Bạn là ?
Nắm rõ và tường tận trách nhiệm pháp lý là gì chính là cơ sở để bạn tự tin hơn trong mọi hành động và quyết định mà bản thân thực hiện. Hiểu đơn giản, trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, mang tính tiêu cực cho các hành vi vi phạm.
Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về khái niệm trách nhiệm pháp lý, nhiều người cũng không khỏi thắc mắc đặc điểm và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý là gì. Theo đó, trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm như sau:
Là loại trách nhiệm đã được pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của nó so với các loại trách nhiệm xã hội khác như: Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công việc.
Trách nhiệm pháp lý gắn liền với các chế tài pháp luật mà Nhà nước Việt Nam đã quy định rõ ràng trong các quy phạm pháp luật.
Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Nếu đã biết trách nhiệm pháp lý là gì, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các loại trách nhiệm pháp lý được quy định trong pháp luật Việt Nam.
Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất mà Nhà nước sử dụng để trừng trị tội phạm và mang tính răn đe, giáo dục những người khác.
Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm của người đã phạm tội về hình sự và phải chịu sự trừng phạt thỏa đáng theo quy định.
Các hình thức xử lý trách nhiệm nhiệm hình sự gồm có: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.
Là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền.
Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự hay Bộ luật tố tụng Dân sự.
Đây là loại trách nhiệm mà công dân buộc phải thi hành nghĩa vụ do pháp luật Nhà nước quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính. Thông thường, trách nhiệm hành chính bao gồm các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, …
Các cấp có thẩm quyền được quyền áp dụng các biện pháp hành chính nói trên thường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn); Tòa án nhân dân cấp Huyện,….và các các nhân, tổ chức khác được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan.
Ngoài việc nắm được trách nhiệm pháp lý là gì, mỗi cá nhân cũng cần có những hiểu biết nhất định về trách nhiệm pháp lý kỷ luật. Trên thực tế, đây là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước do các hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc trong quá trình hoạt động hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức độ truy cứu.
Việc xử lý kỷ luật thường bao gồm các hình thức: Đình chỉ, cách chức, buộc thôi việc..
Là loại trách nhiệm pháp lý do người hay tổ chức sử dụng lao động áp dụng với người lao động thuộc quyền sở hữu bằng cách buộc người lao động phải bồi thường những vật chất do các hành vi vi phạm của mình gây ra.
Trách nhiệm pháp lý là gì trong quan hệ quốc tế? Những thông tin dưới đây sẽ là câu trả lời đầy đủ nhất để giải đáp cho băn khoăn của bạn.
Thực tế chứng minh rằng, quốc gia cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế. Ví dụ về trách nhiệm pháp lý quốc gia không thực hiện các cam kết quốc tế mà mình đã công nhận hoặc ban hành luật trái với luật quốc tế hoặc không ngăn chặn kịp thời các hành vi tấn công của người biểu tình.
Hãy cùng nhau tìm lời giải đáp cho câu hỏi năng lực của trách nhiệm pháp lý là gì qua các thông tin dưới đây.
Theo quy định của pháp luật, năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật.
Đối với tổ chức, năng lực trách nhiệm pháp lý xuất hiện từ khi có quyết định thành lập tổ chức và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể.
Đối với cá nhân, năng lực trách nhiệm pháp lý được pháp luật nhà nước ta quy định như sau: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính. người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nghiêm trọng do cố ý, phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý thực hiện vi phạm hành chính.
Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý được căn cứ vào yếu tố thuộc mặt khách quan và chủ quan, căn cứ vào chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật. Cụ thể:
Căn cứ vào yếu tố thuộc mặt khách quan: Các yếu tố thuộc mặt khách quan bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật để lại hậu quả tiêu cực cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại gây nên cho xã hội.
Căn cứ vào mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Đó là lỗi, động cơ vi phạm và mục đích vi phạm.
Căn cứ vào chủ thể vi phạm pháp luật: Mỗi loại vi phạm đều được quy định khác nhau về chủ thể vi phạm pháp luật.
Căn cứ vào khách thể của vi phạm pháp luật: Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị xâm phạm do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hay pháp nhân phạm tội.
Mục đích chính của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là để bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội từ đó đảm bảo mọi người dân đều tuân thủ và tôn trọng pháp luật.
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền xác định và xem xét về hành vi vi phạm, để có những đánh giá cũng như áp dụng quyền lực của họ. Mục tiêu cuối cùng là người vi phạm phải chịu hậu quả cho những sai trái mà bản thân đã gây ra.
Có thể khẳng định, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vi phạm pháp luật là tiền đề, cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân, tổ chức. Ngược lại, trách nhiệm pháp lý là hậu quả của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; chỉ phát sinh khi có sự việc vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý được điều chỉnh trong phạm vi quan hệ pháp luật nhất định và được thực hiện bởi hai chủ thể: Nhà nước và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật phải gánh lấy trách nhiệm pháp lý, tuy nhiên trong một số trường hợp người vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mình gây ra. Cụ thể:
Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự, trẻ em chưa đủ 6 tuổi hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý, không đủ 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.
Người được miễn trách nhiệm pháp lý được quy định điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Người hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định 5 năm với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm với tội phạm nghiêm trọng, 15 năm với tội phạm rất nghiêm trọng, 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Vi vi phạm do sự kiện bất ngờ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vi vi phạm do phòng vệ chính đáng.
Vi vi phạm trong tình thế cấp thiết.
Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.
Vi phạm do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Thực hiện hành vi vi phạm khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.
Có thể nói, hiểu được trách nhiệm pháp lý là gì cũng như biết được đặc điểm, cách phân loại và cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức pháp luật để từ đó chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định đã được đề ra.
Xem thêm:
Mẫu CV hot theo ngành nghề