Nắm được giá trị cốt lõi là gì là điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình xây dựng một tập thể phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó, họ có thể nhanh chóng gia tăng vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường và tạo dựng được các mục tiêu lâu dài hơn.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm giá trị cốt lõi là gì, bạn cần nắm được các định nghĩa cơ bản sau:
Giá trị là một khái niệm trừu tượng, liên quan đến sự quan trọng, hữu ích hoặc ý nghĩa của một sự vật trên phương diện phù hợp với nhu cầu của con người.
Giá trị phản ánh những ưu tiên, niềm tin và mục tiêu đang theo đuổi. Trong kinh doanh, giá trị được hiểu là sự hài lòng của khách hàng, giá trị thị trường hoặc lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại.
Cốt lõi là khái niệm chỉ phần quan trọng, chính yếu, tinh túy hoặc nguyên tắc cơ bản của vấn đề, tổ chức hoặc hệ thống. Cốt lõi thể hiện sự quan trọng, không thể thiếu của một yếu tố trong ngữ cảnh cụ thể.
Giá trị cốt lõi (Core Values) được hiểu là tập hợp những nguyên tắc chung, niềm tin, lý tưởng và chuẩn mực cơ bản của một tổ chức, nhóm người hoặc một cá nhân tuân thủ trong mọi hoạt động. Các yếu tố này được tạo ra trong một khoảng thời gian dài để hình thành nên tính cách của mỗi doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi của con người là tập hợp các nguyên tắc về phẩm chất, quan điểm mà họ thể hiện thông qua hành động, mối quan hệ và quyết định hàng ngày. Đây đều là những yếu tố cơ bản của bản sắc, chuẩn mực đạo đức cá nhân, cách họ tương tác với thế giới xung quanh.
Giá trị cốt lõi của một trường học là tập hợp một số nguyên tắc và quan điểm về cơ bản mà trường học đặt ra để mọi người tuân thủ trong quá trình giáo dục và hình thành bản sắc của học sinh.
Những giá trị này sẽ thường định hình văn hóa và môi trường học tập của trường, từ đó xác định cách tương tác giữa trường học với học sinh, giáo viên và cộng đồng.
Giá trị cốt lõi của nhân viên là các nguyên tắc, đức tính và hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức coi trọng và thể hiện ra trong quá trình làm việc. Đây đều là những yếu tố cơ bản định hình văn hóa tổ chức và đóng góp vào sự hình thành và phát triển của công ty.
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là đại diện cho những nguyên tắc cốt lõi và tôn chỉ mà doanh nghiệp đặt lên hàng đầu để tuân thủ trong mọi hoạt động. Đây là những điểm mấu chốt hình thành và ổn định văn hóa tổ chức và hướng dẫn quyết định của các thành viên trong tổ chức.
Sau khi đã biết giá trị cốt lõi là gì, bạn có thể khám phá thêm về các yếu tố khách quan và chủ quan hình thành nên các giá trị này, cụ thể:
Yếu tố khách quan sẽ gồm phản hồi của nhân viên, kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân dẫn đến sự chi phối này là do việc xác định những giá trị này là do toàn bộ tổ chức và những đối tượng liên quan.
Nếu giá trị này được xác định dựa trên các khảo sát khách hàng, tổng hợp ý kiến của nhân viên sẽ mang lại tính khả thi cao hơn.
Yếu tố chủ quan hình thành nên giá trị cốt lõi sẽ gồm những ý tưởng của lãnh đạo, mong muốn thể hiện giá trị cốt lõi, những giá trị mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng, cộng đồng.
Mục đích của việc xây dựng giá trị cốt lõi đó là xác định đích đến cho doanh nghiệp, tạo động lực để thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Sự Nghiệp Là Gì? Tại Sao Ai Cũng Cần Phải Xây Dựng Sự Nghiệp?
Song song với việc hiểu định nghĩa giá trị cốt lõi là gì, biết ý nghĩa của những giá trị này sẽ đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để hoàn thiện đội ngũ nhân viên trong tổ chức.
Giá trị cốt lõi có vai trò làm kim chỉ nam cho mọi hành động của doanh nghiệp. Khi giá trị này được truyền đạt rõ ràng, đội ngũ nhân viên sẽ hiểu ra trách nhiệm, vị trí của bản thân mình trong tổ chức. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ biết được đâu là quyết định đúng đắn để hướng tới những mục tiêu đặt ra.
Khi doanh nghiệp có giá trị cốt lõi rõ ràng và được nhân viên biết rõ thì các thông điệp truyền thông sẽ trở nên nhất quán hơn, từ đó giúp xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp đồng nhất và đáng tin trong mắt khách hàng.
Giá trị cốt lõi đúng đắn sẽ giúp nhân viên và khách hàng hiểu được doanh nghiệp đang đại diện cho điều gì và có đi đúng hướng không. Từ đó sẽ tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng, sự an tâm cho đội ngũ nhân viên.
Việc xác định giá trị cốt lõi là gì có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi các giá trị này giúp doanh nghiệp trở nên uy tín, thu hút và chiêu mộ được nhiều nhân tài để tìm ra được các thành viên có mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.
Khi doanh nghiệp đưa ra được những giá trị rõ ràng, đội ngũ nhân viên sẽ hiểu rõ mình đang đại diện cho điều gì. Điều này sẽ hướng nhân viên hành xử đúng đắn tại nơi làm việc hơn.
Bạn cũng cần nắm được cách xây dựng các giá trị này để tạo sự gắn bó bền chặt giữa doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng sau khi đã hiểu về giá trị cốt lõi là gì.
Đầu tiên, bạn hãy phân tích, suy ngẫm và thảo luận với đồng nghiệp cùng quan điểm và mục tiêu chung để tìm ra hướng phù hợp nhất. Sự kết nối nguồn nhân lực sẽ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền chặt và lâu dài.
Ở cùng một phân khúc sản phẩm, làm cách nào để khách hàng biết đến bạn? Điều này sẽ dựa vào giá trị gia tăng sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Đó có thể bao gồm chất lượng dịch vụ khách hàng, giá cả,...Vậy nên, doanh nghiệp cần nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để biết cách mang lại giá trị cho họ.
Xem thêm: Sở Trường Là Gì? Bí Quyết Tạo Nên Sự Khác Biệt Trong Mắt Nhà Tuyển Dụng
Nhiều người thắc mắc về nguyên tắc xây dựng giá trị cốt lõi là gì để có thể xác định được đúng đắn và đưa ra các mục tiêu rõ ràng hơn trong doanh nghiệp.
Để nhân viên cam kết đóng góp lâu dài, nhà lãnh đạo cần phát triển các giá trị dựa trên cách làm việc chung của mọi người. Từ đó, đội ngũ nhân viên mới đồng lòng và gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi quan trọng và các mục tiêu hoạt động rõ ràng là hai yếu tố bổ sung và hỗ trợ nhau. Nhờ đó nâng cao hơn hiệu suất làm việc cho đội ngũ nhân viên, góp phần thúc đẩy sự phát triển và vững mạnh của tổ chức.
Thị trường thay đổi liên tục nên điều kiện kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp cũng thay đổi theo năm tháng. Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn về nguyên tắc xây dựng giá trị cốt lõi là gì thì đáp án chính là sự thay đổi để có sự phù hợp và đáp ứng được tình hình thực tế.
Công nhận, tôn trong giá trị văn hóa hiện có là bước đầu tiên trong hành trình xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cần xem xét về những giá trị ý nghĩa đã săn sâu tới văn hóa doanh nghiệp. Hay tổ chức đã làm gì để đạt được thành quả như bây giờ? Điều này giúp thu hút và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp.
Nếu giá trị cốt lõi quá dài, người đọc sẽ thấy nhàm chán và khó để nắm bắt, tin tưởng và áp dụng. Điều này cũng khiến nhân viên cảm thấy bị mông lung, mơ hồ và không rõ mục tiêu phấn đấu trong công việc.
Việc tìm hiểu giá trị cốt lõi là gì sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng ứng dụng các giá trị này vào hoạt động của mình để phát triển sản phẩm, xây dựng đội ngũ nhân viên và tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Khi áp dụng giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển sản phẩm, doanh nghiệp có thể định hướng và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm, từ đó mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng.
Đồng thời, khi tập trung vào giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cũng cần tạo ra những sản phẩm khác biệt, độc đáo hơn so với các sản phẩm đã có trên thị trường.
Đối với việc quảng cáo, ứng dụng của giá trị cốt lõi là gì cũng là thắc mắc của nhiều người. Thực tế cho thấy, giá trị cốt lõi tương tự như một thông điệp giúp tăng tính nhận diện cho sản phẩm và thương hiệu, tạo ra được ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng.
Trong việc tuyển dụng và quản lý nhân sự, giá trị cốt lõi giúp cho quá trình này trở nên dễ dàng hơn, tạo ra được văn hóa doanh nghiệp tập trung và các giá trị cơ bản mà tổ chức mong muốn mang đến cho nhân viên.
Để hiểu cụ thể hơn về giá trị cốt lõi là gì, bạn có thể tham khảo thêm một số tuyên bố của các công ty hàng đầu trên thế giới và những giá trị mà họ đặt ra như sau:
Tập trung toàn bộ vào khách hàng và tất cả điều còn lại sẽ theo sau
Tập trung thực hiện tốt một công việc
Nhanh lúc nào cũng tốt hơn chậm
Bình đẳng trong mọi hoạt động
Trở nên vĩ đại nhưng không dừng lại
Khám phá thông tin để vượt ra ngoài biên giới.
Sáng tạo: Luôn tạo ra những cách mới để cải tiến sản phẩm và dịch vụ.
Đơn giản: Tạo ra sản phẩm, dịch vụ đơn giản, dễ sử dụng.
Chất lượng: Cam kết sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất.
Tính bền vững: Hoạt động một cách bền bỉ và giảm các tác động môi trường.
Trách nhiệm xã hội: Có trách nhiệm với người dùng, nhân viên, cộng đồng và môi trường.
Qua thông tin giá trị cốt lõi là gì, nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn về định nghĩa này, hãy tham khảo ngay những câu hỏi liên quan dưới đây:
Mỗi doanh nghiệp sẽ có số lượng giá trị cốt lõi khác nhau tùy vào mục đích, tầm nhìn và sứ mệnh. Thông thường, một doanh nghiệp nên có từ 3 đến 7 giá trị cốt lõi.
Nhiều người cũng thắc mắc về tầm nhìn sứ mệnh giá trị cốt lõi là gì. Thực tế trong các tổ chức đây là ba khía cạnh quan trọng trong việc xác định hướng đi và mục tiêu dựa trên các nguyên tắc của doanh nghiệp. Sự liên quan giữa 3 điều này thể hiện mối tương quan sâu sắc giữa các yếu tố cốt lõi trong việc hình thành và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Sự khác nhau giữa quy tắc ứng xử và giá trị cốt lõi là gì, điều này được thể hiện trên nhiều yếu tố như định nghĩa, bản chất, sự thay đổi, tính linh hoạt, cụ thể như sau:
Yếu tố | Giá Trị Cốt Lõi | Quy Tắc Ứng Xử |
Định nghĩa | Là những nguyên tắc, niềm tin của một cá nhân hoặc tổ chức, thường không thay đổi theo thời gian. | Là các hướng dẫn về cách cư xử và hành động trong một tình huống cụ thể. |
Bản chất | Là nguyên tắc căn bản, hướng dẫn hành động và quyết định lớn trong cuộc sống. | Phản ánh cách mà một người hoặc tổ chức đối xử với nhau và với môi trường xung quanh. |
Thay đổi | Thường ít thay đổi theo thời gian và duy trì tính ổn định. | Có thể thay đổi tùy theo tình huống và ngữ cảnh. |
Phụ thuộc | Dựa vào tầm nhìn, triết lý và niềm tin cốt lõi của cá nhân hoặc tổ chức. | Phụ thuộc vào ngữ cảnh và mục tiêu cụ thể. |
Tính linh hoạt | Ít linh hoạt, tạo nên sự ổn định và nhất quán. | Thay đổi để thích nghi với tình huống biến đổi. |
Năng lực cốt lõi và giá trị cốt lõi có điểm khác nhau cơ bản là:
Năng lực cốt lõi là thế mạnh mà bạn được thừa hưởng cả đời, bao gồm những lĩnh vực mà bạn biết sâu sắc hoặc những lĩnh vực mà ở đó kỹ năng của bạn được phát huy. Năng lực cốt lõi thuộc chính con người bạn nhờ đó bạn được đánh giá như một chuyên gia.
Giá trị cốt lõi lại là những tiêu chuẩn về đạo đức. Nó là các giá trị mà bạn phải phấn đấu để có được.
Việc biết giá trị cốt lõi là gì và cách xây dựng được giá trị này là điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nhờ sở hữu những yếu tố này, họ mới có thể phát triển bền vững và xây dựng được một tập thể vững mạnh, gắn bó hơn.