Về cốt lõi, bảo hiểm xã hội thể hiện một lời hứa cơ bản - cam kết bảo vệ các cá nhân và gia đình khỏi sự bấp bênh của cuộc sống. Trong bài viết này, job3s sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về bảo hiểm xã hội tại Việt Nam để người tham gia có cái nhìn sâu và sát nhất về loại hình bảo hiểm quan trọng này.
Hiện nay, khái niệm Bảo hiểm xã hội đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với tất cả mọi người. Khái niệm "Bảo hiểm xã hội" được quy định tại Khoản 1 Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 như sau:
"Bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội."
Tuy nhiên, khi tìm hiểu về khái niệm này thì điều quan trọng nhất chính là hiểu được bản chất của khái niệm này là như thế nào. Để giải nghĩa cho cụm từ khái niệm này, hãy bóc tách cụm từ này thành 2 từ có nghĩa tối giản "bảo hiểm" và "xã hội".
Đầu tiên, "Bảo hiểm" được hiểu là một phương thức bảo vệ bản thân và gia đình trước những tổn thất về nhiều khía cạnh trong cuộc sống như sức khỏe, học tập, tử tuất,... cần sự hỗ trợ về tài chính. Bảo hiểm là hình thức quản lý các rủi ro liên quan đến việc sử dụng bảo hiểm cho những rủi ro xảy ra ngẫu nhiên hoặc những tổn thất có thể sẽ xảy ra. Thông thường, bảo hiểm sẽ được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức, công ty bảo hiểm có thẩm quyền.
Thứ hai, "xã hội" theo từ điển Tiếng Việt được hiểu là một hệ thống trong đó con người sống chung với nhau và tạo thành một cộng đồng, tổ chức hay là tập đoàn người cụ thế nào đó, có chung cùng phong tục, luật pháp,...
Trong xã hội chứa đựng từng cá nhân, những mối quan hệ, những vấn đề xoay quanh và tác động đến đời sống của con người. Xã hội được thể hiện qua những yếu tố hằng ngày, bao gồm những mối quan hệ giữa người và người, các yếu tố giáo dục, đào tạo, lao động và việc làm.
Và khi hợp nhất 2 cụm từ này thì "Bảo hiểm xã hội" mang một ý nghĩa cụ thể nhất. Đây là một sản phẩm bảo hiểm phổ rộng nhất. Như vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những chính sách an sinh hữu ích cho người tham gia, do cơ quan BHXH Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật.
Khi người tham gia bị giảm hoặc mất thu nhập do các rủi ro ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao đồng, hết tuổi lao động,... thì người tham gia bảo hiểm sẽ được bù đắp một phần thu nhập dựa trên số tiền cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
Xem thêm: Bảo hiểm nhân thọ là gì? 7 nguyên tắc cần biết khi tham gia bảo hiểm
Hệ thống Bảo hiểm xã hội được thiết lập đầu tiên tại nước Phổ (Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay) dưới thời vua Wilhelm I và Thủ tướng Otto von Bismarck vào năm 1850. Đến năm 1883 - 1889, xuất hiện các chế độ như bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm rủi ro.
Sau đó, loại hình bảo hiểm xã hội lan rộng đến các nước ở khu vực Châu Âu như: Anh (1991), Pháp (1918),... và lan sang các nước khu vực châu Mỹ Latinh như Hoa Kỳ, Canada và sau đó là các khu vực Châu Phi và Châu Á.
Tại Việt Nam, BHXH hình thành và phát triển với những cột mốc hết sức quan trọng:
- Giai đoạn trước năm 1945:
BHXH sơ khai: Trước năm 1945, tại Việt Nam chưa có pháp luật quy định bảo hiểm xã hội nhưng nhân dân Việt Nam có truyền thông cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau.
- Giai đoạn từ năm 1945 - 1954
+ Tháng 8/1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
+ Tháng 12/03/1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29sl quy định về chế độ trợ cấp cho công nhân
+ Ngày 20/05/1950 Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 76,77 quy định triển khai các chế độ ốm đau, thai sản,.. cho cán bộ, công nhân viên chức.
- Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975
Pháp luật về Bảo hiểm xã hội mở rộng nhanh chóng khi miền Bắc được giải phóng. Giai đoạn này quy định các đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm công nhân viên chức Nhà nước, quân nhân,...
- Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1995
Bảo hiểm xã hội được thực hiện trên cả nước và có nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội
- Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
+ Ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội ViệT Nam.
+ Ngày 14/02/2002, Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội có các vai trò và chức năng như sau:
Thứ nhất, BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người lao động, hỗ trợ người lao động trước những rủi ro không lường trước được như thất nghiệp, ốm đau, thương tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,...để rút ngắn thời gian trở về trạng thái ổn định nhất.
Thứ hai, chế độ hưu trí của BHXH giúp ổn định cuộc sống của người lao động tham gia BHXH khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn đủ khả năng để lao động, làm việc.
Thứ ba, đảm bảo sự ổn định và nâng cao chất lượng lao động, duy trì sự bình đẳng trong vị thế xã hội của người lao động trong tất cả những thành phần kinh tế khác nhau, từ đó tăng năng suất sản xuất.
Thứ tư, BHXH là công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc giảm chi tiêu cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh xã hội và góp phần vào việc phân phối hợp lý lại thu nhập quốc dân
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
Vậy làm thế nào để lưu lại tất cả những thông tin trong quá trình tham gia đóng bảo hiểm của người lao động? Câu trả lời chính là sổ bảo hiểm xã hội.
Số bảo hiểm xã hội là một loại sổ dùng để ghi chép lại quá trình làm việc, đồng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, từ đó làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 96 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về sổ bảo hiểm xã hội như sau:
"1. Sổ bhxh được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bhxh là cơ sở để giải quyết các chế độ bhxh theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bhxh được thay thế bằng thẻ bhxh."
Như vậy, sổ bảo hiểm xã hội do đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục để cấp sổ bảo hiểm xã hội trong quá trình họ làm việc. Khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc khi nghỉ hưu, sổ bảo hiểm xã hội phải được trả lại cho người lao động.
Các cụm từ viết tắt trên sổ bảo hiểm xã hội
Các cụm từ viết tắt trên sổ bảo hiểm xã hội và nghĩa của những cụm từ này như sau:
- BHXH: Là từ viết tắt của Bảo hiểm xã hội
- BHTN: Là từ viết tắt của Bảo hiểm thất nghiệp
- BHXH tỉnh/huyện: Là từ gọi chung của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các quận huyện, thị xã trực thuộc tỉnh.
- HT, TT: Là từ viết tắt của Hưu trí, Tử tuất
- BNN: Là từ viết tắt của Bệnh nghề nghiệp
- ÔĐ: Là từ viết tắt của Ốm đau
- TS: Là từ viết tắt của Thai sản
- TNLĐ: Là từ viết tắt của Tai nạn lao động
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
Cũng căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại Khoản 2 và 3 Điều 3 thì Bảo hiểm xã hội hiện nay được chia thành 2 loại hình chính bao gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó:
"- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm phù hợp với thu nhập của mình. Trong loại hình này, Nhà nước có chính sách để hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng được chế độ hưu trí và tử tuất."
Tùy theo từng loại hình bảo hiểm khác nhau, các đối tượng tham gia cũng khác nhau.
- Đối với bhxh bắt buộc: Các chủ doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng chi trả cho loại hình bảo hiểm này. Thông thường, các chủ doanh nghiệp sẽ phải đóng nhiều hơn. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động với thời hạn 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn.
- Đối với bhxh tự nguyện: Không quy định người tham gia bảo hiểm xã hội, phù hợp với những người không thuộc diện đóng bảo hiểm bắt buộc nhưng có nhu cầu và nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội
>>>Xem thêm: Bảo Hiểm Thương Mại Là Gì? Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Bảo Hiểm Thương Mại Và Bảo Hiểm Xã Hội
Khi tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, người tham gia nhất định phải tuân theo 5 nguyên tắc dưới đây, bao gồm:
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính dựa vào tiền lương tháng của người lao động. Ngược lại, mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa hoàn toàn trên mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn và quyết định.
Mức để hưởng bảo hiểm xã hội được tính dựa trên thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội, cơ sở mức đóng bảo hiểm xã hội và mức chia sẻ giữa những người tham gia Bảo hiểm xã hội (nếu có).
Trường hợp thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì không tính vào thời gian cơ sở để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Tiền quỹ BHXH được quản lý nghiêm ngặt, công khai, thống nhất.
Quá trình thực hiện đăng ký và tham gia BHXH cần đơn giản, thuận tiện, đảm bảo kịp thời và đầy đủ các quyền lợi cho người tham gia BHXH.
Căn cứ theo Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các chế độ bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng bao gồm:
Điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau
Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các trường hợp được hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
- Bị ốm đau, tai nạn có xác nhận của cơ quan khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo các quy định của Bộ Y tế
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền quyết định.
Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe, say rượu hay sử dụng ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng.
Mức hưởng chế độ ốm đau
Hiện nay, mức hưởng chế độ ốm đau của BHXH là bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trong trường hợp người lao động tham gia đóng bảo hiểm ngắt quãng thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc với mức hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm của tháng đó. Mức hưởng bảo hiểm theo ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Dựa theo quy định hiện hành thì lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sinh con và ngay cả khi không may sảy thai. Cụ thể:
* Mức hưởng bảo hiểm xã hội chế độ thai sản:
Lao động nữ khi sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được trợ cấp một lần cho mỗi một đứa con bằng 2 lần mức lương cơ sở.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được cấp trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động
- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc nhưng đang đi thực hiện công việc được giao của chủ lao động; Trên tuyến đường đi và về nơi ở đến nơi làm việc.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Bị các loại bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Bắt đầu từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu được hưởng hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức tính bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH. Cụ thể:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 20 năm
Hiện nay, các trợ cấp trong chế độ tử tuất mà BHXH cung cấp bao gồm trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần.
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 67, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp người tham gia bị chết thì thân nhân của những người này sẽ được hưởng tiền tuất hàng tháng trong những trường hợp như sau:
- Đóng BHXH đủ 15 năm trở lên chưa hưởng BHXH 1 lần
- Đang hưởng lương hưu
- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Đang trong quá trình hưởng trợ cấp với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Lưu ý: Để xem chi tiết và nắm rõ từng chế độ trong BHXH có thể xem trong Mục 1, 2, 3, 4, 5 Chương III của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Ngoài ra, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất, các chế độ như ốm đau và thai sản sẽ không được hưởng.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động (hoặc người tham gia bảo hiểm) sẽ được hưởng một số quyền lợi và phải chấp nhận một số trách nhiệm. Dưới đây là một số quyền lợi và trách nhiệm thông thường khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội
Người tham gia đóng BHXH được hưởng các quyền lợi bao gồm:
- Hưởng đầy đủ các khoản tiền trợ cấp theo quy định của Luật BHXH
- Cấp tài khoản và số bảo hiểm xã hội để dễ dàng theo dõi
- Nhận lương hưu và các trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức tri trả được quy định trong Luật này
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp đã được quy định theo Luật này.
- Được tham gia khám giám định mức suy giảm khả năng lao động
- Được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hoặc các trợ cấp
- Cung cấp đầy đủ các thông tin trong quá trình người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội.
- Có thể khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong các trường hợp thực hiện sai về BHXH theo quy định của Pháp luật.
Trách nhiệm khi tham gia đóng BHXH
Trách nhiệm khi tham gia đóng BHXH được quy định như sau:
- Đóng đầy đủ và chính xác bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật đề ra.
- Thực hiện các quy định bắt buộc về việc lập và hồ sơ bảo hiểm xã hội
- Bảo quản, giữ gìn Bảo hiểm xã hội và những tài khoản đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội.
Quyền lợi của người sử dụng lao động
- Từ chối việc thực hiện các yêu cầu không theo quy định về Luật bảo hiểm xã hội.
- Có thể khiếu nại, tố cáo và khởi kiện các vấn đề làm trái theo quy định của Luật này.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
- Thực hiện đầy đủ quy trình đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Đóng đầy đủ Bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng % mức lương hàng tháng theo quy định.
- Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội để thực hiện các trợ cấp cho người lao động trong trường hợp người lao động được hưởng các chế độ trong luật Bảo hiểm xã hội.
- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình đóng BHXH theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền về BHXH
Mức đóng Bảo hiểm xã hội được hiểu là tỷ lệ trích nộp tiền lương đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động. Mức đóng này sẽ được chia đều cho các quỹ bao gồm quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ BHTN, quỹ TNLĐ-BNN,...
Thông qua tỷ lệ trích nộp, người lao động sẽ biết được phần trăm chủ lao động đóng và phần trăm người lao động phải đóng. Từ đó sẽ có cái nhìn rõ ràng nhất, tránh bị thiệt thòi cho người lao động trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
Để biết được cụ thể con số phần trăm đóng bảo hiểm, hãy theo dõi các bảng dưới đây:
* Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động Việt Nam
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | 1% | 3% | 8% | - | - | 1% | 1.5% |
21,5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
Bảng tỉ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động Việt Nam năm 2023
* Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động nước ngoài
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0,5% | - | 3% | 8% | - | - | - | 1.5% |
20,5% | 9.5% | ||||||||
Tổng cộng 30% |
Bảng tỉ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài năm 2023.
Theo Điều 87, Luật BHXH quy định về mức đóng BHXH tự nguyện như sau:
Người lao động thuộc các đối tượng đóng BHXH tự nguyện, hàng tháng sẽ đóng 22% mức lương thu nhập một tháng. Mức lương này sẽ do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức thu nhập thấp nhất để làm căn cứ để đóng BHXH là 1.500.000 VNĐ/tháng và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở năm 2023 là 29.800.000 VNĐ/tháng.
Trả lời cho những thắc mắc về thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa ra những thông tin như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, người lao động được hưởng lương hưu khi tham gia BHXH và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Độ tuổi này hưởng lương hưu như sau:
- Đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
- Đủ 15 năm làm nghề công việc độc hại, nặng nhọc hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Lưu ý: Nếu trong trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu hoặc đã nghỉ việc nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì người lao động có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm để có thể hưởng lương hưu.
Các phương thức đóng BHXH tự nguyện có thể lựa chọn như sau:
- Đóng hằng tháng
- Đóng 3 tháng một lần
- Đóng 6 tháng một lần
- Đóng 12 tháng một lần
- Đóng 1 lần cho tất cả những năm còn thiếu.
Cách tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu thường đơn giản. Dưới đây là hồ sơ, thủ tục và quy trình để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, chi tiết như sau:
Dựa theo Quyết định 772/QĐ-BHXH ngày 15/6/2018 thì hồ sơ BHXH lần đầu sẽ bao gồm:
* Hồ sơ cho người lao động trong nước và nước ngoài
- Người lao động làm việc trong nước:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS
+ Nếu người lao động được hưởng mức quyền lợi BHYT cao hơn thì cần bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh.
Lưu ý: Người lao động khi làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thì sẽ nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.
- Người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT, BHXH theo mẫu TK1-TS. Link mẫu.
+ Hợp đồng lao động có thời hạn tại nước ngoài.
* Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu cho đơn vị sử dụng lao động.
Khi đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK3-TS.
- Danh sách các lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo mẫu D02-TS.
- Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS.
Quy trình và thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu được căn cứ theo Quyết định 772/QĐ-BHXH , cụ thể:
* Quy trình đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho người lao động
Các bước tham gia đóng BHXH cho đơn vị sử dụng lao động như sau:
Bước 1:
Đối với lao động đã được cấp mã số BHXH: Điền mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng
Đối với lao động chưa có mã số BHXH: Hướng dẫn người lao động lập Tờ khai tham gia và điền đầy đủ thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS
Bước 2: Nộp hồ sơ theo quy định của Luật Bảo hiểm
Bước 3: Chờ và nhận kết quả từ cơ quan BHXH
* Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trực tiếp hoặc nộp hồ sơ online. Có thể nộp hồ sơ qua một số các phương thức như sau:
Qua dịch vụ bưu chính công ích
Nộp trực tiếp tại Bộ phận của cơ quan BHXH cấp tỉnh, huyện hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công
Nộp qua giao dịch điện tử đối với các đơn vị sử dụng lao động, bao gồm lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức I-VAN
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các hồ sơ
Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ từ cơ quan Bảo hiểm xã hội bao gồm:
Thẻ bảo hiểm y tế
Sổ bảo hiểm xã hội
Các quyết định hoàn trả
Bảo hiểm tai nạn
Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH.
>>>Xem thêm: Bỏ Túi Ngay Cách Ghi Tình Trạng Sức Khỏe Trong Đơn Xin Việc
Thế giới liên tục phải đối mặt với những bất ổn và thách thức, bảo hiểm xã hội là ngọn hải đăng của hy vọng và sự an toàn. Bảo hiểm xã hội hứa hẹn một sự hỗ trợ khi những cơn thủy triều không thể đoán trước của cuộc sống chống lại chúng ta. Qua các thời đại, bản chất của bảo hiểm xã hội vẫn không thay đổi - bảo vệ và nâng cao phúc lợi của các cá nhân và cộng đồng, đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại một mình vượt qua nghịch cảnh.