:

Em vừa mới tốt nghiệp, tuy chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia các dự án thực tế tại các doanh nghiệp, nhưng em được có cơ hội trải nghiệm tại công ty AMC trong vòng 3 tháng thực tập. Thông qua đó, em được tiếp xúc với nền tảng ReactJS và được học hỏi từ cách anh chị để sử dụng thành thạo TypeScript.

3. Bộ câu hỏi phỏng vấn ReactJS Fresher, Intern & Junior

Một số câu hỏi về ReactJS mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho ứng viên trong buổi phỏng vấn như:

3.1. Nêu hạn chế của React.

Đây là một câu hỏi phỏng vấn Inter ReactJS chuyên môn để đánh giá mức độ hiểu biết của ứng viên. Chỉ cần trả lời đúng về mặt hạn chế của React là:

  • React là thư viện của JavaScript mà không phải là một cấu trúc (Framework) toàn diện.
  • React sở hữu rất nhiều thành phần nên người dùng mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như nắm bắt được lợi ích nền tảng này.
  • Khó nắm bắt khái niệm React cho người mới.
  • Quy trình mã hóa nền tảng React khá phức tạp do sử dụng khuôn mẫu nội tuyến và JSX.
phỏng vấn reactjs
React sở hữu rất nhiều thành phần trong nền tảng cấu trúc (Nguồn: Internet)

3.2. Nêu lợi ích của việc sử dụng React.

Câu hỏi này không chỉ dành cho các Inter mà cũng có thể dùng trong các buổi phỏng vấn ReactJS Fresher hay Junior.

React mang lại cho người dùng những lợi ích sau:

  • Dùng Virtual DOM ảo hiển thị chế độ xem và cải thiện hiệu quả người dùng.
  • Phát triển giao diện người dùng thân thiện với SEO.
  • React có các thành phần là bit mã độc lập nên có thể tái sử dụng.
  • React là một hệ sinh thái thư viện khổng lồ, người dùng thoải mái lựa chọn công cụ, kiến trúc để phát triển nền tảng của mình.

3.3. Higher-Order Components là gì?

Higher-Order Components hay còn gọi là HOC là một dạng kỹ thuật nâng cao trong hệ thống React. Kỹ thuật này không thuộc React API mà là một pattern được sản sinh ra nhờ sự kết hợp Compositional của nền tảng này.

3.4. JSX là gì?

JSX là cụm từ viết tắt của JavaScript XML cho phép người dùng viết HTML trong hệ thống và đặt vào trong DOM mà không cần phải sử dụng hàm AppendChild hoặc CreateElement.

3.5. Định nghĩa DOM ảo trong React.

DOM ảo trong React là một khái niệm lập trình sử dụng đại diện của DOM thực trên nền tảng và lưu giữ trong bộ nhớ cũng như đồng bộ hóa với DOM thực nhờ thư viện DOM React.

phỏng vấn reactjs
DOM ảo cho phép React sử dụng DOM thực để lưu giữ và đồng bộ hóa với DOM (Nguồn: Internet)

3.6. Trong React, Props là gì?

Trong bộ câu hỏi phỏng vấn ReactJS, đây là một trong những câu định nghĩa về chuyên môn mà nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên. Vậy cách trả lời hay cho câu hỏi này là: Props là một thuộc tính được tích hợp trong React với mục đích lưu trữ các giá trị thuộc tính thẻ và hoạt động tương tự như HTML.

3.7. Giải thích sự khác biệt giữa React state và Props.

Đối với câu hỏi phỏng vấn ReactJS, ứng viên có thể trả lời sự khác nhau giữa React state và Props được so sánh dựa trên:

REACT STATE

PROPS

Tất cả các thành phần đều có từng đối tượng trạng thái tạo sẵn tương đồng để chứa các giá trị thuộc tính.

React State có xu hướng kiểm soát hành vi của thành phần trong nền tảng.

Các thành phần chỉ chấp nhận một số đối tượng duy nhất của thuộc tính Props.

Props có thể chuyển hoặc truyền dữ liệu từ các Components với nhau.

3.8. React Hooks là gì?

React Hooks được biết đến là các hàm tích hợp cho phép nhà phát triển nền tảng sử dụng những cách thức trạng thái cũng như vòng đời của thành phần trong hệ thống React. Mỗi vòng đời của thành phần bao gồm 3 giai đoạn: gắn kết, cập nhật và ngắt kết.

4. Câu hỏi phỏng vấn ReactJS Senior nâng cao

Đối với những bạn ứng tuyển vào vị trí cấp cao, chẳng hạn như quản lý, giám đốc,... thường gặp những câu kiến thức khó hơn như:

4.1. Nêu rõ một số kỹ thuật để tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng React.

Có rất nhiều cách để tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng React như:

  • Dùng hàm use Memo (): Đây là hàm ngăn cách các thành phần CPU chỉ được gọi khi cần thiết.
  • Dùng React.Pure Components: Giúp kiểm tra trạng thái cũng như props của các thành phần có được cập nhập hay chưa. Thông qua đó, giảm kết xuất của một số thành phần khi không cần thiết.
  • Sử dụng Lazy Load: Hỗ trợ giảm thời gian tải của một số ứng dụng trên React.
phỏng vấn reactjs
Một số kỹ thuật để tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng trên nền tảng React (Nguồn: Internet)

4.2. Các giai đoạn trong React Components là gì?

Câu hỏi này, hầu hết nhà tuyển dụng chỉ muốn nghe được những từ khóa trọng tâm khi phỏng vấn ReactJS. Vậy nên, ứng viên có thể trả lời như sau:

  • React Components bao gồm 4 giai đoạn, đó là khởi tạo, gắn kết, cập nhật và ngắt kết.
  • Khởi tạo: Là giai đoạn chuẩn bị các thành phần, công cụ và thiết lập trạng thái ban đầu.
  • Gắn kết: Đưa các thành phần vào DOM trên trình duyệt.
  • Cập nhật: Một số thành phần sẽ được cập nhật khi có sự thay đổi về trạng thái cũng như props.
  • Ngắt kết: Đưa các thành phần ra khỏi DOM.

4.3. React Hooks có hoạt động với tính năng nhập tĩnh không?

React Hooks có hoạt động với tính năng nhập tĩnh. Bởi vì đây là hàm giúp các thành phần phải đảm bảo được nhập tĩnh để quy trình kiểm tra mã trong thời gian biên dịch không bị biến đổi.

phỏng vấn reactjs
React Hooks đảm bảo các thành phần được nhập tĩnh trong thời gian biên dịch (Nguồn: Internet)

4.4. Hiệu suất giữa việc sử dụng Hooks khác gì các lớp?

Đây không phải là một câu phỏng vấn ReactJS senior thuộc dạng khó. Nếu như ứng viên nắm rõ được kiến thức về nền tảng này. Vậy nên, hãy tóm tắt trả lời ngắn gọn về việc sử dụng Hooks mang lại hiệu suất như:

  • Giảm thiểu các chi phí tạo cá thể, liên kết các sự kiện,.. các thành phần có trong lớp.
  • React thực hiện ít công việc hơn bởi Hooks tạo ra các thuộc tính nhỏ hơn.

4.5. Giải thích về kết xuất có điều kiện trong React.

Kết xuất có điều kiện là việc đề cập đến đầu ra động dựa trên trạng thái điều kiện trong giao diện người dùng và hoạt động tương tự như điều kiện JavaScript. Bằng cách sử dụng kết xuất có điều kiện, có thể chuyển đổi các chức năng hoặc ứng dụng cụ thể. Hay thậm chí, kết xuất dữ liệu từ API, ẩn cũng như hiển thị các phần tử, quyết định cấp độ quyền và nhiều tác vụ khác.

4.6. Theo bạn, React Hook có thể thay thế Redux không?

React Hook không thể thay thế cho Redux. Tuy React Hook có khả năng quản lý, chuyển đổi trạng thái tương tự như Redux, nhưng Redux được sinh ra để hỗ trợ xử lý các trạng thái phụ thuộc vào nhau ở cấp độ thấp hơn. Ngoài ra, trong các nền tảng web lớn có độ phức tạp cao thì React Hook vẫn cần sự hỗ trợ của Redux.

5. Các câu hỏi phỏng vấn React về Components

Trong phỏng vấn ReactJS, ứng viên cũng có thể gặp một số câu hỏi về Components như sau:

5.1. React trong Components là gì?

Components là nền tảng của các ứng dụng trong hệ thống React. Mỗi một ứng dụng React đều bao gồm nhiều Components. Hay nói cách khác, Components là một phần của giao diện người dùng, có khả năng tái sử dụng và làm việc độc lập.

5.2. Làm thế nào để sử dụng hàm render() trong React?

Hàm render() được sử dụng trong React như là một thành phần bắt buộc của Components. Hàm render() sẽ trả về HTML và các thành phần phải nằm trong 1 tag như

hay
.

5.3. State trong React là gì?

Đây là câu hỏi định nghĩa đơn giản có thể gặp trong phỏng vấn ReactJS. State trong React là một thuộc tính, đối tượng tích hợp được để chứa dữ liệu cũng như thông tin về Components. Bên cạnh đó, State trong Components có thể thay đổi theo thời gian khiến các Components phải render lại.

5.4. Hướng dẫn triển khai State trong React.

Một Components State sẽ lưu trữ data và được hiển trị trên nền tảng React. Để triển khai State trong React, chúng ta truy cập vào mục State Properties.

phỏng vấn reactjs
Components hỗ trợ lưu trữ data và hiển thị trên React (Nguồn: Internet)

5.5. Làm thế nào để bạn cập nhật State của một Components trong React?

Đây là câu hỏi phỏng vấn ReactJS cần sự chính xác, không cần giải thích dài dòng trong câu trả lời. Câu trả lời tinh tế là sử dụng “setState” được tích hợp sẵn trên ứng dụng để có thể truy cập vào State của một Components.

5.6. Props trong React có ý nghĩa gì?

Props trong React không chỉ là đối tượng hỗ trợ React lưu trữ giá trị của các thuộc tính mà còn cung cấp cách truyền dữ liệu từ các Components với nhau. Ngoài ra, Props còn hoạt động như các thuộc tính của HTML.

5.7. Cách truyền Props giữa các Components là gì?

Sử dụng Props truyền từ các Components cha (parent ) sang Components con (Childs)

5.8. Sự khác biệt giữa State và Props là gì?

State và props được phân biệt với nhau dựa trên các tiêu chí sau:

DANH MỤC

STATE

PROPS

Cách sử dụng

Lưu trữ dữ liệu của Components.

Truyền dữ liệu từ các Components với nhau.

Mức độ thay đổi

Có thể

Không thể

Chế độ xem

Có thể thay đổi

Chỉ đọc

Thuộc tính Components con

Không thể truy cập

Có thể truy cập

Stateless Components

Không có state

Có Props

5.9. Làm thế nào để nhúng hai hoặc nhiều Components thành một?

Đây là câu hỏi phỏng vấn ReactJS Junior khiến nhiều ứng viên “lúng túng” trong cách trình bày câu trả lời. Đối với câu hỏi này, ứng viên chỉ cần nói chính xác phương pháp sử dụng hàm extends React Components để nhúng các Components thành một.

5.10. Sự khác biệt giữa Class Components và Functional Components là gì?

Trong quá trình trả lời phỏng vấn React, bạn không thể nào vẽ ra được rõ ràng điểm khác biệt giữa Class Components và Functional. Tuy nhiên, sử dụng cách tóm tắt ngắn gọn ở bảng dưới đây để trình bày câu hỏi này.

DANH MỤC

CLASS COMPONENTS

FUNCTIONAL

State

Có khả năng giữ và quản lý State

Không có khả năng giữ cũng như quản lý State

Mức độ đơn giản

Khá phức tạp

Đơn giản, dễ hiểu

Lifecycle methods

Hoạt động chung với mọi Lifecycle methods

Không kết hợp các hoạt động với bất kỳ Lifecycle methods

Tính tái sử dụng

Có khả năng

Không có khả năng

5.11. Hãy giải thích về lifecycle methods của Components.

Lifecycle methods của Components tổng hợp nhiều hàm hỗ trợ quá trình tạo Components. Ví dụ như:

  • GetInitialState(): Là hàm trước giai đoạn tạo Components.
  • ComponentDidMount(): Sử dụng khi render đặt Components vào DOM.
  • ShouldComponentUpdate: Trả về giá trị “true” hoặc “false” dựa trên các điều kiện nhất định.
  • ComponentDidUpdate(): Sau khi render, hàm này sẽ được kích hoạt.
  • ComponentWillUnmount(): Ngay lập tức được kích hoạt trước khi bất kỳ Components bị tiêu hủy hoặc tháo vĩnh viễn.
phỏng vấn reactjs
Lifecycle là nơi tổng hợp nhiều hàm để tạo Components (Nguồn: Internet)

6. Những câu hỏi phỏng vấn ReactJS về Redux

Tổng hợp một số câu hỏi về kiến thức Redux trong phỏng vấn React cơ bản sau đây:

6.1. Redux là gì?

Redux cũng là một dạng thư viện giống như React trong JavaScript với mã nguồn mở nhưng ở cấp độ thấp hưn React. Thông qua Redux, React có thể xây dựng giao diện cho người dùng để thực hiện tính năng quản lý State app.

6.2. Các thành phần trong Redux là gì?

Redux hiện có 3 thành phần cơ bản như Store (Dùng để lưu trữ các trạng thái của ứng dụng), Action (Cung cấp thông tin nguồn cho nhà phát triển), Reducer (Điều chỉnh trạng thái thay đổi của ứng dụng để phản hồi các hành động gửi đến nhà phát triển).

phỏng vấn reactjs
Các thành phần cơ bản của Redux (Nguồn: Internet)

6.3. Flux là gì?

Khi gặp các câu hỏi phỏng vấn ReactJS về khái niệm này, các ứng viên nên trả lời vào đúng trọng tâm, rõ ràng. Chẳng hạn:

Flux được hiểu như là cấu trúc ứng dụng trên Facebook để xây dựng các nền tảng web app và quản lý data khách hàng.

6.4. Sự khác biệt giữa Redux và Flux là gì?

Giữa Redux và Flux có sự khác biệt rõ rệt thông qua:

DANH MỤC

REDUX

FLUX

Khái niệm

Là một thư viện với mã nguồn mở trong hệ thống JavaScript, dùng để quản lý trạng thái của ứng dụng.

Là một cấu trúc, kiến trúc dùng để xây dựng các nền tảng web app trên Facebook.

Số lượng cửa hàng

Chỉ có 1 cửa hàng

Có thể có nhiều cửa hàng

Trạng thái cửa hàng

Bất biến

Tùy biến

Phương thức sử dụng

Reducer

Dispatcher

7. Câu hỏi phỏng vấn về ReactJS Router

Trong tất cả các câu phỏng vấn ReactJS, nhà tuyển dụng thường chọn lọc những câu hỏi kiến thức chuyên sâu về ReactJS Router để thử thách ứng viên. Gợi ý một số câu hỏi có thể gặp trong phỏng vấn như:

7.1. React Router là gì?

React Router là một thư viện dạng định tuyến được thiết lập trên nền tảng React, dùng để tạo các tuyến cho các ứng dụng React.

7.2. Tại sao chúng ta cần sử dụng React Router?

Chúng ta cần sử dụng React Router bởi vì thư viện này có thể duy trì được cấu trúc cũng như hành vi theo một cách nhất quán. Đồng thời, React Router còn được sử dụng cho quá trình quá triển các ứng dụng web độc lập, riêng biệt. React Router còn cho phép hiển thị nhiều chế độ xem trong cùng một ứng dụng bằng phương thức xác định nhiều tuyến.

phỏng vấn reactjs
React Router duy trì cấu trúc, hành vi một cách nhất quán (Nguồn: Internet)

7.3. Sự khác biệt giữa React Router và Router thông thường là gì?

Về cơ bản, React Router có sự khác biệt với Router là:

REACT ROUTER

ROUTER

Thuộc tính trang HTML đơn

Mỗi view là một trang HTML riêng biệt

Điều chỉnh nhiều chế độ xem trong một tệp chung bởi người dùng

Điều chỉnh nhiều tệp cho một chế độ xem

Không có khả năng cập nhập mới

Có khả năng làm mới trang cho mỗi lần điều hướng.

Hiệu suất được cải thiện

Hiệu suất chậm

7.4. Nêu cách triển khai React Routing.

Trả lời cho câu hỏi phỏng vấn ReactJS này, cách triển khai React Routing theo phương pháp giả định. Có nghĩa là giả sử trong ứng dụng có tập hợp các Components như App, About và Contact để thực hiện lập trình React Routing.

phỏng vấn reactjs
Phương pháp triển khai React Routing hiệu quả (Nguồn: Internet)

8. Các câu hỏi phỏng vấn về ReactJS Styling

React Styling cũng là dạng câu hỏi phỏng vấn Front end ReactJS mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng không thể bỏ qua.

8.1. Cách thực hiện Styling Components trong React là gì?

Trong React, để thực hiện Styling Components có thể sử dụng một số cách như Inline Styling, JavaScript Object, hoặc CSS Stylesheet.

8.2. Làm thế nào để sử dụng CSS modules trong React?

Tệp CSS modules được thiết kế và tạo lập nhờ module.css extension. CSS là tệp chỉ khả dụng khi Components đã nhập vào hệ thống. Do đó, khi tạo Style cho ứng dụng Components sẽ không có bất kỳ xung đột nào xảy ra.

phỏng vấn reactjs
Sử dụng CSS trong React thông qua thành phần Components (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến phỏng vấn:

Phỏng vấn online

Đi phỏng vấn mang theo gì

Phỏng vấn reactjs

Những dấu hiệu rớt phỏng vấn

Điểm yếu khi phỏng vấn

Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

Đi phỏng vấn mặc gì

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì

Phỏng vấn bao lâu có kết quả

Trang phục và tác phong khi đi phỏng vấn tìm việc

Phương pháp phỏng vấn

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu

>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu

>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc

Trên đây là toàn bộ những câu hỏi mà ứng viên thường gặp trong buổi phỏng vấn ReactJS chuyên môn. Job3s mong rằng, với nội dung tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp các ứng viên trau dồi cũng như chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn sắp tới. Ngoài ra, các câu hỏi React trên có thể là những gợi ý hay cho nhà tuyển dụng đặt ra để đánh giá ứng viên về tính chuyên môn.

Bài viết liên quan
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và đưa ra kết quả cuối cùng. Xây dựng một quy trình hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp và thúc đẩy hiệu suất công việc gia tăng.
Xem thêm »
CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

Khái niệm CCCD là gì? CCCD là viết tắt của cụm từ căn cước công dân. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng của công dân khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD cũng như tầm quan trọng của loại giấy tờ này.
Xem thêm »
Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Bạn đang tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7 nhưng không biết khu vực này đang tuyển dụng những công việc gì? Làm thế nào để kiếm việc nhanh tại Phú Mỹ Hưng? Hàng nghìn cơ hội việc làm hot được cập nhật liên tục tại job3s sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp nhất. Tham khảo ngay sau đây.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Bạn đang muốn tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập? Đây là khu vực đông dân cư, kinh tế phát triển, có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao. Tại job3s, có hàng nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn. Bất cứ độ tuổi nào, trình độ nào, bằng cấp nào cũng đều có thể tìm kiếm được công việc phù hợp với thu nhập tương xứng.
Xem thêm »
Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Trong quy trình tuyển dụng, ứng viên là một thuật ngữ rất quen thuộc. Mục tiêu hầu hết của các nhà tuyển dụng là mong muốn tìm được các ứng viên tiềm năng bổ sung vào bộ máy nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây, job3s.vn sẽ bật mí cho bạn cách yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên.
Xem thêm »
Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Việc viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn hay, chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với người bản xứ. Bạn có thể bắt đầu với những lời chào quen thuộc, sau đó giới thiệu cụ thể về ngành học, sở thích,... Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây để có thể chuẩn bị một đoạn văn giới thiệu thật hoàn hảo.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Rất nhiều người đang tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định. Ngày nay, công việc tạp vụ dần trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm đặc biệt của chị em phụ nữ. Bởi lẽ nhu cầu tuyển dụng công việc này trên thị trường khá cao, đồng thời đây là công việc mang tính linh hoạt, đặc biệt giúp họ ổn định về tài chính. Bạn có nhu cầu tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ thì nhất định tham khảo những thông tin dưới đây trước khi nộp đơn.
Xem thêm »
5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 nhanh chóng hiệu quả

5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 nhanh chóng hiệu quả

Gợi ý 5 cách giúp bạn tìm việc làm quận 12 dễ dàng hơn. Trong bối cảnh dân số TPHCM đang tăng nhanh, lượng người đổ về các quận trung tâm ngày một nhiều khiến các khu vực này rơi vào tình trạng quá tải. Điều này tạo cơ hội cho các quận huyện ven thành phố có cơ hội phát triển. Điển hình là lực lượng lao động đổ về quận 12 ngày một gia tăng. Vì thế, việc làm quận 12 trở nên đa dạng hơn, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dân.
Xem thêm »
Top 7 việc làm bao ăn ở không cần bằng cấp với mức thu nhập hấp dẫn

Top 7 việc làm bao ăn ở không cần bằng cấp với mức thu nhập hấp dẫn

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và xã hội, nhu cầu tìm việc làm bao ăn ở ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Vậy có những công việc nào bao ăn ở phổ biến hiện nay? Mức lương nhận được là bao nhiêu? Tìm việc làm này cần lưu ý gì? Dưới đây, job3s sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên, mời bạn cùng tham khảo.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat