Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Năm, 25/04/2024 11:21:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Chi tiết cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất

Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là chính sách giúp hỗ trợ người lao động một phần. Người phụ thuộc là những người mà người nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, những người này chưa đến tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động,... Mức giảm trừ sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Hiện nay việc đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh có thể được thực hiện tại cơ quan thuế hoặc nộp online tại nhà.

1. Tìm hiểu chung về người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là người mà đối tượng nằm trong diện nộp thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm phải nuôi dưỡng hoặc chu cấp gồm:

  • Con còn nhỏ dưới 18 tuổi (chưa thành niên); con đã thành niên nhưng bị tàn tật và không có khả năng lao động.

  • Những người không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng trung bình thấp hơn 1.000.000 đồng/ tháng gồm: con ở độ tuổi thành niên đang theo học tại các trường; người chồng hoặc vợ không có khả năng lao động; bố mẹ hết tuổi lao động, không có khả năng lao động; những người không có nơi nương tựa mà người lao động phải chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng trực tiếp.

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là con cái, bố mẹ không có khả năng lao động
Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là con cái, bố mẹ không có khả năng lao động

2. Đối tượng và điều kiện về việc đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Các đối tượng được đăng ký là những người phụ thuộc thì phải đáp ứng các điều kiện kèm theo như sau:

  • Con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi): Không có điều kiện đi kèm.

  • Con trên 18 tuổi: Trường hợp này cá nhân được đăng ký người phụ thuộc khi con bị khuyết tật, tàn tật, không có hoặc mất khả năng lao động.

  • Con đang đi học tại các trường ở Việt Nam hoặc nước ngoài: Không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng dưới 1.000.000 đồng/ tháng.

  • Vợ hoặc chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, bố dượng hoặc mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp: Nếu là người ngoài độ tuổi lao động thì cần điều kiện không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 1.000.000 đồng/ tháng. Trường hợp người nằm trong tuổi lao động thì cần điều kiện là người này không có khả năng lao động, người khuyết tật.

  • Anh chị em ruột trong gia đình, ông bà, cô, dì, chú, cậu ruột, cháu ruột và những người nuôi dưỡng phụ thuộc khác theo quy định: Người nộp thuế phải là người trực tiếp nuôi dưỡng, những người này phải không có nơi nương tựa, người không có thu nhập hoặc thu nhập ít hơn 1.000.000 đồng/tháng. Trường hợp người nằm trong tuổi lao động thì phải kèm điều kiện bị tàn tật, khuyết tật, không thể lao động.

Ông bà ngoài tuổi lao động là người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
Ông bà ngoài tuổi lao động là người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

3. Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo quy định

Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh sẽ tùy vào từng đối tượng khác nhau. Cụ thể như sau:

3.1. Đối với con cái

Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh trường hợp là con cần các hồ sơ, giấy tờ sau:

  • Con dưới 18 tuổi: Bản sao giấy khai sinh hoặc CMND/CCCD (nếu có).

  • Con từ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật hay không có khả năng lao động: Bản sao CMND/CCCD, bản sao giấy khuyết tật.

  • Con đang đi học: Bản sao giấy khai sinh, CMND/CCCD, bản chụp thẻ HSSV hoặc giấy xác nhận của trường đang học.

3.2. Vợ hoặc chồng

Đối với vợ hoặc chồng thì hồ sơ giảm trừ gia cảnh gồm:

  • Bản chụp giấy CMND/CCCD.

  • Bản chụp của sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký kết hôn.

  • Nếu vợ/chồng còn trong tuổi lao động thì cần phải chụp giấy chứng minh không có khả năng lao động.

3.3. Bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ

Trường hợp người được đăng ký phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ chồng/vợ thì hồ sơ gồm:

  • Bản chụp của giấy CMND/CCCD.

  • Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ.

  • Đối với người còn trong tuổi lao động thì cần có giấy chứng minh là người không có khả năng lao động hoặc người khuyết tật.

3.4. Anh chị em ruột, ông bà, cháu ruột, cá nhân trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định

Đối với anh chị em ruột trong gia đình, ông bà nội/ngoại, cháu ruột và các cá nhân được nuôi dưỡng trực tiếp khác thì hồ sơ như sau:

  • Bản chụp của giấy khai sinh hoặc giấy CMND/CCCD.

  • Giấy tờ chứng minh là người nuôi dưỡng trực tiếp, nếu chung hộ khẩu thì cần sổ hộ khẩu.

  • Giấy tờ chứng minh người không có khả năng lao động nếu đang nằm trong tuổi lao động.

3.5. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người nước ngoài

Nếu muốn giảm trừ gia cảnh cho người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam thì hồ sơ gồm có:

  • Người nước ngoài muốn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh thì người đó phải là người cư trú.

  • Hồ sơ sẽ thay CMND/CCCD thành hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực.

Cần chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định để đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
Cần chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định để đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

4. Thời gian đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo luật

Theo quy định, thời gian đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh chậm nhất là 10 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.

Với người phụ thuộc là anh chị em ruột, ông bà nội/ngoại, cô dì cậu chú ruột, cháu ruột,... thì thời hạn chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Tất tần tật những điều cần biết​

5. Thủ tục, cách thức đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất

Hiện nay mọi người có thể đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh ở cơ quan thuế hoặc làm online tại nhà.

5.1. Đăng ký trực tiếp ở cơ quan thuế

Cá nhân hoặc doanh nghiệp tự làm hồ sơ tại cơ quan thuế nơi làm việc theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai đăng ký thuế TNCN theo mẫu số 20-ĐK-TCT.

  • Bản sao của các giấy tờ: CCCD (người phụ thuộc trên 14 tuổi có quốc tịch Việt Nam), giấy khai sinh hoặc hộ chiếu (người phụ thuộc là người Việt Nam dưới 14 tuổi), hộ chiếu (người phụ thuộc dưới 14 tuổi có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt đang sống ở nước ngoài).

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền là Chi cục thuế nơi đăng ký mã số thuế hoặc tại nơi người nộp thuế cư trú.

Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ người nộp thuế cần cung cấp đủ hồ sơ người đăng ký phụ thuộc.

5.2. Đăng ký online qua mạng

Việc khai báo đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh cá nhân có thể thực hiện bằng tài khoản tại trang web của thuế điện tử: https://thuedientu.gdt.gov.vn.

  • Cá nhân có thể khai báo người phụ thuộc bằng cách ủy quyền cho doanh nghiệp đăng ký.

  • Cá nhân cần nộp văn bản ủy quyền và các giấy tờ của người phụ thuộc cho doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp đăng ký tại trang thuế điện tử hoặc soạn hồ sơ đăng ký trên phần mềm khai thuế và nộp lên trang thuế điện tử.

Cá nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp online
Cá nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp online

6. Một số câu hỏi thường gặp

Bố mẹ của anh A năm nay đã hết tuổi lao động, vậy để đăng ký là người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh thì cần điều kiện gì không?

Trả lời: Trường hợp này thì bố mẹ anh đã ngoài độ tuổi lao động thì anh A không cần thêm điều kiện khác.

Anh A và chị B là vợ chồng và có 2 con, một bé 2 tuổi và một bé 7 tuổi. Năm 2022 anh đã đăng ký 2 con là người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh thì năm 2023 chị B đăng ký là người phụ thuộc cho mình có được không?

Trả lời: Người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ gia cảnh một lần trong năm tính thuế. Ở trường hợp này chị B nếu muốn đăng ký 2 bé là người phụ thuộc của chị thì anh A cần đăng ký giảm trừ người phụ thuộc ở công ty anh làm việc từ đầu tháng 1/2023. Sau đó thì chị B sẽ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh từ đầu tháng 1/2023.

7. Cách tính mức giảm trừ gia cảnh năm 2024

Theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ được áp dụng như sau:

  • Đối tượng nộp thuế TNCN: Mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng.

  • Đối với mỗi người phụ thuộc: Mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/tháng.

Cách tính mức giảm trừ gia cảnh theo từng trường hợp cụ thể như sau:

7.1. Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế

Đối với cá nhân người nộp thuế thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ áp dụng theo Khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC cụ thể:

  • Với người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập thì nguồn thu nhập tại một thời điểm, người nộp thuế được chọn tính mức giảm trừ gia cảnh tại một nơi.

Ví dụ: Người nộp thuế TNCN có ký hợp đồng lao động với 2 công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên, thì tại thời điểm tính người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh, người này chỉ được chọn tính ở một nơi.

  • Trường hợp thuế thu nhập cá nhân trong năm chưa giảm trừ hoặc đã giảm nhưng chưa đủ 12 tháng thì sẽ được tính cho đến khi đủ 12 tháng để quyết toán thuế.

  • Đối với người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì mức giảm trừ bản thân được tính từ tháng 1 hoặc tháng bắt đầu đến Việt Nam đến khi kết thúc hợp đồng lao động trong năm tính thuế nếu người này lần đầu tiên đến Việt Nam làm việc (tính đủ tháng).

Cách tính giảm trừ gia cảnh tùy từng trường hợp
Cách tính giảm trừ gia cảnh tùy từng trường hợp

7.2. Tính giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

Đối với việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì sẽ được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư 111/2013/TT-BTC cụ thể như sau:

  • Giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc vào người nộp thuế được tính khi người nộp thuế đã thực hiện đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

  • Mỗi người phụ thuộc được tính một lần giảm trừ trong một năm.

  • Đối với người phụ thuộc đã đăng ký trước khi Thông tư 11/2013/TT-BTC hiệu lực thì được hưởng chế độ này tiếp tục cho đến khi mã số thuế được cấp.

  • Trong năm tính thuế nếu người nộp thuế chưa đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh thì sẽ được tính từ tháng phát sinh nghĩa vụ với người phụ thuộc khi quyết toán thuế.

Việc đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là việc làm cần thiết hàng năm của người lao động. Thủ tục này giúp người chịu thuế thu nhập cá nhân được miễn giảm một phần thuế phải nộp. Mức giảm trừ được quy định với mỗi người phụ thuộc hợp pháp là 4,4 triệu đồng/tháng. Hiện nay cá nhân có thể làm hồ sơ trực tiếp trên trang thuế điện tử mà không cần đến cơ quan thuế nộp hồ sơ giấy.

Xem thêm: Mã Số Thuế Cá Nhân Là Gì? Quyền Lợi Khi Đăng Ký MST Cá Nhân