Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 08/04/2024 17:46:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
5 phút đọc

Board of Directors là gì? Trách nghiệm và tố chất của một BOD

Board of Directors là gì? Đây là khái niệm chỉ những người lãnh đạo cấp cao, đại diện cổ đông công ty đưa ra chiến lược cuối cùng để điều hành, phát triển doanh nghiệp. BOD bao gồm Chủ tịch, Ban giám đốc đối nội và Ban giám đốc đối ngoại.

1. Board of Directors là gì?

BOD hay Board of Directors là những người lãnh đạo cấp cao có trách nhiệm quản lý, điều hành và đưa ra quyết định chiến lược cuối cùng cho doanh nghiệp. Họ là những người đại diện cho các cổ đông, thường xuyên tham gia các cuộc họp định kỳ, đề xuất chính sách quản lý và phương án đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.

Board of directors là gì? Đây có phải là vị trí quan trong doanh nghiệp
Board of Directors là gì? Đây có phải là vị trí quan trong doanh nghiệp

Board of Directors là gì? Đây là một vị trí bắt buộc đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với các doanh nghiệp phi lợi nhuận hoặc tư nhân, việc có hay không có BOD phụ thuộc vào mục tiêu và quy mô của doanh nghiệp.

BOD hay còn gọi là Hội đồng quản trị không chỉ giám sát và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, mà còn tham gia vào việc xây dựng và thực hiện các chính sách, cơ chế cũng như quy trình vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp.

2. Board of Directors có vai trò gì trong công ty?

BOD hay Board of Directors là gì? Bộ phận này có vai trò như thế nào trong một tổ chức? BOD là cơ quan quản trị cao nhất trong một tổ chức với mục tiêu tăng trưởng kinh doanh, thương hiệu lớn mạnh. Bên cạnh đó, BOD còn có vai trò cụ thể như sau:

Board of Directors có vai trò gì trong công ty?
Board of Director​s có vai trò gì trong công ty?
  • Kiểm soát và đánh giá hiệu quả của các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm về việc kiểm toán luôn được thực hiện đúng luật và mang lại kết quả tốt nhất.
  • Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chặt chẽ cho doanh nghiệp, đảm bảo mọi công việc của nhân viên, bộ phận, phòng ban tuân theo các chính sách, quy trình đã được ban hành.
  • Lên lịch họp, trao đổi thường xuyên giữa các thành viên trong BOD để cập nhật và giải quyết các vấn đề liên quan đến công ty một cách kịp thời và toàn diện.
  • Đề xuất và quyết định về các mục tiêu, chiến lược và kế hoạch cụ thể cho sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.
  • Xây dựng và truyền tải sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp, tạo uy tín, niềm tin trong thị trường và đảm bảo doanh nghiệp luôn theo đúng hướng mà không lệch lạc khỏi mục tiêu ban đầu.
  • Thực hiện tốt các nhiệm vụ được ủy thác từ các cổ đông và bảo vệ lợi ích, quyền lợi của các cổ đông hay các nhà đầu tư trong doanh nghiệp.
  • Tuyển dụng và đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

3. Trách nhiệm của BOD là gì?

Sau khi đã hiểu đúng và đủ các định nghĩa, vai trò của Board of Directors là gì? Trách nhiệm của BOD trong một tổ chức, doanh nghiệp cụ thể được job3s cung cấp dưới đây.

3.1. Lên kế hoạch và điều hành

Board of Directors là những người đứng đầu của một doanh nghiệp. Những người này có nhiệm vụ lập kế hoạch và điều hành tổ chức đi đúng định hướng, thực hiện đúng chiến lược.

Sau khi đã xác định rõ ràng các định hướng, mục tiêu và chiến lược, bước tiếp theo là lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng và đưa xuống các phòng ban cấp dưới triển khai thực thi. Cuối cùng, BOD phải liên tục giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả để có phương án xử lý kịp thời nếu chệch hướng hay kém hiệu quả.

3.2. Bảo vệ tài sản và giám sát tài chính

Tài chính là một yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. BOD có trách nhiệm đảm bảo sử dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả, tối ưu. Ngoài ra, việc giám sát tài sản thường xuyên cũng giúp BOD có cái nhìn tổng quan về bức tranh thu chi của tổ chức, năng lực tài chính của tổ chức để có những quyết định đúng đắn cũng như những giải pháp xử lý kịp thời nếu khủng hoảng tài chính xảy ra.

3.3. Tuyển chọn các thành viên mới cho Board of Directors

Như vậy, chúng ta đã hiểu Board of Directors là gì? Có thể gọi BOD là Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài cho cơ quan đầu não này, BOD cần đặt ra các tiêu chí tuyển chọn thành viên đủ năng lực hoạt động trong BOD và đây là quá trình liên tục, các thành viên trong Hội đồng quản trị cần lưu ý đến điều này.

Để trở thành một thành viên của Hội đồng quản trị, các ứng viên cần có chuyên môn sâu, kinh nghiệm dày dặn, khả năng thích nghi nhanh và đạo đức. Đây cũng là một trong số những tiêu chí tuyển chọn được các BOD đánh giá và nhìn nhận trong quá trình tuyển chọn thành viên. Các BOD cũng cần có nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn, có khả năng nhìn người để tuyển chọn được người tài, có tâm với tổ chức và xứng đáng với vị trí cấp cao này.

3.4. Thực hiện ủy thác

BOD là bộ phận thuộc cơ quan đầu não trong một tổ chức, doanh nghiệp, công ty. Các Board of Directors phải tuân thủ các quy định pháp luật, quy trình pháp lý, các quy định của tổ chức và tiêu chuẩn đạo đức khác. Board of Directors là gì? Đây là một phận chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh, tài chính và nhân lực của công ty. Chính vì vậy, BOD có nhiệm vụ thực hiện mọi ủy thác từ cổ đông, đảm bảo lợi ích luôn cao nhất cho cổ đông và các nhà đầu tư.

4. Tố chất của người trong BOD là gì?

Để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị, tố chất cần có của một Board of Directors là gì? Đó là khả năng lãnh đạo, là tầm nhìn chiến lược, biết nhìn người và dùng người.

Để trở thành 1 BOD ứng viên cần những tố chất gì?
Để trở thành 1 BOD ứng viên cần những tố chất gì?

4.1. Khả năng lãnh đạo

Là những người đứng đầu trong một doanh nghiệp, các BOD không cần nhất tố chất lãnh đạo, quản trị và điều hành. Khả năng lãnh đạo giúp các BOD xử lý công việc nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời "lái" doanh nghiệp đi đúng hướng, đúng mục tiêu. Ngoài ra, khả năng lãnh đạo còn được thể hiện ở việc các BOD giải quyết vấn đề, xử lý khủng hoảng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

4.2. Tầm nhìn xa trông rộng

Để đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh tích cực trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt, các vị trí BOD cần có một tầm nhìn toàn diện và chiến lược về tình hình hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Không chỉ nhìn nhận được những thách thức và cơ hội trong ngắn hạn, vị trí BOD còn phải có khả năng dự báo và định hướng cho các mục tiêu và hành động dài hạn, lâu dài của doanh nghiệp.

4.3. Biết tận dụng nhân tài

Trong một tổ chức, người nhìn ra tài năng của người khác, biết khuyến khích tài năng và trọng dụng nhân tài là những người mang trong mình tố chất lãnh đạo. BOD là một vị trí như vậy. Để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị, BOD cần có tố chất nhìn thấy tài năng và hỗ trợ phát triển tài năng đó ở một nhân sự. Trong quá trình làm việc, BOD cũng cần quan sát, nhìn nhận và đánh giá để tìm kiếm nhân tài thực sự phù hợp và cần có cho vị trí BOD. Giúp đỡ và tạo nhiều "đất diễn" cho các nhân tài được phát tài năng của họ.

Xem thêm: CTO Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Một CTO?

Xem thêm: HR Business Partner Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về HR Business Partner

Với những người muốn phát triển xa hơn trong công việc, chắc chắn nên dành thời gian để tìm hiểu Board of Director là gì để trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm và tìm kiếm các cơ hội để trở thành một thành viên của BOD trong tương lai.

Mẫu CV hot theo ngành nghề