Ứng dụng lãi suất kép để xây dựng kế hoạch tiết kiệm dựa trên mục tiêu và số năm tích luỹ một cách chính xác với
công cụ lập kế hoạch tiết kiệm trên Job3s hoàn toàn miễn phí.
Hãy tính xem mỗi tháng bạn cần góp bao nhiêu để đạp được mục tiêu tiết kiệm của mình nhé!
Mục tiêu tiết kiệm
Số tiền tiết kiệm cuối cùng mong muốn.
(VNĐ)
Khoản đầu tư ban đầu
Khoản tiền đầu tư lúc ban đầu bạn có.
(VNĐ)
Khoảng thời gian ước tính
Khoảng thời gian, tính bằng năm, mà bạn dự định tiết kiệm.
Lãi suất
Lãi suất ước tính theo kỳ hạn gửi của bạn.
Kỳ hạn
Kỳ hạn nhận lãi tiền gửi của bạn.
Để đạt được 100,000,000 (VNĐ) sau 2 năm với vốn đầu tư ban đầu
10,000,000 (VNĐ) và mức lãi kỳ vọng 10 (%/năm) thì bạn cần tiết kiệm
3,488,000 (VNĐ) mỗi tháng
Ngày xuất bản: Thứ Năm, 09/05/2024 10:00:00 +07:00
Lập kế hoạch tiết kiệm tiền là một chiến lược giúp cuộc sống luôn cân bằng và ổn định hơn ở mọi mặt. Có rất nhiều cách để bạn tiết kiệm tiền một cách hiệu quả. Job3s sẽ gợi ý đến bạn một số mẹo, các bước lên kế hoạch để có một nguồn tài chính luôn ổn định, dành thời gian để tận hưởng cuộc sống.
1. Lợi ích của việc lập kế hoạch tiết kiệm tiền
Nếu bạn lập kế hoạch tiết kiệm tiền một cách có chủ đích bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích phải kể đến như:
Đề phòng những trường hợp bất ngờ, khẩn cấp
Một kế hoạch tiết kiệm tiền giúp bạn xây dựng một quỹ dự phòng để đối phó với các sự kiện bất ngờ như mất việc làm, sự cố y tế, hoặc sự cố về xe cộ, đảm bảo bạn giải quyết khó khăn ngay trong tình huống khẩn cấp.
Tự chủ trong tài chính
Có kế hoạch tiết kiệm tiền giúp bạn đạt được sự tự do tài chính. Bạn sẽ có khả năng quản lý tài chính cá nhân của mình một cách độc lập và tự tin hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu và ước mơ của mình.
Thực hiện được những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn
Lập kế hoạch tiết kiệm tiền giúp bạn phát triển thói quen tiết kiệm. Bằng cách tập trung vào tiết kiệm và đặt mục tiêu, bạn sẽ tự động hạn chế chi tiêu không cần thiết và tìm cách quản lý tài chính một cách hiệu quả.
Nắm bắt cơ hội
Khi bạn tiết kiệm tiền, bạn có thể tích lũy số tiền đủ để đầu tư vào các cơ hội sinh lợi dài hạn như mua đất, mua chung cư rồi cho thuê lại, mua chứng khoán, mua vàng, đầu tư vào startup để kiếm lợi nhuận....
2. Lập kế hoạch tiết kiệm tiền thông minh bằng công cụ
Công cụ lãi suất kép được xây dựng dựa trên mục tiêu và số năm tích lũy tiền tiết kiệm hoàn toàn miễn phí dựa trên công thức sẵn có. Bạn chỉ cần xác định được số tiền bạn muốn đầu tư tiết kiệm ban đầu và phần trăm lãi suất bạn nhận được khi gửi ngân hàng hoặc đầu tư là bạn hoàn toàn có thể tự tính ra được số tiền tiết kiệm mình nhận về sau kỳ hạn năm.
Giải thích các thông số:
Mục tiêu tiết kiệm: Số tiền bạn muốn tiết kiệm
Khoản đầu tư ban đầu: Số tiền bạn có thể bỏ ra để tiết kiệm ban đầu
Khoảng thời gian ước tính: Thời gian bạn đạt được số tiền tiết kiệm là bao lâu
Lãi suất: Số tiền bạn nhận được từ khoản đầu tư hoặc gửi ngân hàng
Kỳ hạn: Số năm tiết kiệm
Công thức tính số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng:
Trong đó:
Q: Số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tháng
A: Số tiền mong muốn có thể tiết kiệm được sau t năm
P: Khoản tiền đầu tư để tiết kiệm ban đầu
r: Lãi suất theo kỳ hạn của ngân hàng hoặc các khoản đầu tư
n: Số kỳ hạn nhận lãi tiền gửi của bạn trong năm
t: Khoảng thời gian mà bạn dự định tiết kiệm (đơn vị: năm)
Ví dụ:
Bạn đã có sẵn 10.000.000 và mong muốn tiết kiệm được 5.000.000.000 sau 20 năm với mức lãi suất 5%. Thay số vào công thức, ta có được số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tháng là:
Để lập kế hoạch tiết kiệm tiền thành công, bạn cần lựa chọn phương pháp tiết kiệm đúng và phù hợp với hoàn cảnh của mình. Job3s xin giới thiệu đến bạn 4 phương pháp phổ biến nhất hiện nay được nhiều người áp dụng.
3.1. Phương pháp tỷ lệ phần trăm
Dựa trên việc phân chia thu nhập hàng tháng thành các phần trăm cụ thể và gán mỗi phần trăm cho một mục tiêu tiết kiệm. Ví dụ: Bạn dành 50% - 60% của thu nhập hàng tháng được gán cho các chi tiêu cần thiết như nhà cửa, tiền thuê, tiền điện, nước, thực phẩm và các khoản chi tiêu bắt buộc khác.
3.2. Phương pháp mục tiêu thời gian
Đây là một cách hiệu quả để tiết kiệm tiền và đạt được mục tiêu tài chính cụ thể dựa trên thời gian và kế hoạch để đạt được số tiền cụ thể trước một ngày hoặc một sự kiện quan trọng.
3.3. Phương pháp số tiền cố định
Phương pháp này dựa trên việc bạn đặt ra một số tiền cố định để tiết kiệm hàng tháng hoặc hàng tuần, giúp bạn có mục tiêu rõ ràng và đảm bảo việc tiết kiệm tiền một cách đều đặn. Đặc biệt phù hợp cho những người muốn có sự kiên nhẫn và tự động hóa quá trình tiết kiệm.
3.4. Phương pháp tích lũy ngược
Thay vì tiết kiệm một số tiền cố định hàng tháng, phương pháp này yêu cầu bạn bắt đầu với một số tiền lớn và dần dần giảm số tiền tiết kiệm theo thời gian. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn có khả năng đáp ứng các khoản đóng góp ở thời gian đầu.
4. Các bước lên kế hoạch tiết kiệm tiền thông minh
Để có được khoản tiền tiết kiệm tối đa trong việc quản lý tài chính cá nhân cũng như quản lý tài chính gia đình, bạn nên thực hiện theo các bước lập kế hoạch tiết kiệm tiền mà Job3s gợi ý sau đây:
4.1. Bước 1: Xác định thu nhập của bạn
Liệt kê tất cả các nguồn thu nhập của bạn hàng tháng bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, tiền hoa hồng,... hay bất kỳ khoản thu nào khác. Sau đó đánh giá thu nhập hàng tháng của bạn và xem xét các khoản chi tiêu hiện tại.
4.2. Bước 2: Hoạch định các khoản chi tiêu trong tháng
Xác định các khoản chi tiêu cần thiết mà bạn không thể tránh được như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại di động và các chi tiêu hàng ngày cần thiết khác.
4.3. Bước 3: Xác định các mức chi ưu tiên
Xem xét các khoản chi tiêu linh hoạt như ăn uống, giải trí, mua sắm, du lịch và vui chơi. Xác định mức độ quan trọng và ưu tiên của từng khoản chi tiêu này. Sau đó, tính toán số tiền còn lại sau khi đã ưu tiên các khoản chi tiêu cần thiết, tiết kiệm và các khoản chi tiêu linh hoạt.
4.4. Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm
Bạn sẽ lựa chọn phân bổ số tiền vào các khoản chi trong tháng dựa trên mức thu nhập đã đánh giá ban đầu. Thiết lập chuyển tiền tự động từ tài khoản ngân hàng chính của bạn vào tài khoản tiết kiệm hoặc quỹ đầu tư.
4.5. Bước 5: Liên tục theo dõi và điều chỉnh
Theo dõi tiến trình chi tiêu hàng tháng và điều chỉnh nếu cần. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ kế hoạch và có thể điều chỉnh ngân sách theo tình hình tài chính của bạn.
Để có một nguồn tài chính ổn định, không phải đau đầu về vấn đề tiền bạc, bạn có thể nghiên cứu áp dụng một số mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả được Job3s tổng hợp sau đây:
5.1. Tiết kiệm chi tiêu
Dưới đây là một số mẹo để tiết kiệm chi tiêu trong đời sống mà bạn có thể tham khảo để áp dụng với trường hợp của mình:
Lập danh sách mua sắm
Bạn nên xác định nhu cầu của bản thân sau đó lên danh sách món đồ cần mua để khi đến siêu thị tiết kiệm được thời gian, công sức và cả tiền bạc cho việc mua sắm vừa đủ, không “vung tay quá chán”.
Hạn chế vay mượn
Vay mượn có thể khiến bạn rơi vào khủng hoảng tài chính nếu như không kịp xoay sở để trả đúng hạn, hơn nữa còn gây sứt mẻ tình cảm các mối quan hệ. Do vậy, bạn hãy thực sự sử dụng phương án vay mượn trong trường hợp thực sự cấp bách.
Không chi tiêu quá nhiều cho ăn uống
Ăn uống bên ngoài cực kỳ tốn kém và mất vệ sinh. Do đó, bạn hãy tập thói quen nấu ăn tại nhà, lên sẵn thực đơn trong tuần và đi chợ cho cả tuần để không phải nghĩ hôm nay ăn gì. Cuối tháng nên thống kê lại số tiền đã chi cho ăn uống và có kế hoạch cắt giảm hoặc chi thêm cho tháng sau.
Không cuốn theo các khuyến mãi
Nếu bạn ham các chương trình này mà mua rất nhiều đồ về không dùng đến thì cực kỳ lãng phí. Do đó, bạn nên suy nghĩ thật kỹ xem món đồ này có thực sự cần thiết với bản thân không trước khi ra quyết định mua chúng để mang về nhà.
Tiết kiệm điện nước
Khi bạn sử dụng điện, nước một cách vô tội vạ bạn sẽ phải gánh hóa đơn điện, nước với số tiền lớn dẫn đến áp lực tiền bạc tăng lên. Do đó, cố gắng tắt tất cả các máy móc, thiết bị khi không dùng đến, không để vòi nước tràn ra ngoài.
Thanh lý đồ cũ
Cách này giúp bạn giải phóng diện tích căn nhà và mang về nguồn tiền có thể sử dụng được cho các công việc khác, vừa bảo vệ môi trường do hạn chế rác thải vừa tiết kiệm được tiền.
5.2. Gửi tiết kiệm ngân hàng
Cách lập kế hoạch tiết kiệm tiền được nhiều người áp dụng nhất hiện nay chính là gửi tiết kiệm ngân hàng để sinh lời. Bạn nên tham khảo và lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao. Đặc biệt, ưu tiên gói dài hạn hơn gói ngắn hạn để được hưởng nhiều lợi ích khác từ ngân hàng nữa nhé.
5.3. Thực hiện các hình thức đầu tư
Nếu bạn có tiền nhãn rồi hãy kiếm cho mình một khoản đầu tư như vàng, coin, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh góp vốn,... để dòng tiền không bị chết mà luôn di chuyển tạo ra nhiều dòng tiền khác lớn hơn. Từ đó, bạn có thể yên tâm sử dụng những khoản tiền cố định.
5.4. Đầu tư vào chính mình
Không có phương án nào tốt hơn việc bạn đầu tư vào chính mình. Vì chính bạn là người tạo ra tiền bạc từ trí tuệ mà bản thân luôn trau dồi, không ngừng học hỏi các kỹ năng mới. Do đó, hãy đảm bảo bạn có một sức khỏe tốt, đầu óc minh mẫn, chuyên môn vững chắc để làm nền tảng tạo được nguồn thu nhập như mong ước.
6. Lưu ý khi lập kế hoạch tiết kiệm tiền
Mặc dù, các công thức và mẹo lập kế hoạch tiết kiệm tiền mang đến kết quả tốt cho việc quản trị tài chính của mỗi người. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý 2 điều sau đây:
Không nên quá rập khuôn
Các phương pháp tiết kiệm tiền theo mục tiêu, tỷ lệ phần trăm hay tích lũy ngược đều đã có công thức sẵn và bạn chỉ việc áp dụng. Tuy nhiên hoàn cảnh sống và thu nhập của mỗi người rất khác nhau. Và vì vậy, bạn cần dựa trên điều kiện thực tế của bản thân để có phương án tiết kiệm tiền phù hợp.
Tạo nhiều quỹ tiết kiệm
Nếu có thể bạn hãy chia thành nhiều quỹ tiết kiệm nhất cho bản thân để phòng những lúc ốm đau, công ty cắt giảm nhân sự, tai nạn bất ngờ,... bạn vẫn có một loại quỹ để mang ra sử dụng. Sau đó, bạn mới mở rộng thêm các quỹ tiết kiệm khác để mua ô tô, mua nhà, mua xe hoặc các dự định tương lai sau này.
Trên đây là các phương pháp và công cụ để bạn lập kế hoạch tiết kiệm tiền một cách chi tiết và hiệu quả nhất mà Job3s muốn gửi đến bạn. Mong rằng với những thông tin bổ ích này, bạn sẽ có được một nguồn tài chính ổn định, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn bất ngờ phía trước mà không vướng bận suy nghĩ về chữ “tiền”.