Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 20/05/2024 23:40:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
9 phút đọc

Content Creator Là Gì? Mô tả công việc và yêu cầu kỹ năng cần có

Nhân viên Content Creator là gì? Khi quyết định làm Content Creator, bạn cần phải có sự sáng tạo, khả năng truyền đạt và diễn giải để tạo ra thông tin có nội dung thu hút đông đảo công chúng mục tiêu. Tuy nghề này có mức lương khá ổn, nhiều cơ hội thăng tiến nhưng đòi hoiri người làm phải thường xuyên rèn luyện và không ngừng cập nhật xu hướng.

1. Content Creator là gì?

Content Creator dịch ra là nhân viên Sáng tạo nội dung, là người sáng tạo và sản xuất ra những nội dung mới để truyền tại thông điệp đến công chúng mục tiêu thông qua bài viết, video clip, ảnh hay poster.

2. Mô tả công việc của Content Creator

Khi tìm hiểu Content Creator là gì, bạn phần nào có thể hiểu được công việc chính của vị trí công việc này. Content Creator là người sáng tạo nội dung nhưng công việc không cố định. Tùy theo vị trí, nhu cầu thuê của doanh nghiệp, nhân viên làm Content Creator sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.

Làm content creator không hề cố định một công việc
Làm Content Creator không hề cố định một công việc

2.1. Phân tích và nhận diện thương hiệu một cách chính xác

Trong một chiến dịch marketing của doanh nghiệp thì nhân viên Content Creator cần tham gia vào quá trình phân tích thương hiệu, từ đó đưa ra các ưu nhược điểm để nhận diện thương hiệu chính xác hơn. Đồng thời, họ cũng hỗ trợ đưa ra các định hướng chiến lược cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

2.2. Hỗ trợ tối ưu công cụ tìm kiếm

Đây không chỉ là công việc của một SEOer mà Content Creator cũng cần phải biết một vài kỹ thuật seo cơ bản để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nắm bắt được công việc này, bạn có thể giữ vững vị trí của mình cũng như dễ thăng tiến trong tương lai hơn.

2.3. Công việc của Content Creator là gì - Lên ý tưởng xây dựng nội dung

Lên ý tưởng và hoàn thiện cho nội dung trên Facebook, Website, viral video và nhiều ấn phẩm truyền thông khác là công việc mà mọi Content Creator đều phải làm. Thông qua nội dung trên các ấn phẩm để truyền tải hết thông điệp của chiến dịch đến với đối tượng khách hàng.

2.4. Triển khai để hoàn thiện nội dung

Sau khi đã lập kế hoạch sản xuất content chi tiết dựa vào bảng kế hoạch marketing tổng thể thì công việc của Content Creator là gì? Họ sẽ tiến hành hoàn thiện nội dung. Tùy theo quy mô của công ty, nhân viên vị trí này sẽ tự mình thực hiện hay giao cho nhân viên content khác hỗ trợ.

Hoàn thiện nội dung và xuất bản là công việc cơ bản của một content creator là gì
Hoàn thiện nội dung và xuất bản là công việc cơ bản của một Content Creator

2.5. Thiết kế hình ảnh và sản xuất video

Ngoài việc hoàn thành nội dung thì Content Creator đôi khi còn phải đảm nhận công việc thiết kế hình ảnh và sản xuất video để tăng hiệu quả đưa bài viết đến với công chúng. Họ còn phải sắp xếp công việc của từng thành viên, đo lường hiệu quả và lên kế hoạch đào tạo nhân sự content nếu giữ vai trò là quản lý.

3. Kỹ năng cần có khi làm Content Creator là gì?

Do công việc của làm Content Creator chủ yếu là sản xuất ra các nội dung mới có giá trị và hấp dẫn công chúng mục tiêu. Thế nên, để có thể làm một Content Creator xuất sắc thì bạn cần phải trang bị các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng quan sát để chọn ra những bài viết hay

  • Kỹ năng đọc hiểu và diễn đạt nội dung dễ hiểu, cuốn hút người đọc

  • Tư duy sáng tạo để tạo nên những giá trị mới

  • Tư duy hình ảnh giúp bài đọc của mình thêm phần hấp dẫn

Ngoài ra yêu cầu trên, các kỹ năng khác cần có của Content Creator là gì? Vị trí này còn yêu cầu thêm khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian.

4. Sự khác biệt giữa Content Creator với Content Writer và Copywriter

Nếu hiểu rõ Contetn Creator là gì, bạn sẽ dễ dàng phân biệt vị trí này với Content Writer và Copywriter. Trên thực tế, tính chất công việc của 3 vị trí này là hoàn toàn khác nhau.

So sánh Content Creator với Content Writer và Copywriter
So sánh Content Creator với Content Writer và Copywriter
  • Content writer chủ yếu là viết bài cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu trên các nền tảng như website, Facebook, Instagram

  • Copywriter thường lên ý tưởng, tagline và viết slogan để quảng cáo cho một thương hiệu hay chạy chiến dịch marketing

  • Content Creator là gì, vị trí này được ví như là nhà văn, youtuber, blogger, vlogger hay chỉ là nhân viên văn phòng. Công việc của vị trí này là sáng tạo nội dung, tạo ra các nội dung có ý nghĩa cho cộng đồng mạng

Xem thêm: Content Marketing là gì? Cách tăng thu nhập nghề Content Marketing

5. Tầm quan trọng của nhân viên Content Creator với các doanh nghiệp

Sáng tạo nội dung hay tiếp thị nội dung là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của mọi doanh nghiệp. Qua đó sẽ giúp nâng cao thương hiệu, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ thành công đến với số đông người dùng, giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh với các đối thủ hơn.

6. Mức thu nhập và lộ trình thăng tiến của nhân viên Content Creator

Tùy khối lượng công việc, mức thu nhập của content creator tầm khoảng 10 triệu
Tùy khối lượng công việc, mức thu nhập của Content Creator tầm khoảng 10 triệu

Một trong những vấn đề được các bạn trẻ quan tâm trước khi chọn nghề Content Creator đó là mức lương và quá trình thăng tiến trong tương lai. Từ đó, họ mới đưa ra quyết định là có nên gắn bó lâu dài hay không.

6.1. Mức thu nhập của nhân viên Content Creator

Theo khảo sát thì mức lương hiện tại của nhân viên Content Creator dao động từ khoảng 5 đến 12 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí Content Creator là gì và quy mô hoạt động của đơn vị thuê bạn.

6.2. Lộ trình thăng tiến của Content Creator

Giống như các nhân viên văn phòng khác, làm Content Creator vẫn có những bước thăng tiến từ thấp đến cao. Vì thế, nếu bạn đủ kiên trì thì vẫn có thể phát triển lâu dài với Content Creator này.

  • Thực tập sinh - Content Creator Intern: Là những bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm

  • Nhân viên Content Creator chính thức - Content Creator fresher: Giai đoạn này thì bạn đã có khoảng 1 năm kinh nghiệm. Lúc này bạn có thể tự mình đảm nhiệm mọi công việc mà không cần người hướng dẫn.

  • Chuyên viên - Senior Content Creator: Vị trí này đòi hỏi bạn phải có 2 đến 3 năm kinh nghiệm. Lúc này, bạn có thể hỗ trợ các thực tập sinh hay quản lý đội nhóm.

  • Trưởng phòng - Lead of Content: Để có thể đạt được chức vị này thì bạn cần phải tích lũy khoảng 5 - 6 năm kinh nghiệm. Lúc này, công việc của bạn là đưa ra các chiến lược phù hợp sau khi đã nghiên cứu thị trường và chịu hoàn toàn kết quả của dự án.

7. Tìm việc làm Content Creator ở đâu?

Nhu cầu tuyển dụng Content Creator của các doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Vì thế, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm công việc này tại nhiều trang tuyển dụng việc làm. Tuy nhiên, cần tìm các trang website có độ tin cậy cao để đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất.

Trong đó, job3s.vn - nền tảng tuyển dụng miễn phí tiên phong tích hợp công nghệ AI được đánh giá là địa chỉ tìm kiếm việc làm uy tín. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hàng ngàn cơ hội việc làm với nghề Content Creator bằng cách thực hiện một vài thao tác đơn giản trên website.

Có rất nhiều cách để tìm việc content creator
Có rất nhiều cách để tìm việc Content Creator

8. Một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho vị trí Content Creator là gì?

Dù bạn là thực tập sinh hay đã có nhiều năm kinh nghiệm tại vị trí Content Creator nhưng khi xin việc tại công ty mới thì đều phải trải qua vòng phỏng vấn. Việc chuẩn bị tốt các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến ngành nghề này có thể giúp bạn tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng và tăng cơ hội trúng tuyển.

8.1. Bạn sẽ tạo chiến lược cho sản phẩm hay thương hiệu như thế nào?

Tùy sản phẩm, dịch vụ và ngành nghề, Content Creator sẽ có những cách tạo ra chiến lược nội dung khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải trải qua các bước quy trình sau:

  • Xác định mục tiêu của chiến lược này là thu hút sự quan tâm, giới thiệu hay bán hàng.

  • Xác định đối tượng phù hợp với sản phẩm/thương hiệu, cụ thể là định hình được tính cách, hành vi, nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu

  • Lên ý tưởng cho chủ đề nội dung và lập kế hoạch triển khai càng chi tiết càng tốt

8.2. Content Creator làm gì để tìm insights của khách hàng?

Content creator cần tìm đúng insights của khách hàng
Content Creator cần tìm đúng insights của khách hàng

Đầu tiên cần xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai để định hình rõ về tính cách, nhu cầu và sở thích của họ. Sau đó kết hợp cùng với đội ngũ phân tích, nhóm bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng để có được ý định tìm kiếm của khách hàng một cách cụ thể nhất.

8.3. Bạn lập kế hoạch và sắp xếp công việc thế nào để đảm bảo đúng tiến bộ?

Tùy theo công việc đảm nhận của Content Creator là gì, bạn có thể cần lên kế hoạch chi tiết để đảm bảo chất lượng nội dung lẫn tiến độ làm việc. Cụ thể là thực hiện theo các trình tự sau:

  • Tìm hiểu về chiến lược nội dung, mục tiêu tiếp thị để nắm rõ mọi thông tin

  • Xây dựng các chủ đề và số lượng xuất bản định kỳ kèm lịch làm việc cụ thể từng ngày

  • Thiết lập quy trình làm việc từ nghiên cứu chủ đề, tạo bản nháp, viết, kiểm tra lại và xuất bản

8.4. Bạn sẽ làm gì để tìm kiếm và xây dựng chủ đề mới hoàn toàn?

Sáng tạo nội dung mới mẻ luôn là yếu tố hàng đầu của một nhân viên Content Creator. Vì thế, tôi thường nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng của mình, sau đó nghiên cứu danh sách từ khóa. Tiếp đến là phân tích đối thủ để tìm hiểu về các sản phẩm, nội dung kết hợp cùng với nội dung có liên quan từ các chuyên gia.

8.5. Làm thế nào để xác định độ chính xác, đáng tin cậy của thông tin?

Song song với tiêu chí tạo ra nội dung mới thì nhân viên Content Creator còn phải đảm bảo thông tin mình đưa ra là chính xác. Vì thế, tôi thường dành thời gian để thu thập thông tin từ các trang báo chính thống, tạp chí nổi tiếng, các báo cáo nghiên cứu đã được công bố.

9. Làm thế nào để trở thành một Content Creator xuất sắc?

Khi hiểu rõ Content Creator là gì và muốn theo đuổi ngành nghề này thì ai cũng muốn mình trở nên xuất sắc để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Tuy nhiên đây lại là hành trình gian nan và cần nhiều thời gian để rèn luyện.

9.1. Content Creator cần liên tục cập nhật thông tin cho bản thân

Để cập nhật liên tục thông tin mới thì Content Creator cần phải đọc nhiều để làm giàu kho tàng kiến thức của mình, từ đó có thể đáp ứng tốt mọi yêu cầu của doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Để trở thành content creator xuất sắc bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức
Để trở thành Content Creator xuất sắc bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức

9.2. Học thêm các công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung

Sáng tạo nội dung không chỉ là viết lách mà nó còn thể hiện qua hình ảnh, video và cả âm thanh. Vì thế, bạn cần phải học thêm về cách sử dụng các công cụ liên quan như Canva, Photoshop, Premiere… để nội dung của mình được hoàn thiện toàn diện hơn.

Xem thêm: Viết Lách Là Gì? Bật Mí Những Kỹ Năng Vàng Khi Viết Giúp Bạn Kiếm Bộn Tiền

9.3. Luôn đặt câu hỏi và cố gắng tìm đáp án

Để nội dung của mình được truyền đạt đến người nghe một cách đầy đủ và có sức hấp dẫn thì bạn cần phải tìm hiểu các vấn đề có liên quan. Cụ thể, bạn nên tìm hiểu rõ ưu nhược điểm của chiến dịch/sản phẩm/dịch vụ, đối tượng sẽ xem nội dung này là ai… để tăng hiệu quả khi tiếp thị nội dung.

9.4. Chọn đúng nền tảng để sản xuất nội dung phù hợp

Chọn nền tảng để chia sẻ nội dung là điều vô cùng quan trọng để tăng hiệu quả tiếp cận đúng tệp khách hàng của sản phẩm/thương hiệu. Xác định đúng nền tảng sẽ đem lại hiệu quả như tăng lượt người xem, đạt được kết quả khi tiếp thị nội dung theo ý muốn.

10. Yêu cầu khi tuyển dụng Content Creator là gì?

Yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng content creator đòi hỏi nhiều kỹ năng
Yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng Content Creator đòi hỏi nhiều kỹ năng

Tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp sẽ đưa ra các yêu cầu về vị trí Content Creator. Nếu bạn hội tụ đủ các yếu tố sau thì cơ hội đậu phỏng vấn là rất cao:

  • Sử dụng thành thạo các phần mềm chỉnh ảnh, thiết kế đồ họa như: Canva, Photoshop, AI, Lightroom

  • Biết biên tập hoặc chỉnh sửa video căn bản.

  • Hiểu rõ Content Creator là gì và cần có khả năng trình bày rõ ràng, nội dung mang tính chất sáng tạo

  • Có kiến thức về Social Media, SEO, SEM,…

  • Khả năng làm việc nhóm tốt và có thể độc lập linh hoạt.

  • Có tinh thần trách nhiệm và sự tỉ mỉ trong công việc

  • Có thể tham gia chụp ảnh, quay Video cùng đội nhóm

  • Có sự nhạy bén để nắm bắt kịp xu hướng của xã hội

11. Học Content Creator ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cách để học Content Creator, bạn có thể tự học nếu đủ kiên nhẫn và nhiều thời gian hoặc đăng ký một khóa học. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả khi học, giúp ích khi tiếp xúc thực tế thì bạn cần tìm địa chỉ giảng dạy uy tín, được nhiều học viên đánh giá cao.

Mong rằng, khái niệm Content Creator là gì cùng các vấn đề liên quan trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn về nghề này. Qua đó giúp bạn xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài từ vị trí nhân viên content hay không.