Hướng dẫn công cụ miễn phí tính bảo hiểm xã hội 1 lần chuẩn nhất năm 2024
Nếu nghỉ việc hoặc không đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 1 năm, bạn có thể được bảo hiểm xã
hội một lần dù chưa đến tuổi về hưu hay nhận lương hưu.
Đây là khoảng hỗ trợ từ BHXH và Nhà nước dành cho người lao động. Để nhận khoản tiền này,
người lao động cần chuẩn bị thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Công cụ tính bảo hiểm xã hội một lần dưới đây của Job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại hình bảo
hiểm này cũng như cách tính BHXH một lần mà bạn có thể nhận được để đảm bảo quyền lợi của
mình.
Hướng dẫn công cụ miễn phí tính bảo hiểm xã hội 1 lần chuẩn nhất năm 2024
Người đi làm sẽ không còn xa lạ gì với khoản đóng bảo hiểm xã hội một lần. Để chính bản thân hiểu được khoản tiền này và có căn cứ bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn cũng cần hiểu được cách tính bảo hiểm xã hội một lần và các thông tin liên quan. Đồng thời, Job3s cũng sẽ hỗ trợ bạn tính BHXH 1 lần đơn giản và đúng theo quy định.
Giai đoạn nộp BHXH
Mức lương đóng BHXH
Đến
đ
Giai đoạn nộp BHXH
Mức lương đóng BHXH
Đối tượng tham gia
Đến
đ
Giai đoạn nộp BHXH
Mức lương đóng BHXH
Đối tượng tham gia
Đến
đ
Tính BHXH một lần được nhận: 0 (VNĐ)
Diễn giải chi tiết
Giao đoạn nộp BHXH
Tháng
Mức lượng đóng BHXH
Hệ số trượt giá
Tổng tiền giai đoạn
Tổng tiền đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương (MBQTL) đóng BHXH (Tổng tiền/số tháng)
Hệ số quy định*
Số năm
MBQL đóng bảo hiểm
Mức hưởng BHXh một lần
*Mức hưởng BHXH một lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi
(Số tháng lẻ đóng trước năm 2014 được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014 trở đi)
Tính BHXH một lần được nhận: 0 (VNĐ)
Diễn giải chi tiết
Giao đoạn nộp BHXH
Tháng
Mức lượng đóng BHXH
Hệ số trượt giá
Tổng tiền giai đoạn
Tổng tiền đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương (MBQTL) đóng BHXH (Tổng tiền/số tháng)
Hệ số quy định*
Số năm
MBQL đóng bảo hiểm
Mức hưởng BHXh một lần
*Mức hưởng BHXH một lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi
(Số tháng lẻ đóng trước năm 2014 được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014 trở đi)
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2018 - hết tháng 12/2021
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2022 - hết tháng 12/2025
Tổng tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH
(Nhà nước bắt đầu hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ 01/01/2018)
Tính BHXH một lần được nhận: 0 (VNĐ)
Diễn giải chi tiết
Giao đoạn nộp BHXH
Tháng
Mức lượng đóng BHXH
Hệ số trượt giá
Tổng tiền giai đoạn
Tổng tiền đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương (MBQTL) đóng BHXH (Tổng tiền/số tháng)
Hệ số quy định*
Số năm
MBQL đóng bảo hiểm
Mức hưởng BHXh một lần
*Mức hưởng BHXH một lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi
(Số tháng lẻ đóng trước năm 2014 được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014 trở đi)
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2018 - hết tháng 12/2021
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2022 - hết tháng 12/2025
Tổng tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH
(Nhà nước bắt đầu hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ 01/01/2018)
Ngày xuất bản: Thứ Năm, 09/05/2024 10:00:00 +07:00
Căn cứ quy định theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội một lần dựa trên chính sách bảo hiểm xã hội nhà nước đưa ra nhằm bù đắp cho người lao động khi họ bị ốm đau, hưởng kỳ thai sản hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như hết tuổi lao động hoặc chết.
1. Phân biệt Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Pháp luật.
Đây được coi như 1 sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do đau ốm, bệnh tật, tai nạn lao động, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng quỹ bảo hiểm xã hội. Điều 4 Luật BHXH gồm 5 chế độ hưởng quyền lợi sau:
Chế độ ốm đau
Chế độ thai sản
Chế độ hưu trí
Chế độ tử tuất
Chế độ tai nạn lao động.
Người tham gia chế độ BHXH bắt buộc sẽ được hưởng toàn bộ các quyền lợi trên. Ngoài ra, chế độ BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Quyền lợi từ bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng thông qua các khoản tiền trợ cấp hàng tháng hoặc 1 lần gửi cho người lao động.
Bảng phân biệt các tiêu chí đánh giá BHXH bắt buộc và tự nguyện:
Tiêu chí đánh giá
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khái niệm
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính và thu nhập của mình.
Điều kiện hưởng
Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện tùy theo đối tượng theo quy định và điều kiện tham gia.
Đóng đầy đủ và đúng hạn tiền đóng BHXH theo mức đóng và thời gian quy định.
Người tham gia quản lý và cập nhật sổ BHXH, báo cáo kịp thời với cơ quan BHXH khi có thay đổi thông tin cá nhân hoặc tình trạng lao động.
Khi gặp các biến cố hoặc rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động, người tham gia BHXH cần làm hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH để xét duyệt và hưởng các chế độ BHXH tương ứng.
Phân loại
Không được nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH.
Có 05 chế độ:
Ốm đau;
Thai sản;
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN);
Hưu trí;
Tử tuất.
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Có 2 chế độ:
Hưu trí
Tử tuất
Trách nhiệm đóng
Khi tham gia BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động và người lao động cùng có trách nhiệm đóng BHXH.
Khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia tự đăng ký tham gia tại cơ quan BHXH.
Hạn mức đóng
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
2. [Hướng dẫn] Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần tự nguyện mới nhất
Bảng hệ số trượt giá dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện:
Năm
Mức điều chỉnh
Năm
2008
2,07
2017
1,15
2009
1,94
2018
1,11
2010
1,77
2019
1,08
2011
1,5
2020
1,05
2012
1,37
2021
1,03
2013
1,28
2022
1
2014
1,23
2023
1
2015
1,23
2016
1,19
Cách tính bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Nội dung trình bày
Đóng BHXH tự nguyện đủ 1 năm trở lên
Đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm
Công thức
Tiền BHXH 1 lần
=
(1,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014)
+
(2 x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)
-
Số tiền Nhà nước hỗ trợ (*)
Tiền BHXH 1 lần
=
22%
x
Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH
-
Số tiền Nhà nước hỗ trợ (*)
Giải thích
Trong đó:
(*) Trường hợp rút BHXH 1 lần do mắc một số bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.
Công thức:
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i
=
22%
x
Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i
x
30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác)
Trong đó:
- Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH = Thu nhập tháng chọn đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng
- Tiền BHXH 1 lần tối đa = 2 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Quy định pháp lý
Thông tư này quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và một số điều của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây được viết là Nghị định số 134/2015/NĐ-CP).
3. [Hướng dẫn] Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần bắt buộc mới nhất
Căn cứ theo thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH ngày 03/01/2023 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo bảng hệ số trượt giá tính BHXH năm 2023 như sau:
Bảng hệ số trượt giá mới nhất năm 2023
Sau khi đã hiểu được cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần tự nguyện , chúng tôi sẽ hướng cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần bắt buộc mới nhất.
Nội dung trình bày
Đóng BHXH bắt buộc đủ 1 năm trở lên
Đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 1 năm
Công thức
Tiền BHXH 1 lần
=
(1,5 x MBQTL x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)
+
(2 x MBQTL x lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)
Tiền BHXH 1 lần
=
22%
x
Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH
Giải thích
Trong đó MBQTL: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Công thức tính:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (Tiền lương tháng đóng BHXH x Số tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng của từng năm) / Tổng số tháng đóng BHXH
Quy định pháp lý
Dựa trên Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định trợ cấp BHXH một lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Thời gian nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”
**) Ví dụ minh họa tính bảo hiểm xã hội 1 lần:
Bạn Nguyễn Văn B có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2018 như sau:
Từ tháng 10/2016 - 12/2017: Mức lương 5.000.000 đồng/tháng.
Từ tháng 01/2018 - 12/2018: Mức lương 5.500.000 đồng/tháng.
=> Mức lãnh bảo hiểm xã hội một lần mà Bạn B có thể nhận được sẽ được tính toán theo công thức tính bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Thời gian tham gia BHXH: 02 năm 2 tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
Giai đoạn đóng từ T10/2016 đến T12/2016: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5.000.000 đồng: 5.000.000 x 1.19 x 3 = 17.850.000 đồng
Giai đoạn đóng từ T1/2017 đến T12/2017: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5.000.000 đồng: 5.000.000 x 1.15 x 12 = 69.000.000 đồng
Giai đoạn đóng từ T1/2018 đến T12/2018: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5.500.000 đồng: 5.500.000 x 1.11 x 12 = 73.260.000 đồng
=> Tổng tiền đóng BHXH = 17.850.000 + 69.000.000 + 73.260.000 = 160.110.000 đồng
Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 6.158.076 đồng.
Thời gian tham gia BHXH của B trước năm 2014 = 0 năm
Thời gian tham gia BHXH của B sau ngày 01/01/2014 từ năm 2016 đến năm 2018 là 2 năm 2 tháng = 26 tháng = 2 năm.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi: 6.158.076 x 2 năm x 2 = 24.632.304 đồng
=> Tổng tiền BHXH một lần mà Bạn B sẽ được nhận là 24.632.304 đồng.
4. Cách làm tròn thời gian tham gia BHXH 1 lần
Ngoài cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chính xác cùng những quy định, pháp lý thì thời gian tham gia là điều bắt buộc nắm rõ. Để thuận tiện cho việc tính toán số tiền hưởng BHXH 1 lần, hiện nay thời gian đóng BHXH của người lao động có tháng lẻ sẽ được làm tròn theo nguyên tắc sau:
Từ 1 - 6 tháng được tính là 0,5 năm
Từ 7 - 11 tháng được tính là 1 năm
Để giúp các bạn hiểu về cách làm tròn thời gian tham gia cũng như cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần, chúng tôi sẽ lấy ví dụ chi tiết sau. Lao động A có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 5/2019 đến tháng 03/2023 tại một số đơn vị như sau:
Từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: mức lương 6.500.000 đồng
Từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2022: mức lương 10.500.000 đồng
Tháng 07/2022 đến tháng 3/2023 : mức lương 13.500.000 đồng
Lao động A có tổng thời gian tham gia BHXH là 3 năm 6 tháng và có dự định rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Để biết số tiền hưởng BHXH 1 lần của A là bao nhiêu? Có thể tính trực tiếp áp dụng theo công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau:
Thời gian tham gia BHXH của A trước năm 2014 = 0 năm
Thời gian tham gia BHXH của A sau ngày 01/01/2014 từ năm 2019 đến năm 2023 là 3 năm 6 tháng = 42 tháng làm tròn = 3,5 năm.
Mức bình quân tiền lương của A = [(3*6.500.000*1,08) + (12*10.500.000*1,05) + (12*10.500.000*1,03) + (6*10.500.000*1,00) + (6*1,00*13.500.000) + (3*1,00*13.500.000)] /42 = 11.134.000 đồng
Do thời gian đóng BHXH của A hoàn toàn sau năm 2014 nên công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần = 2* Tổng thời gian đóng BHXH* Mức bình quân tiền lương
>>> Như vậy mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của anh A nhận được = 2*3,5*11.134.000= 77.934.000 đồng.
5. [Giải đáp] Trường hợp câu hỏi thực tế tính BHXH 1 lần
Để áp dụng cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cũng như tận dụng nó để đảm bảo quyền lợi của bạn thân, chúng tôi ví dụ cho bạn bằng 2 trường hợp thực tế dưới đây. Đây là những câu hỏi mà chúng tôi nhận được trực tiếp của người lao động.
Trường hợp 1: Anh L đóng bảo hiểm được 3 năm 7 tháng trong khoảng thời gian tháng 4/2016 - 9/2019 như sau.
4/2016 - 12/2016
01/2017- 03/2017
04/2017- 05/2017
06/2017-
12/2017
01/2018 - 05/2018
06/2018 - 12/2018
3.510.000 đồng
3.860.000 đồng
4.345.000 đồng
4.535.000đồng
4.790.000đồng
4.980.000đồng
01/2019 - 05/2019
06/2019 - 09/2019
5.240.000đồng
5.390.000đồng
Vậy anh L sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp 1 lần là bao nhiêu tiền?
Trả lời:
Việc tính mức bình quân tiền lương tháng hoặc bình quân tiền lương và thu nhập tháng để tính hưởng BHXH một lần căn cứ quy định về mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH tại Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2016 (09 tháng), với mức lương 3.510.000 đồng/tháng, hệ số 1,1 = 3.510.000 x 1,1 x 9 = 34.749.000 (đồng)
Từ tháng 01/2017 đến tháng 03/2017 (03 tháng), với mức lương 3.860.000 đồng/tháng, hệ số 1,06 = 3.860.000 x 1,06 x 3 = 12.274.800 (đồng)
Từ tháng 04/2017 đến tháng 05/2017 (02 tháng), với mức lương 4.345.000 đồng/tháng, hệ số 1,06 = 4.345.000 x 1,06 x 2 = 9.211.400 (đồng)
Từ tháng 06/2017 đến tháng 12/2017 (07 tháng), với mức lương 4.535.000 đồng/tháng, hệ số 1,06 = 4.535.000 x 1,06 x 7 = 33.649.700 (đồng)
Từ tháng 01/2018 đến tháng 5/2018 (05 tháng), với mức lương 4.790.000 đồng/tháng, hệ số 1,03 = 4.790.000 x 1,03 x 5 = 24.668.500 (đồng)
Từ tháng 06/2018 đến tháng 12/2018 (07 tháng), với mức lương 4.980.000 đồng/tháng, hệ số 1,03 = 4.980.000 x 1,03 x 7 = 35.905.800 (đồng)
Từ tháng 01/2019 đến tháng 5/2019 (05 tháng), với mức lương 5.240.000 đồng/tháng, hệ số 1 = 5.240.000 x 1 x 5 = 26.200.000 (đồng)
Từ tháng 06/2019 đến tháng 9/2019 (04 tháng), với mức lương 5.390.000 đồng/tháng, hệ số 1 = 5.390.000 x 1 x 4 = 21.560. 000(đồng)
Trường hợp 2: Chị C tham gia bảo hiểm BHXH được 4 năm 10 tháng. Dưới đây là quá tình tham gia BHXH của chị C:
10/2012 - 12/2012
01/2013 - 12/2013
01/2014 - 12/2014
01/2015 - 12/2015
01/2016 - 8/2016
9/2016 - 02/2017
1.993.600 đồng
2.352.000 đồng
2.688.000 đồng
3.089.600 đồng
3.657.000 đồng
Nghỉ thai sản
3/2017 - 6/2017
7/2017
3.917.000 đồng
3.730.000 đồng
Vậy nếu được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần thì sẽ được bao nhiêu tiền?
Trả lời:
Khoản 2, Điều 8, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính Phủ quy định về mức trợ cấp BHXH 1 lần được tính theo số năm đã đóng, cứ mỗi năm sẽ được tính như sau:
1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014
02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi
Trường hợp của chị C có mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng là: (174.132.000 đồng : 58 tháng = 3.002.275 đồng)
>>> Mức hưởng BHXH 1 lần = { (1,5 tháng x 2 năm) + (2 tháng x 3 năm)} x 3.002.275 đồng = 27.020.475 đồng.
6. Hướng dẫn tra cứu và tính tiền BHXH 1 lần online dễ dàng và nhanh chóng
Để giúp bạn tính tiền BHXH 1 lần, chúng tôi chia sẻ những công cụ hỗ trợ tính online đơn giản và nhanh chóng bao gồm: công cụ trên website job3s, tại cổng thông tin điện tử và App VssID.
6.1 Công cụ phần mềm miễn phí tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần online tại Job3s
Hệ thống tính bảo hiểm xã hội 1 lần online- Công cụ tính bhxh 1 lầntrên website job3s - nền tảng hỗ trợ tìm kiếm việc làm online tích hợp công nghệ AI hàng đầu thế giới.
Phần mềm tính bảo hiểm xã hội 1 lần để giúp bạn tính toán mức hưởng BHXH chính xác và nhanh chóng, hãy làm theo các bước chi tiết dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào website job3s
Bước 2: Lựa chọn mục “công cụ" trên nền tảng website job3s. Sau đó chọn “Tính bảo hiểm xã hội một lần".
Bước 3: Nhập thông số vào các trường “giai đoạn nộp BHXH” và “mức lương đóng BHXH”. Với người lao động làm việc tại nhiều công ty sẽ tương ứng với một dòng giai đoạn. Để thêm giai đoạn, bạn chỉ cần bấm vào “dấu cộng” (+), để xóa giai đoạn, chỉ cần bấm vào biểu tượng “thùng rác”.
Bước 4: Sau khi nhập các thông số xong, bạn nhấn vào nút nút “Tính BHXH” để nhận kết quả. Phía bên dưới sẽ có bảng diễn giải chi tiết mức đóng từng giai đoạn tương ứng sau khi nhận kết quả tính bảo hiểm xã hội một lần.
6.2. Hướng dẫn tra cứu mức bảo hiểm xã hội 1 lần tại cổng thông tin điện tử
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết tra cứu mức bảo hiểm xã hội 1 lần tại cổng thông tin điện tử.
Bước 1: Truy cập trang web Cổng thông tin BHXH.
Bước 2: Nhập mã số BHXH rồi tick vào ô “Tôi không phải là người máy”.
Bước 3: Chọn Lấy mã OTP.
Bước 4: Nhập mã OTP vừa nhận và nhấn Đăng nhập.
Bước 5: Nhập mã số BHXH cần tra cứu, tick chọn tiếp vào ô Tôi không phải là người máy. Rồi nhấn Tra cứu để xem kết quả.
6.3. Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội 1 lần trên App VssID
Phần mềm tính bảo hiểm xã hội 1 lần tại VssID là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạo điều kiện cho người tham gia BHXH, BHYT tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất.
Chi tiết các bước tra cứu cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần trên VssID bạn đọc tham khảo:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID
Bước 2: Xem thông tin hưởng: tại trang chủ Quản lý cá nhân, nhấn chọn mục "Thông tin hưởng".
Bước 3: Kiểm tra thông tin hưởng BHXH
Sau khi nhấn vào mục "Thông tin hưởng", hệ thống sẽ chuyển sang mục thông tin.
Tại đây, bao gồm các thông tin như: Thông tin hưởng BHXH 1 lần; Thông tin hưởng chế độ ốm đau, thai sản; Thông tin hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; Thông tin hưởng Bảo hiểm thất nghiệp.
Nhấn chọn "Một lần" để xem thông tin hưởng BHXH 1 lần.
7. Hồ sơ đầy đủ để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Để có thể hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau đây:
Sổ BHXH.
Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.
Đối với người ra nước ngoài định cư cần phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; có giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài cấp.
Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Khi đủ điều kiện hưởng BHXH và bạn có yêu cầu nhận BHXH một lần thì bạn có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi bạn cư trú hoặc nộp tại cơ quan Bưu điện gần nhất.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả số tiền BHXH cho bạn; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Vì điều kiện, hoàn cảnh mà bạn không thể bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để sau này được hưởng lương hưu, nếu bạn có yêu cầu nhận BHXH một lần, bạn có thể liên hệ với cơ quan BHXH địa phương nơi gần nhất để được cung cấp các mẫu biểu và giải thích về chế độ chính sách.
8. Quy trình thủ tục làm BHXH 1 lần năm 2024
Đi cùng với cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn cần phải tuân thủ đúng quy trình thủ tục làm BHXH 1 lần mới nhất năm 2024. Dưới đây là chi tiết các bước để bạn có thể nhận được khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Bước 1: Nộp hồ sơ: Người lao động nộp hồ sơ nhận BHXH một lần bằng một trong các hình thức sau:
Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
Qua dịch vụ bưu chính công ích;
Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 2: Người lao động nhận kết quả bảo hiểm xã hội 1 lần gồm:
Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);
Tiền trợ cấp:
Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;
Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
9. Có 4 hình thức trả tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động
Hiểu rõ hơn về cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần thì bạn cũng nên biết là có 4 hình thức trả tiền để đảm bảo quyền lợi và bảo vệ cho người lao động.
Trả Tiền Hưu Trí (Hưu Bổ): Người lao động sẽ nhận được một khoản tiền đều đặn khi đến tuổi hưu trí. Số tiền này thường được tính dựa trên mức đóng góp vào hệ thống bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc.
Trả Tiền Y Tế: Khi người lao động cần sử dụng dịch vụ y tế hoặc phải nghỉ ốm, bảo hiểm xã hội sẽ chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí liên quan đến y tế.
Trả Tiền Thất Nghiệp: Trong trường hợp người lao động mất việc, họ có thể nhận được một khoản tiền hỗ trợ trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi tìm được việc mới.
Trả Tiền Tai Nạn Lao Động và Bệnh Nghề Nghiệp: Trong trường hợp tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động có thể được chi trả các khoản tiền bảo hiểm để giúp đỡ chi phí chăm sóc và phục hồi sức khỏe.
10. Những lưu ý về việc rút và nhận tiền hưởng BHXH 1 lần
Rút và nhận tiền hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần phù hợp với người lao động không muốn mất chi phí hàng tháng để đóng BHXH hoặc cần một khoản tiền để trang trải các chi phí. Bạn không chỉ cần biết cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần, các quy trình, thủ tục cũng như hồ sơ đầy đủ mà còn phải quan tâm đến những lưu ý dưới đây:
Số tiền BHXH nhận được ít hơn so với tổng số tiền đóng BHXH.
Không được tiếp tục cộng dồn thời gian tham gia BHXH.
Có thể mất cơ hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Không có lương hưu hàng tháng khi về già.
Mất đi khoản trợ cấp mai táng và tử tuất khi không may qua đời.
Nếu người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH thì có thể tiếp tục đóng để đủ số năm và nhận các quyền lợi từ BHXH.
Tham khảo thêm các bài viết dưới đây để có thêm những kinh nghiệm làm việc cũng như kinh nghiệm ứng tuyển:
11. Những câu hỏi liên quan tới bảo hiểm xã hội 1 lần
Ngoài việc chia sẻ chi tiết về bảo hiểm xã hội cùng cách tính sao cho chính xác, chúng tôi cũng nhận được 1 số câu hỏi thắc mắc về vấn đề này.
11.1. Ai là người được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?
Trả lời:
Theo Điểm a, b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì dưới đây là những người được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:
Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Khoản 3, Điều 54 Luật BHXH 2014).
Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
Ra nước ngoài để định cư.
Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu
Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).
11.2. Rút BHXH 1 lần có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?
Trả lời:
Việc hưởng BHXH một lần sẽ không làm ảnh hưởng đến việc bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp. Đây là hai chế độ khác nhau nên việc đóng và hưởng các chế độ này sẽ độc lập với nhau.
11.3. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào?
Trả lời:
Mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo công thức: + Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH sau năm 2014).
Đóng dưới 1 năm mức hưởng = 22% x số tháng x tiền lương đóng theo tháng.
11.4. Nộp hồ sơ bao lâu sẽ được nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần?
Trả lời:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bạn nộp hồ sơ đủ theo quy định, bạn sẽ được cơ quan BHXH giải quyết và chi trả tiền BHXH một lần.
11.5. Lĩnh tiền bảo hiểm xã hội ở đâu?
Trả lời:
Việc giải quyết hồ sơ hưởng BHXH 1 lần không phân biệt nơi cư trú, thủ tục hưởng và việc tính toán mức hưởng đều giống nhau nên người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần tại bất cứ BHXH quận huyện nào trong phạm vi cả nước.
11.6. Khi rút BHXH 1 lần có bao gồm tiền trượt giá không?
Trả lời:
Có. Tiền trượt giá được lãnh luôn cùng tiền BHXH 1 lần (tiền BHXH 1 lần bao gồm cả tiền trượt giá).
11.7. Nghỉ làm bao lâu sẽ được nhận tiền bảo hiểm xã hội?
Trả lời:
Sau 1 năm nghỉ việc được tính từ khi người lao động chấm dứt đóng BHXH, và điều kiện nghỉ việc đủ một năm trở lên là điều kiện đủ để bạn có thể hưởng BHXH một lần.
11.8. Tiền lương tính BHXH 1 lần có phải lương thực nhận?
Trả lời:
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không phải là lương thực nhận mà mức lương và các khoản phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác được ghi trong hợp đồng lao động đã được thỏa thuận ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
12. Kết Luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần cùng những quy trình, thủ tục và bộ hồ sơ đầy đủ. Ngoài ra, các bạn nên tham khảo bô công cụ tính bảo hiểm xã hội online miễn phí mà chúng tôi chia sẻ bên trên để đề phòng trường hợp tính sai sót. Hy vọng với những thông tin trên, chúng tôi có thể giúp bạn có thể bảo vệ quyền lợi của chính bản thân trên thị trường lao động.