Mô hình SMART là gì? Lợi ích mà mô hình SMART mang lại

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 05/07/2023 08:27:00 +07:00
Việc xác định mục tiêu là bước đầu tiên giúp cho doanh nghiệp đưa ra được chiến lược và kế hoạch phù hợp. Để xác định được mục tiêu đúng đắn, lời khuyên cho doanh nghiệp là sử dụng mô hình SMART. Vậy mô hình SMART là gì và nó mang lại những lợi ích gì cho

Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART được hiểu là mô hình xác định mục tiêu dựa trên 5 tiêu chí sau:

  • S - Specific - Tính cụ thể

  • M - Measurable - Có thể đo lường được

  • A - Achievable - Tính khả thi

  • R - Relevant - Sự liên quan

  • T - Time-Bound - Thời hạn đạt được mục tiêu

Tên gọi của mô hình trên là viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong 5 tiêu chí đánh giá mục tiêu. Doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cho các mục tiêu trong cả ngắn và dài hạn, đồng thời đo mức độ khả thi của những mục tiêu đó dựa trên năm tiêu chí trên.

Có nhiều lầm tưởng về mô hình SMART, khi cho rằng mô hình này chỉ áp dụng trong lĩnh vực marketing. Tuy nhiên trên thực tế không có giới hạn nào về phạm vi áp dụng của mô hình này, có thể ứng dụng trong bất cứ lĩnh vực hay cho bất cứ doanh nghiệp nào.

* Mô hình SMART được áp dụng từ bao giờ?

Mô hình SMAT được triển khai từ rất sớm, lần đầu tiên xuất hiện là vào năm 1981 trong bài viết “There’s a S.M.A.R.T, way to write management’s goals and objectives” của George T.Doran trên tạp chí Management Review.

Lần đầu tiên mô hình SMART xuất hiện
Lần đầu tiên mô hình SMART được nhắc đến

George T.Doran là một trong những chuyên gia tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bản thân đã từng là giám đốc kế hoạch cho Công ty Điện lực Washington. Trong bài viết của mình ông đã chỉ ra tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu đối với hoạt động của một doanh nghiệp và làm thế nào để có thể xác định mục tiêu ấy một cách thông minh, chính xác và hiệu quả.

Mô hình SMART được đặt tên theo 5 mục tiêu mà George T.Doran đã đưa ra, kể từ đó nó trở thành một trong những mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

* Các thành tố của mô hình SMART

Mô hình SMART được tạo thành từ 5 thành tố vô cùng quan trọng, cũng là 5 tiêu chí giúp cho doanh nghiệp xác định được mục tiêu hiệu quả, cụ thể:

- Specific (Cụ thể): Yếu tố này đề cập đến tính cụ thể của mục tiêu cần xây dựng, mục tiêu càng cụ thể và càng rõ ràng thì tính khả thi càng cao.

- Measurable (Có thể đo lường được): Cần phải có các chỉ số, tiêu chí cụ thể để có thể đo lường mục tiêu, đồng thời giám sát quá trình thực hiện mục tiêu ấy.

Các thành tố của mô hình SMART
Các thành tố của mô hình SMART

- Actionable (Tính khả thi): Muốn mục tiêu trở thành hiện thực thì khi xây dựng cần phải đảm bảo mục tiêu đó phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời ước lượng được nguồn nhân lực và vật lực có thể đảm bảo hoàn thành nó. Không nên xây dựng mục tiêu quá xa vời hoặc quá thiếu tính thực tế, vừa không thể đạt được kỳ vọng và kế hoạch đã đề ra mà thậm chí có thể gây ra thiệt hại.

- Relevant (Sự liên quan): Tiêu chí này đề cập đến việc gắn các mục tiêu vào với thực tế. Các mục tiêu chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được đặt trong bối cảnh thực tế, bởi khi đó doanh nghiệp mới xác định được các yếu tố cần thiết để hoàn thành mục tiêu.

- Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu): Bất cứ mục tiêu nào cũng cần có một khoảng thời gian nhất định và thích hợp. Việc đặt thời gian sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch cụ thể về các loại chi phí, hạn chế tối đa việc chậm deadline, tiến độ gây ảnh hưởng, thất thoát ngân sách.

Lợi ích của mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART là một trong những cách giúp cho doanh nghiệp đến gần hơn với thành công. Dưới đây là những lợi ích mà mô hình này mang lại.

* Giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi cụ thể

Mục tiêu của doanh nghiệp ở mỗi giai đoạn có thể sẽ khác nhau và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, nếu không xác định được đúng trọng tâm có thể dẫn đến tình trạng đi lạc hướng, thậm chí ảnh hưởng đến cả tầm nhìn và chiến lược dài hạn.

Có thể thấy cả 4/5 tiêu chí của mô hình SMART đều hướng doanh nghiệp tập trung vào các nội dung cốt lõi, thậm chí là chỉ một kì vọng duy nhất. Như vậy doanh nghiệp có thể loại bỏ các mục tiêu không phù hợp để từ đó có thể đưa ra định hướng kinh doanh đúng đắn và phù hợp.

Mô hình SMART giúp doanh nghiệp xác định hướng đi cụ thể
Mô hình SMART giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi cụ thể

* Giúp doanh nghiệp tạo ra kế hoạch cụ thể

Khi đã có được mục tiêu đúng hướng, doanh nghiệp có thể bắt đầu các bước đầu tiên trong lộ trình hoàn thành dự định đã đặt ra bằng cách lập kế hoạch cụ thể. Kế hoạch này có thể trong ngắn hạn, bao gồm từng phần nhỏ hoặc là kế hoạch tổng thể dài hạn xuyên suốt cả mục tiêu. Hoàn thành từng nhiệm vụ trong đó sẽ giống như bậc thang đưa bạn đến đích.

* Mô hình SMART góp phần thúc đẩy động lực, hiệu suất của nhân viên

Không chỉ đưa ra mục tiêu chung cho cả doanh nghiệp, mô hình SMART còn giúp cho từng nhân viên xác định hướng làm việc hiệu quả để đạt được mục tiêu. Người lao động nắm rõ tinh thần của doanh nghiệp và từng kế hoạch, hiểu được sự đóng góp của mình có vai trò như thế nào trong việc đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, từ đó có thêm động lực để có dốc toàn sức lực cống hiến. Làm việc có định hướng sẽ giúp cho nhân viên nâng cao hiệu suất công việc.

* Giảm căng thẳng và áp lực trong công việc

Như đã phân tích, mô hình SMART giúp cho nhân viên tự xác định mục tiêu cá nhân, điều chỉnh nó sao cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Làm việc có định hướng vừa giúp nâng cao hiệu suất công việc vừa tránh được tình trạng làm việc mông lung, không định hướng, từ đó giảm bớt căng thẳng và áp lực.

Mô hình SMART giúp giảm căng thẳng trong công việc
Làm việc có mục tiêu sẽ giúp giảm căng thẳng trong công việc

* Giúp doanh nghiệp xác định được hệ thống đo lường cụ thể

Để có thể thực hiện mục tiêu đã đề ra cần có một hệ thống đo lường tính hiệu quả và giám sát quá trình thực hiện. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp thường bỏ qua vấn đề này hoặc c cũng mơ hồ về việc quản trị mục tiêu.

Khi áp dụng mô hình SMART, trong quá trình xác định mục tiêu, doanh nghiệp đồng thời cũng sẽ thiết lập được các tiêu chí để đánh giá mức độ khả thi, tính thực tế và chất lượng của mục tiêu. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định được hệ thống đánh giá cụ thể, nâng cao và cải thiện khả năng đo lường mục tiêu.

Ưu và nhược điểm của mô hình SMART

Trên thực tế có rất ít mô hình toàn vẹn, không có hạn chế nào và mô hình SMART cũng vậy. Do đó, khi áp dụng mô hình này, doanh nghiệp cần nắm rõ cả ưu và nhược điểm của nó, để xác định xem nó có phù hợp với điều kiện của công ty hay không. Vậy ưu và nhược điểm của mô hình SMART là gì?

* Về ưu điểm

  • Mô hình SMART giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi và mục tiêu của từng giai đoạn, tránh trường hợp lầm đường lạc lối.

  • Ngoài việc xác định được mục tiêu của doanh nghiệp, mô hình này còn giúp cho doanh nghiệp chỉ ra được thế mạnh và điểm yếu của toàn công ty, các bộ phận và thậm chí là từng cá nhân. Từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh, phân bổ nhân sự hoặc lên kế hoạch đào tạo kịp thời.

  • Áp dụng mô hình SMArt sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được kế hoạch cụ thể của từng giai đoạn, dồn mọi sức lực và tâm trí để hoàn thành các dự định đó. Điều này đặt nhân viên vào môi trường làm việc năng động, nhiệt huyết nhưng vẫn cực kỳ kỳ luật và tự giác.

  • Giúp nâng cao hiệu suất làm việc của doanh nghiệp, bởi khi có mục tiêu, tất cả thành viên của tổ chức đều sẽ tập trung hết sức để hoàn thành được chúng.

  • Duy trì tính xuyên suốt và tập trung vào mục tiêu trong suốt một giai đoạn và thời điểm nhất định, tránh được trường hợp đứng núi này trông núi nọ hoặc xác định nhầm mục tiêu.

Ưu điểm của mô hình SMART
Mô hình SMART mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

* Về nhược điểm

Dù vậy, mô hình này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:

  • Tạo ra các áp lực không cần thiết. Làm việc theo mục tiêu là điều tốt nhưng đồng thời nó cũng đặt người lao động vào bầu không khí kỷ luật, nghiêm túc và buộc phải hoàn thành các dự định. Do đó nếu xây dựng mục tiêu quá nhiều hoặc không cần thiết, vô hình trung sẽ tạo thêm gánh nặng cho nhân viên.

  • Ngược lại, nếu mục tiêu đề ra không đủ lớn, quá dễ dàng đạt được có thể khiến cho doanh nghiệp sinh ra tâm lý chủ quan, tự đắc, làm giảm động lực phấn đấu.

  • Còn đối với trường hợp ban lãnh đạo đề ra mục tiêu quá lớn, người lao động không thể thực hiện được, trong thời gian dài sẽ sinh ra tâm lý chán nản, luôn chìm đóng trong cảm git cách hiệu quả?

Nhược điểm của mô hình SMART
Tuy nhiên nếu áp dụng sai cách có thể gây ra thiệt hại

Cách ứng dụng mô hình SMART trong công việc

Có thể thấy ranh giới giữa ưu điểm và nhược điểm của mô hình SMART vô cùng nhỏ, nếu việc áp dụng không đúng có thể sẽ khiến cho doanh nghiệp nhận về nhiều hậu quả đáng tiếng. Vậy làm thế nào để ứng dụng mô hình SMART trong việc xác định mục tiêu làm việc cho doanh nghiệp một cách hiệu quả?

Việc xác định mục tiêu cho doanh nghiệp dựa vào mô hình SMART không quá phức tạp, bởi bản thân mô hình này đã đưa ra các tiêu chí lần lượt theo trình tự thời gian. Giải quyết được câu hỏi cho từng tiêu chí đó là bạn đã có thể hoàn thành việc xác định mục tiêu một cách hiệu quả, cụ thể:

Tính cụ thể (Specific)

Đây là tiêu chí đầu tiên trong năm tiêu chí mà doanh nghiệp cần chú trọng khi xây dựng mục tiêu, mục tiêu đề ra càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu thì tính ứng dụng và khả thi càng cao. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp có thể trả lời bộ câu hỏi *5W + 1H” để vẽ ra bức tranh tổng quát về dự định, cụ thể:

  • What: Mục tiêu muốn hướng đến là cái gì, doanh nghiệp muốn nhận lại cái gì nếu dự án đó thành công?

  • Who: Nếu thực hiện dự án đó, những bộ phận, cá nhân nào có thể đảm nhiệm, họ có đủ năng lực và kinh nghiệm hay không, trách nhiệm chính của họ trong toàn bộ dự án đó là gì? Có cá nhân nào nổi bật mà bạn có thể tin tưởng hay không?

  • When: Doanh nghiệp muốn thực hiện mục tiêu đó vào thời gian nào, ở hiện tại hay là tương lai? Nếu thực hiện thì có con số cụ thể về thời gian hoàn thành hay kết thúc dự án hay không?

  • Where: Dự án đó sẽ được thực hiện tại đâu? Điểm cốt lõi của dự án này là gì? Các vị trí và sự kiện có liên quan, có cần thuê địa điểm hay không?...

  • Why: Tại sao doanh nghiệp lại muốn thực hiện mục tiêu này? Nó có ý nghĩa và giá trị như thế nào đối với doanh nghiệp?

  • How: Làm thế nào để thực hiện được mục tiêu đó? Đã có kế hoạch hay hướng thực hiện hay chưa? Nếu thực hiện thì từng bộ phận sẽ làm công việc gì?

Trả lời được các câu hỏi này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có được hình dung cơ bản về mục tiêu mà doanh nghiệp muốn thực hiện. Nếu chỉ tóm gọn mục tiêu một cách chung chung thì sẽ vô cùng khó để có thể đo lường các tiêu chí về mức độ khả thi, doanh nghiệp cũng không thể đưa ra kế hoạch chi tiết và cụ thể.

Tính cụ thể trong công việc
Càng xác định mục tiêu cụ thể thì càng dễ đạt được thành công

Measurable: Xác định các mục tiêu đo lường cụ thể

Mục tiêu chỉ có thể trở thành hiện thực nếu nó có thực tế và khả thi. Muốn xác định được thì cần có các tiêu chí cụ thể để đo lường, đánh giá mục tiêu.

Rất nhiều doanh nghiệp sau khi xác định được mục tiêu thường bỏ qua bước này mà ngay lập tức tiến hành thực hiện dự án luôn. Đây là một sai lầm vô cùng phổ biến, nếu mục tiêu đó không có tính khả thi, các kế hoạch triển khai đều trở nên vô nghĩa, vừa gây tốn thời gian công sức, thậm chí có thể gây ra các thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Do đó doanh nghiệp nên đảm bảo mình có thể đo lường dự án đó, bằng cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ hoặc nhờ đội ngũ chuyên gia, người có nhiều kinh nghiệm thực hiện công việc đánh giá.

Actionable: Đảm bảo dự án có tính khả thi

Khi xây dựng mục tiêu, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các phòng ban, cấp dưới liên quan có thể thực hiện được mục tiêu đó. Để đo lường tính khả thi này, doanh nghiệp có thể dựa trên quá trình phân tích, đánh giá các nội dung sau:

  • Thứ nhất, phân tích mục tiêu dựa trên các tiêu chí đo lường đã đề ra ở bước thứ hai. Quá trình này sẽ bao gồm cả việc chỉ ra tình hình hiện tại của doanh nghiệp, các vấn đề còn tồn đọng và dự đoán tình hình trong tương lai, ví dụ như mục tiêu đó có phù hợp với tình hình của thị trường hay không.

  • Xem xét, đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp, nguồn lực này bao gồm cả kinh phí, ngân sách dành cho dự án và năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự. Nhà lãnh đạo có thể tổng hợp dữ liệu từ hệ thống thông tin quản lý nhân sự để có cái nhìn khách quan và toàn diện nhất.

Đảm bảo mục tiêu phù hợp
Mục tiêu đưa ra phải phù hợp với tình hình của doanh nghiệp

Relevant: Đảm bảo mục tiêu đề ra phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp

Mục tiêu có thể được xây dựng trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Dù có tính chất như thế nào thì doanh nghiệp cũng cần đảm bảo mục tiêu đó phải liên quan, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Tính thwucj tế này được xác định trên nhiều yếu tố, ví dụ như mục tiêu có liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động hay không, có phù hợp với định hướng và sự phát triển chung của toàn công ty hay không.

Tính khả thi và thực tế thường có mối liên hệ mật thiết với nhau nên trong quá trình đo lường có thể kết hợp việc đánh giá hai yếu tố này với nhau.

Mục tiêu phải đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng

Time-Bound: Xác định thời gian cụ thể cho mục tiêu của doanh nghiệp

Theo mô hình SMART thì một mục tiêu cần phải có thời gian và lịch trình cụ thể. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn và đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch.

Xác định thời gian cho mô hình SMART
Cần xác định thời gian giới hạn cho mô hình SMART

Vậy các mốc thời gian cần có khi xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART là gì?

Nhà quản trị cần đưa ra một khung thời gian cụ thể cho mục tiêu đó, ví dụ như bắt đầu vào khi nào, thời gian thực hiện dự kiến trong bao lâu và dự kiến kết thúc khi nào.

Ngoài việc đặt ra thời hạn cho cả mục tiêu lớn, doanh nghiệp cũng nên đặt thêm các mục tiêu nhỏ cho từng giai đoạn của kế hoạch thực hiện dự án. Điều này sẽ giúp cho ban lãnh đạo dễ dàng theo dõi được tiến trình thực hiện công việc, biết được dự án đang chậm tiến độ ở đâu để dễ dàng thúc đẩy và giải quyết vấn đề.

Việc giới hạn thời gian cũng là một biện pháp tạo động lực cho nhân viên, đặt họ trong tình trạng làm việc nghiêm túc, buộc phải hoàn thiện công việc đúng thời hạn, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy.

Sự khác nhau giữa OKR và mô hình SMART là gì?

Khi nhắc đến mô hình SMART, có không ít người chỉ ra sự tương đồng giữa mô hình này với OKR, thậm chí nhầm lẫn hai mô hình này với nhau. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây là hai mô hình hoàn toàn độc lập. Vậy sự khác nhau giữa OKR và mô hình SMART là gì?

OKR viết tắt của Objective and Key Results, được hiểu là mô hình quản lý mục tiêu và kết quả tại doanh nghiệp, dựa trên hai yếu tố là một mục tiêu và nhiều hơn kết quả then chốt, cụ thể:

- Objective (Mục tiêu): Hiểu một cách đơn giản những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được, thường được xác định trong một khoảng thời gian cụ thể, có tác dụng thúc đẩy tổ chức và đẩy mạnh công việc.

- Key Result (Kết quả): Được hiểu là những kết quả có thể đo lường được mức độ thành công của mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu lớn nhất trong OKR không bị giới hạn bởi tính khả thi triển khai nhiệm vụ, không nhất định phải đạt tới 100%, chỉ cần đạt phần lớn mục tiêu đã được coi là thành công.

OKR được phát triển bởi Andrew Grove và sau này được Google phổ biến rộng rãi.

* Sự giống nhau

Về bản chất, cả hai mô hình đều được xây dựng trên lý thuyết tương tự nhau, đó là hướng tới việc giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu cụ thể.

Sự khác nhau giữa mô hình SMART và OKR
Sự khác nhau giữa mô hình SMART và OKR

* Sự khác nhau

Tiêu chí

Mô hình SMART

Mô hình OKR

Bản chất

Bao gồm các nguyên tắc, yếu tố để thiết lập và xây dựng mục tiêu phù hợp.

Bao gồm việc xác định mục tiêu và kết quả cụ thể gắn liền với từng mục tiêu đó.

Phạm vi

Phù hợp với các cá nhân, phòng ban hoặc đội nhóm nhỏ.

Linh hoạt áp dụng với nhiều quy mô, tuy nhiên sẽ đạt hiệu quả nhất khi áp dụng ở quy mô rộng gồm đội, nhóm, tổ chức hoặc toàn bộ công ty.

Mối quan hệ giữa các mục tiêu

Các mục tiêu được tạo ra một cách độc lập.

Minh bạch giữa các mục tiêu trong cùng công ty, tổ chức.

Tính chất của các mục tiêu

Thường là các mục tiêu mang tính ngắn hạn.

Phát triển các mục tiêu dài hạn.

Tính linh hoạt

Ít hơn so với OKR, thường cụ thể và chính xác cho các mục tiêu nhỏ trong cùng một nhóm nhỏ hoặc các cá nhân.

Phát triển linh hoạt tùy thuộc vào mối quan hệ giữa mục tiêu và hệ thống phân cấp của tổ chức.

Tính tập trung

Chỉ tập trung vào 1 điểm mà bỏ qua toàn cảnh.

Có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu để thu hẹp hoặc mở rộng.

Thời gian

Có nhiều yêu cầu chặt chẽ hơn bởi đòi hỏi tính chính xác và cụ thể.

Mất ít thời gian hơn để xây dựng.

Một số ví dụ về mô hình SMART

Để dễ hình dung về mô hình SMART, vui lòng kiểm xem các ví dụ dưới đây:

* Ví dụ về mô hình SMART trong bán hàng

Doanh nghiệp A hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực vàng bạc, đá quý. Mục tiêu trong tháng 7 và tháng 8 sẽ đạt doanh số bán hàng là 700 triệu đồng, do chuẩn bị bước vào mùa cưới. Mục tiêu này được thể hiện theo mô hình SMART như sau:

S

Doanh số bán hàng trong 2 tháng tới tiếp tục tăng.

M

Doanh số tăng cụ thể trong 2 tháng là 700 triệu đồng, trong đó tháng 7 là 300 triệu đồng và tháng 8 là 400 triệu đồng.

A

Bộ phận kinh doanh đề ra phương án tăng doanh thu dựa trên tình hình hiện tại, bao gồm tiếp tục thực hiện bán hàng và đẩy mạnh kế hoạch truyền thông, marketing.

R

Doanh nghiệp cân đối thu - chi để đưa ra kế hoạch huy động vốn, tối ưu hết mức chi phí để có thể thực hiện mục tiêu tăng doanh số bán hàng trong tháng 7 và tháng 8.

T

Thời gian để thực hiện kế hoạch này của doanh nghiệp A là trong 2 tháng gồm tháng 7 và tháng 8, giai đoạn từ giữa tháng 8 (ngày 15/8 trở đi) sẽ tiếp tục cân đối ngân sách để có thể tiếp tục thực hiện kế hoạch của tháng 9.

* Ví dụ về xây dựng mục tiêu trong Marketing

S

Tăng lưu lượng truy cập vào website bán hàng của doanh nghiệp.

M

Mức tăng tối thiểu 15%/tháng.

A

Công ty A đánh giá hiện nay bộ phận Content SEO có thể đáp ứng được 10 bài viết/ngày tại website, có thể giải quyết vấn đề về traffic, đáp ứng ít nhất 15%/tháng.

R

Mục tiêu cuối cùng khi tăng thêm lượt truy cập vào website là để thúc đẩy kinh doanh.

T

T: Thời gian bắt đầu triển khai mục tiêu dự kiến bắt đầu vào ngày 1/7/2023

Tổng kết: Trong bài viết này chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu thế nào là mô hình SMART là gì? Cùng điểm lại các nội dung quan trọng về mô hình SMART.

- Mô hình SMART được hiểu là mô hình xác định mục tiêu dựa trên 5 tiêu chí sau:

  • S - Specific - Tính cụ thể

  • M - Measurable - Có thể đo lường được

  • A - Actionable - Tính khả thi

  • R - Relevant - Sự liên quan

  • T - Time-Bound - Thời hạn đạt được mục tiêu

- Những lợi ích mà mô hình SMART mang lại cho doanh nghiệp là:

  • Giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi cụ thể

  • Giúp doanh nghiệp tạo ra kế hoạch cụ thể

  • Mô hình SMART góp phần thúc đẩy động lực, hiệu suất của nhân viên

  • Giảm căng thẳng và áp lực trong công việc

  • Giúp doanh nghiệp xác định được hệ thống đo lường cụ thể

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu

>>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu

>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc

Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi tại Job3s để có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích về lĩnh vực tuyển dụng.

Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành marketing

Workshop là gì

Chạy ads là gì

Copywriting là gì

Người sáng tạo nội dung số là gì

Content writer là gì

Associate là gì

Trade Marketing là gì

Nhân viên phát triển thị trường là gì

Focus group là gì

Affiliation là gì

Nhân viên R&D là gì

Mô hình smart là gì

Ngành E-commerce là gì

Bài viết liên quan
Tiền bị khấu trừ là gì? Khấu trừ lương không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?

Tiền bị khấu trừ là gì? Khấu trừ lương không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?

Tìm hiểu tiền bị khấu trừ là gì có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động. Chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế mà tiền thuế theo quy định sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc trừ trên thu nhập của họ.
Xem thêm »
Trả lương theo sản phẩm là gì? Cách tính chính xác nhất năm 2024

Trả lương theo sản phẩm là gì? Cách tính chính xác nhất năm 2024

Hình thức trả lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào đơn giá khoán, số lượng, chất lượng sản phẩm thực tế mà họ làm ra. Đây là hình thức được ứng dụng nhiều tại các nhà máy hay lĩnh vực như công trình xây dựng. Khi áp dụng hình thức trả lương này, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước và cần duy trì thực hiện trong thời gian nhất định.
Xem thêm »
Học bổng là gì? Nắm rõ các điều kiện để được cấp học bổng

Học bổng là gì? Nắm rõ các điều kiện để được cấp học bổng

Bất kỳ ai theo đuổi con đường học tập, nghiên cứu muốn giảm gánh nặng chi phí đều quan tâm đến học bổng. Vậy học bổng là gì, có bao nhiêu loại học bổng, điều kiện xét duyệt và làm thế nào để thuận lợi lấy được học bổng, cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Hướng dẫn tính cách trả lương theo khoán chuẩn và mới nhất 2024

Hướng dẫn tính cách trả lương theo khoán chuẩn và mới nhất 2024

Thay vì trả lương cố định theo tháng, nhiều doanh nghiệp lại chọn cách trả lương theo khoán để nâng cao năng suất công việc. Đây là một hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành để tính toán và trả tiền lương cho người lao động.
Xem thêm »
Định nghĩa thuế là gì? Cập nhật khái niệm và đặc trưng cơ bản mới nhất 2024

Định nghĩa thuế là gì? Cập nhật khái niệm và đặc trưng cơ bản mới nhất 2024

Định nghĩa thuế là gì? Thuế được xem là nguồn thu chính của chính phủ và được sử dụng để cung cấp các dịch vụ công cộng, được thu từ những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để đóng thuế theo quy định. Cụ thể, thuế dùng để làm gì, có những hình thức nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Xem thêm »
Hưu trí và tử tuất là gì? Điều kiện để hưởng chế độ cho người tham gia BHXH

Hưu trí và tử tuất là gì? Điều kiện để hưởng chế độ cho người tham gia BHXH

Hiểu rõ chế độ hưu trí và tử tuất là gì giúp người tham gia BHXH không bị thiệt thòi, đảm bảo quyền lợi của chính mình. Đây là 2 chế độ nằm trong BHXH mà người lao động được hưởng khi đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chẳng may tử vong.
Xem thêm »
Quỹ đầu tư là gì? Tất tần tật những điều cần biết về quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là gì? Tất tần tật những điều cần biết về quỹ đầu tư

Hiểu được quỹ đầu tư là gì giúp các bạn lựa chọn phương hướng đầu tư hợp lý cho tài sản của mình. Quỹ đầu tư là sản phẩm hoặc dịch vụ được thành lập bởi các công ty quản lý quỹ. Mục tiêu là tạo ra lợi nhuận từ việc sở hữu và quản lý các tài sản này, sau đó chia sẻ lợi nhuận với các nhà đầu tư theo tỷ lệ được quy định trước.
Xem thêm »
Chứng thực là gì? Quy trình quan trọng trong pháp luật hiện hành

Chứng thực là gì? Quy trình quan trọng trong pháp luật hiện hành

Hiện nay, nắm được quy trình chứng thực là gì là điều cần thiết không chỉ với người trong ngành luật mà còn với cả công dân. Chứng thực là hoạt động cơ quan có thẩm quyền xác nhận 1 sự việc, giấy tờ, văn bản,... để chứng minh sự uy tín. Ngoài ra, những vấn đề xoay quanh như địa chỉ chứng thực và lệ phí bao nhiêu cũng cần được hiểu đúng.
Xem thêm »
Phỏng vấn là gì? Quy trình 1 buổi phỏng vấn ứng viên cần biết

Phỏng vấn là gì? Quy trình 1 buổi phỏng vấn ứng viên cần biết

Các ứng viên khi nắm được phỏng vấn là gì sẽ có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình ứng tuyển. Phỏng vấn là quá trình hỏi và trả lời giữa 2 hay nhiều người. Phỏng vấn là một bước trong quy trình tuyển dụng. Sau khi ứng viên nộp CV đến nhà tuyển dụng thì sẽ được hẹn lịch đến phỏng vấn để hiểu rõ hơn về công việc; đồng thời nhà tuyển dụng có đánh giá khách quan hơn về ứng viên.
Xem thêm »
Tôn giáo là gì? Tại sao đây là điều nhà nước luôn chú trọng và quản lý?

Tôn giáo là gì? Tại sao đây là điều nhà nước luôn chú trọng và quản lý?

Tôn giáo là gì? Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu tự nhiên. Đây có thể được coi là lối sống cũng như những niềm tin không thể thiếu của con người trong cuộc sống. Do tôn giáo có sức ảnh hưởng lên mỗi con người, nhà nước và chính phủ vẫn luôn coi tôn giáo là một trong những điều quan trọng và chú trọng công tác quản lý.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat