Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 01/04/2024 06:52:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
12 phút đọc

Dữ liệu máy tính là gì? Tổng hợp điều cần biết về dữ liệu máy tính

Trong thời đại số hóa hiện nay, dữ liệu máy tính chính là một tài nguyên vô cùng quý giá. Việc hiểu dữ liệu máy tính là gì cũng rất quan trọng, giúp bạn sử dụng thông tin hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu như thế nào cũng là một thách thức đối với các cá nhân cũng như doanh nghiệp.

1. Tìm hiểu về dữ liệu máy tính là gì?

Để hiểu được dữ liệu máy tính là gì thì bạn cần xác định được khái niệm dữ liệu trước. Đây được hiểu là một tập hợp thông tin bao gồm các số, chữ cái, hình ảnh,…

Dữ liệu được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như kỹ thuật, công nghệ và khoa học. Nó được đo lường, thu thập, báo cáo và phân tích dưới dạng đồ thị, bảng hoặc hình ảnh. Dữ liệu là một khái niệm rộng để chỉ thông tin hoặc là kiến thức được mã hóa theo cách nào đó để giúp người sử dụng có thể xử lý tốt hơn.

Vậy còn dữ liệu máy tính là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các thông tin đã được chuyển sang ngôn ngữ máy, thường là dãy các số nhị phân. Dữ liệu máy tính có thể được hiển thị dưới nhiều dạng khác nhau cũng như có thể truyền qua lại giữa các máy tính một cách dễ dàng nhờ sự kết nối hay hỗ trợ của các thiết bị đa phương tiện.

Không phải ai cũng có thể hiểu rõ dữ liệu máy tính là gì
Không phải ai cũng có thể hiểu rõ dữ liệu máy tính là gì

Xử lý dữ liệu là việc chuyển đổi dữ liệu thành một dạng để có thể sử dụng được. Trước đây, việc xử lý dữ liệu được thực hiện một cách thủ công, rất tốn thời gian và dễ xảy ra sai sót. Tuy nhiên hiện nay, dữ liệu đã được xử lý tự động bằng máy tính, cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác. Xử lý dữ liệu thường được thực hiện theo một chu trình cụ thể.

2. Đơn vị đo lường dữ liệu máy tính là gì?

Dữ liệu máy tính là một loại thông tin cho nên thường được đo lường bằng các đơn vị cơ bản như:

  • Bit: là đơn vị đo nhỏ nhất trong bộ nhớ máy tính, chỉ có thể lưu trữ 1 hoặc 0.

  • Byte: 1 byte bằng 8 bit.

  • Kilobyte: xấp xỉ 1.000 Byte.

  • Megabyte: xấp xỉ 1.000 Kilobyte.

  • Gigabyte: xấp xỉ 1.000 Megabyte.

  • Terabyte: xấp xỉ một nghìn tỷ (triệu triệu) byte hay 1.000 Gigabyte.

  • Petabyte: xấp xỉ 1.000 Terabyte hoặc một triệu Gigabyte.

  • Exabyte: xấp xỉ 1000 Petabyte.

  • Zettabyte: xấp xỉ 1.000 Extabyte.

  • Yottabyte: xấp xỉ 1.000 Zettabyte.

Dữ liệu máy tính được đo lường bằng nhiều đơn vị khác nhau
Dữ liệu máy tính được đo lường bằng nhiều đơn vị khác nhau

3. Dữ liệu máy tính được lưu trữ ở đâu?

Máy tính có thể lưu trữ các dữ liệu về video, hình ảnh, âm thanh và văn bản. Những dữ liệu này có thể được lưu trữ dưới dạng nhị phân bằng cách sử dụng bit 1, 0 và được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính.

Bộ nhớ máy tính được chia làm 2 dạng chính là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ máy tính còn được gọi là ổ nhớ hay bộ nhớ, bao gồm phần tử máy tính và lưu trữ dữ liệu.

Trong bộ nhớ máy tính gồm có các bộ nhớ điện tĩnh để lưu trữ được dữ liệu lâu dài và bộ nhớ điện động để lưu dữ liệu tạm thời. Bộ nhớ điện tĩnh bao gồm đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang, ROM,... còn bộ nhớ điện động gồm có RAM máy tính, Cache...

Dữ liệu máy tính có thể được lưu trữ bằng cả bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
Dữ liệu máy tính có thể được lưu trữ bằng cả bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài

4. Các dạng dữ liệu máy tính là gì?

Dù là khái niệm phổ biến, nhất là trong thời đại công nghệ số và bùng nổ big data như hiện tại nhưng các dạng của dữ liệu máy tính là gì thì không phải ai cũng biết. Dựa trên cấu trúc thì hiện tại, dữ liệu máy tính được chia làm 3 loại, cụ thể như sau.

4.1. Dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc được xếp theo hàng và cột, có nhiều thành phần liên kết nhờ một trường xác định. Loại dữ liệu này dễ quản lý và sắp xếp. Việc sắp xếp dữ liệu có cấu trúc do nhà thiết kế cơ sở dữ liệu quyết định. Các thông tin trong dữ liệu này có thể được nhóm để tạo thành mối quan hệ. Dạng dữ liệu này rất có ích cho doanh nghiệp bởi vì dễ phân tích, lưu trữ và tìm kiếm.

4.2. Dữ liệu phi cấu trúc

Hầu hết dữ liệu hiện nay đang sử dụng là dữ liệu không cấu trúc. Dạng dữ liệu này không phù hợp với định dạng hàng - cột của cơ sở dữ liệu và cũng không tuân theo mô hình cụ thể.

Các loại dữ liệu không cấu trúc gồm có hình ảnh, văn bản, video và âm thanh, trang web, tài liệu PDF, ghi âm từ cuộc gọi,...

4.3. Dữ liệu bán cấu trúc

Dữ liệu bán cấu trúc là một hình thức kết hợp của dữ liệu có cấu trúc và không có cấu trúc. Dữ liệu bán cấu trúc không tuân theo cấu trúc dạng bảng dữ liệu nhưng cũng không hoàn toàn không có cấu trúc. Để phân loại dữ liệu bán cấu trúc thì người ta đã gắn thêm các thuộc tính như thẻ hoặc siêu dữ liệu giúp phân tách phần tử ngữ nghĩa và thiết lập thứ bậc.

Dựa trên cấu trúc, dữ liệu máy tính được chia làm 3 loại chính với các đặc điểm riêng biệt
Dựa trên cấu trúc, dữ liệu máy tính được chia làm 3 loại chính với các đặc điểm riêng biệt

5. Chu trình xử lý dữ liệu máy tính

Sau khi biết được dữ liệu máy tính là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về chu trình xử lý dữ liệu. Xử lý dữ liệu bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu. Sau đó dữ liệu muốn chuyển đổi được thành dạng mong muốn thì phải xử lý dữ liệu theo từng bước. Chẳng hạn như: dữ liệu thu thập được phải lưu trữ, sắp xếp, xử lý, phân tích và trình bày.

Dưới đây là chi tiết các bước trong chu trình xử lý dữ liệu máy tính mà bạn nên biết.

5.1. Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau, định dạng khác nhau và cũng có nhiều loại dữ liệu khác nhau. Có thể thu thập dữ liệu về XML, tệp CSV, phương tiện truyền thông xã hội, hình ảnh,... Đây đều là những loại dữ liệu có cấu trúc hoặc không có cấu trúc.

5.2. Lưu trữ dữ liệu

Dữ liệu được thu thập cần được lưu trữ dưới dạng vật lý như giấy tờ, sổ ghi chép hoặc bất kỳ hình thức nào khác. Hiện nay, nhu cầu cần khai thác dữ liệu là rất lớn kể cả ở dạng có cấu trúc hay không có cấu trúc. Dữ liệu sẽ được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số để phân tích và trình bày theo yêu cầu ứng dụng.

5.3. Sắp xếp dữ liệu

Sau bước lưu trữ thì dữ liệu sẽ được phân loại và lọc để sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự có ý nghĩa. Chỉ lọc những thông tin được yêu cầu để thuận lợi hơn trong việc phân tích.

Xem thêm: Ngành Công Nghệ Thông Tin Là Gì? Mức Lương Ngành Công Nghệ Thông Tin

5.4. Xử lý dữ liệu

Xử lý dữ liệu trong dữ liệu máy tính là gì? Dữ liệu sẽ được xử lý bằng các thuật toán học của máy và trí tuệ nhân tạo để tạo kết quả đầu ra. Phương pháp xử lý dữ liệu này có thể thay đổi tùy theo nguồn dữ liệu và mục đích đầu ra.

5.5. Xuất dữ liệu

Dữ liệu cuối cùng được hiển thị cho người dùng ở dạng có thể hiểu và đọc được như là đồ thị, bảng, tệp vectơ, âm thanh, video, tài liệu,... Kết quả này có thể được lưu trữ và tiếp tục xử lý trong chu trình tiếp theo.

5.6. Lưu trữ dữ liệu máy tính là gì?

Đây là bước cuối cùng trong chu trình xử lý dữ liệu. Là nơi dữ liệu và siêu dữ liệu được giữ lại để có thể tái sử dụng. Cho phép thực hiện việc truy cập và truy xuất thông tin bất cứ lúc nào cần và tận dụng nó làm đầu vào trực tiếp cho chu trình xử lý dữ liệu lần sau.

Chu trình xử lý dữ liệu máy tính cần được đặc biệt chú ý
Chu trình xử lý dữ liệu máy tính cần được đặc biệt chú ý

6. Hướng dẫn phân tích dữ liệu cho doanh nghiệp

Không phải dữ liệu nào thu được có thể đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn và yêu cầu cần thiết. Vì thế, việc nắm vững cách xử lý dữ liệu là điều rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Khi dữ liệu đã qua xử lý, bạn cần phân tích để có thể sử dụng hiệu quả. Có hai phương pháp chính để phân tích dữ liệu là phân tích định lượng và phân tích định tính.

6.1. Phân tích định tính

Định tính là một trong những phương pháp phân tích dữ liệu máy tính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong nghiên cứu định tính, phân tích dữ liệu sẽ dựa theo số liệu và thống kê.

Nghiên cứu định tính tập trung vào ngôn ngữ, hình ảnh và mô tả. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích dữ liệu dựa trên ngôn ngữ là được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những phương pháp phân tích định tính phổ biến hiện nay đều được thực hiện thủ công.

6.2. Phân tích định lượng

Bên cạnh định tính thì phân tích định lượng cũng đang là phương pháp được nhiều công ty, đơn vị lựa chọn. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác nhận thông tin dựa trên số liệu.

Quy trình phân tích định lượng bao gồm các bước: xác thực, chỉnh sửa và mã hóa dữ liệu. Đặc điểm của phương pháp này là trình bày kết quả dựa trên số liệu thống kê chứ không giải trình nguyên nhân hoặc giải thích chi tiết con số.

Chuyên gia dữ liệu sử dụng các số liệu sau nghiên cứu định lượng để nghiên cứu và đưa ra quyết định. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn phương pháp này tùy theo loại dữ liệu bạn đang xử lý.

Bạn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp định tính và định lượng để phân tích dữ liệu máy tính
Bạn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp định tính và định lượng để phân tích dữ liệu máy tính

7. Tầm quan trọng của dữ liệu máy tính đối với doanh nghiệp

Hiểu biết về dữ liệu máy tính là gì và cách sử dụng ra sao có vai trò quan trọng trong kinh doanh. Dữ liệu giúp nhận diện những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, nhờ đó có thể cải thiện kết quả kinh doanh, giảm chi phí, xây dựng chiến lược hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa nó còn giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

Khi doanh nghiệp nhận thức được giá trị của dữ liệu và cách sử dụng nó, việc phân tích kết hợp dữ liệu có cấu trúc và không cấu trúc ngày càng quan trọng hơn. Các hệ thống phân tích đang hướng đến hiệu suất thời gian, giúp xử lý luồng dữ liệu ngay lập tức với tốc độ đầu vào cao.

Phân tích dữ liệu còn giúp doanh nghiệp có thể phát hiện khách hàng mới, tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng dữ liệu để lập kế hoạch kinh doanh sao cho hiệu quả.

8. Những thuật ngữ trong dữ liệu máy tính là gì?

Ngoài dữ liệu máy tính là gì, cách phân tích hay những tác động của nó thì các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực này cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Hiểu được các thuật ngữ này thì bạn cũng có thể xử lý dữ liệu máy tính một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Business Intelligence (BI)

BI là thuật ngữ kho dữ liệu, được biết đến qua Power BI của nhà Microsoft. Business Intelligence là quá trình sử dụng dữ liệu cũ sau đó phân tích và báo cáo để hạn chế rủi ro cho các quyết định trong tương lai. Đây là công cụ để hoạch định chiến lược tốt hơn nhờ dữ liệu cũ được trực quan hóa. Cụ thể như là doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Data Warehouse (kho dữ liệu)

Đây là nơi chứa dữ liệu nhờ công cụ trích xuất dữ liệu. Các dữ liệu khi thu thập sẽ được gom lại vào một kho chứa gọi là kho dữ liệu. Nhờ đó giúp việc quản lý dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.

Data Models (mô hình hóa dữ liệu)

Dữ liệu được xây theo 1 mô hình liên kết với nhau thành luồng dữ liệu liên quan. Mô hình dữ liệu sẽ ghi lại thông tin hàng hóa được lưu trữ và bán ra. Data Models là một trong những mô hình khá phổ biến hiện nay.

Extract, Transform, Load (ETL)

ETL trong dữ liệu máy tính là gì? Trong thuật ngữ kho dữ liệu thì nó tên viết tắt của Extract, Transform, Load. Đây là một loại tích hợp dữ liệu gồm một chuỗi quy trình 3 bước (trích xuất, truyền đổi, tải). ETL được sử dụng để chuẩn bị dữ liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. ETL sẽ trích xuất lấy dữ liệu từ những nguồn khác nhau, sau đó chuyển đổi dữ liệu bằng cách áp dụng các phép tính, ghép nối và tải dữ liệu vào kho dữ liệu.

ETL là thuật ngữ khá quan trọng trong quá trình xử lý dữ liệu máy tính
ETL là thuật ngữ khá quan trọng trong quá trình xử lý dữ liệu máy tính

Data Engineer (Kỹ sư dữ liệu)

Khác với kỹ sư lĩnh vực khác, kỹ sư dữ liệu là thuật ngữ để chỉ những người tạo kho dữ liệu, quản lý dữ liệu và lưu trữ dữ liệu. Họ sẽ xử lý dữ liệu để chuyển cho các bộ phận chuyên viên phân tích dữ liệu để phân tích.

Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu)

Từ dữ liệu mà Data Engineer đã xử lý, các chuyên gia phân tích dữ liệu sẽ sử dụng. Họ dùng dữ liệu để báo cáo, nhận định các chỉ số, dự báo xu hướng,...

Data scientist - Nhà khoa học dữ liệu máy tính là gì?

Data scientist là người cung cấp các thuật toán, thống kê cho chuyên viên phân tích dữ liệu đưa vào sử dụng. Yêu cầu của nhà khoa học dữ liệu là phải có những kỹ năng cơ bản như kỹ năng phân tích, lập trình.

Python

Python trong dữ liệu máy tính là gì? Đây là ngôn ngữ lập trình bậc cao, được ứng dụng nhiều trong lập trình web, machine learning, deep learning, AI. Điển hình như Facebook, Youtube cũng đang sử dụng Python làm ngôn ngữ lập trình.

SQL Structured Query Language (ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc)

SQL là ngôn ngữ dữ liệu chuyên biệt. Nó có thể thực hiện những tác vụ như chọn, thêm, xóa, chèn, cập nhật,… trên cơ sở dữ liệu.

SQL cũng là một phần không thể thiếu đối với dữ liệu máy tính
SQL cũng là một phần không thể thiếu đối với dữ liệu máy tính

9. Dự đoán tương lai của lĩnh vực xử lý dữ liệu

Không khó để nhận thấy tầm quan trọng của dữ liệu máy tính đối với các cá nhân, doanh nghiệp cũng như nền kinh tế ở thời điểm hiện tại. Đây được xem là nền tảng, là cơ hội để lĩnh vực xử lý dữ liệu phát triển và ngày một mở rộng. Vậy trong tương lai, xử lý dữ liệu có thực sự còn là ngành tiềm năng và đáng để cân nhắc?

Theo thống kê và phân tích của các chuyên trang về kinh tế cũng như tuyển dụng, ngành Xử lý Dữ liệu tăng trưởng 19% từ năm 2020 và dự đoán tiếp tục tăng trưởng hơn nữa. Điều này cũng có nghĩa rằng nhu cầu tuyển dụng chuyên viên về xử lý dữ liệu sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới.

Nếu bạn đang quan tâm đến ngành này thì đây sẽ là thời điểm rất tốt để bắt đầu học tập và chuẩn bị hành trang cho tương lai. Ngoài ra, ngành Xử lý Dữ liệu còn liên quan tới khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển trong các lĩnh vực khác nữa. Chẳng hạn như: tài chính, y tế, giáo dục,...

Dữ liệu máy tính sớm bộc lộ tầm quan trọng nên những lĩnh vực liên quan cũng có nhiều cơ hội để phát triển
Dữ liệu máy tính sớm bộc lộ tầm quan trọng nên những lĩnh vực liên quan cũng có nhiều cơ hội để phát triển

Xem thêm: Lập Trình Nhúng Là Gì? Làm Lập Trình Nhúng Là Làm Gì? Lương Bao Nhiêu?

Trên đây là những thông tin về dữ liệu máy tính là gì và các thuật ngữ liên quan. Có thể thấy dữ liệu rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong thời đại số hóa như hiện nay. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng những công việc liên quan đến xử lý dữ liệu sẽ ngày càng nhiều. Nếu bạn đam mê với công việc này thì hãy bắt đầu học tập từ ngay bây giờ.

Danh sách việc làm, tuyển dụng các tỉnh thành
Việc làm Hưng Yên Việc làm An Giang
Việc làm Khánh Hòa Việc làm Bà Rịa – Vũng Tàu
Việc làm Kiên Giang Việc làm Bắc Giang
Việc làm Kon Tum Việc làm Bạc Liêu
Việc làm Lai Châu Việc làm Bắc Ninh
Việc làm Lâm Đồng Việc làm Bắc Kạn
Việc làm Lạng Sơn Việc làm Bến Tre
Việc làm Lào Cai Việc làm Bình Định
Việc làm Long An Việc làm Bình Dương
Việc làm Nam Định Việc làm Bình Phước
Việc làm Nghệ An Việc làm Bình Thuận
Việc làm Ninh Bình Việc làm Cà Mau
Việc làm Ninh Thuận Việc làm Cần Thơ
Việc làm Phú Thọ Việc làm Cao Bằng
Việc làm Phú Yên Việc làm Đà Nẵng
Việc làm Quảng Bình Việc làm Đắk Lắk
Việc làm Quảng Nam Việc làm Đắk Nông
Việc làm Quảng Ngãi Việc làm Điện Biên
Việc làm Quảng Ninh Việc làm Đồng Nai
Việc làm Quảng Trị Việc làm Đồng Tháp
Việc làm Sóc Trăng Việc làm Gia Lai
Việc làm Sơn La Việc làm Hà Giang
Việc làm Tây Ninh Việc làm Hà Nam
Việc làm Thái Bình Việc làm Hà Nội
Việc làm Thái Nguyên Việc làm Hà Tĩnh
Việc làm Thanh Hóa Việc làm Hải Dương
Việc làm Thừa Thiên Huế Việc làm Hải Phòng
Việc làm Tiền Giang Việc làm Hậu Giang
Việc làm TP Hồ Chí Minh Việc làm Hòa Bình
Việc làm Trà Vinh Việc làm Vĩnh Long
Việc làm Tuyên Quang Việc làm Vĩnh Phúc
Việc làm quốc tế Việc làm Yên Bái