Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Ba, 21/05/2024 21:21:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
8 phút đọc

Giải đáp: Trực giác là gì? 1001 điều thú vị có thể bạn chưa biết

Trực giác là gì? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người về một khả năng vô hình của con người nhưng lại có hiệu quả trong việc ứng phó mọi vấn đề công việc, cuộc sống. Vậy trực giác đến từ đâu? Người có trực giác tốt là người như thế nào, hợp nghề gì? Khi nào nên và không nên tin vào trực giác? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay qua những điều thú vị trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng tham khảo và chiêm nghiệm.

1. Trực giác là gì và đến từ đâu?

Trực giác là gì? Theo Tâm lý học, trực giác được định nghĩa là những điều sinh ra khi não bộ tiếp nhận các tín hiệu bên ngoài cùng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra quyết định. Quá trình hình thành trực giác được diễn ra một cách nhanh chóng tới mức con người có thể xử lý một lượng lớn thông tin trong vô thức để từ đó đưa ra phán đoán, phản hồi chính xác nhất.

Nói một cách đơn giản hơn, trực giác chính là sản phẩm của quá trình xử lý thông tin từ bộ não, là sự hiểu và cảm nhận một điều không cần qua lý lẽ, chứng cứ rõ ràng. Thông tin chỉ cần được lấy từ việc so sánh kinh nghiệm đã có với trải nghiệm mới. Do vậy, người có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định thì bộ não sẽ có nhiều thông tin để đối chiếu hơn, từ đó trực giác đáng tin cậy hơn.

Ngoài ra, trực giác còn chịu sự tác động của các yếu tố khách quan như trạng thái tinh thần, cảm xúc, phản ứng vật lý,… Điều này đã được nhà tâm lý học người Mỹ John Bargh chứng minh. Vậy trực giác là gì? Trực giác không chỉ là cái bẩm sinh đã có mà nó hoàn toàn được nuôi dưỡng bằng nhận thức, kinh nghiệm, cảm xúc,…

Trực giác là gì? Đây là vấn đề khiến rất nhiều người tò mò và đi tìm lời giải đáp
Trực giác là gì? Đây là vấn đề khiến rất nhiều người tò mò và đi tìm lời giải đáp

2. Dấu hiệu cho thấy bạn là người có trực giác nhạy bén

Trực giác là gì? Người có trực giác tốt thường có đặc điểm gì thú vị? Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn là người có trực giác đặc biệt.

2.1. Thường hay đoán đúng

Trong nhiều tình huống, bạn có thể đoán đúng kết quả trước khi thông tin chưa được tiết lộ hoặc những dự đoán của bạn trở thành sự thật,… Điều này không chỉ đơn thuần là đoán mò, may mắn nhưng thực tế đó là dấu hiệu cho thấy bạn là người có trực giác nhạy bén.

2.2. Có khả năng đồng cảm cao, dễ “đọc vị” được người khác

Khả năng đồng cảm chính là sự thấu hiểu, chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh. Đối với người có trực giác tốt, nó giống như một chiếc ăng – ten vô hình, khiến cho sự đồng cảm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này giúp họ có thể nhận thấy sự chán nản ở một người nào đó mặc dù họ đã cố gắng che giấu.

Ngoài ra, thông qua ngôn ngữ cơ thể, kiểu nói chuyện, người có trực giác tốt cũng sẽ nhận ra được ý định của người khác. Từ đó giúp bạn điều hướng được các tình huống xã hội hiệu quả, tránh được nhiều cạm bẫy,…

2.3. Thường cảm thấy bản thân có mối liên hệ sâu sắc với thiên nhiên

Lúc bạn cảm thấy bình yên khi hòa mình với thiên nhiên là dấu hiệu điển hình của một người có trực giác mạnh mẽ. Sự cộng hưởng này không chỉ đơn thuần là tình yêu thiên nhiên mà còn là sự kết nối trực quan với cuộc sống ở dạng thuần khiết nhất.

2.4. Thường có giấc mơ sống động

Trực giác là gì? Có bao giờ bạn mơ thấy mình bước vào thế giới giống như thật không? Đối với người có trực giác đặc biệt, giấc mơ của họ đều là những khung cảnh sống động, phức tạp. Bạn đừng nghĩ những câu chuyện trong mơ chỉ là sự tưởng tượng, chúng có thể là điều gì đó mà trực giác đang cố nói với bạn đấy.

2.5. Yêu thích nghệ thuật

Nghiên cứu về khoa học thần kinh đã chỉ ra, sáng tạo nghệ thuật thường kích thích bán cầu não phải hoạt động. Phần não này lại gắn liền với trực giác, trí tưởng tượng và sự sáng tạo.

Vì vậy, nếu bạn thích đắm chìm vào những giai điệu âm nhạc, tìm thấy niềm vui khi tô vẽ, bị cuốn theo một cuốn tiểu thuyết hay,… thì đó có thể là bản chất trực giác của chính bạn. Từ đó, có thể hiểu rằng nghệ thuật là thứ giúp người có trực giác nhạy bén thể hiện suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình.

Những người thiên hướng nghệ thuật thường có trực giác nhạy bén
Những người thiên hướng nghệ thuật thường có trực giác nhạy bén

3. Người có trực giác tốt hợp với nghề nghiệp nào?

Trực giác là gì? Công việc nào phù hợp nhất với những người có trực giác tốt? Trên thực tế, trực giác nhạy bén là nền tảng giúp con người phát triển bản thân mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp. Dưới đây là một số nghề thích hợp nhất với người có trực giác tốt nếu bạn biết cách tận dụng.

3.1. Truyền thông – Marketing

Đây là một ngành nghề luôn theo đuổi sự nhanh nhạy, đổi mới, sáng tạo. Trực giác tốt sẽ là một yếu tố tạo lợi thế để bạn có thể tiến xa hơn với nghề này. Thông qua việc vận dụng sức mạnh của trực giác, bạn sẽ tạo ra nhiều thông điệp nổi bật và thu hút về sản phẩm của mình, gây ấn tượng đặc biệt với khách hàng.

Ngoài ra, trực giác giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt và hỗ trợ xây dựng kế hoạch, chiến lược truyền thông dài hạn trên các kênh truyền thông như website, báo chí, mạng xã hội, workshop,…

3.2. Chuyên viên tư vấn

Công việc là một nhân viên tư vấn sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho người có trực giác tốt. Bởi lẽ, sự hỗ trợ của trực giác giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về nhu cầu, tâm lý của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp tư vấn hợp lý. Cùng với đó, bạn có thể phán đoán chính xác nhiều tình huống mà bạn cần tư vấn dựa vào trải nghiệm, tư duy trong quá khứ.

Vì vậy, việc kết hợp giữa chuyên môn, trực giác và kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn trở thành nhân viên tư vấn xuất sắc, có tương lai phát triển rộng mở hơn.

3.3. Nhân viên thiết kế

Trực giác là gì, người có trực giác tốt có phù hợp với để trở thành một nhà thiết kế? Nghề thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo. Yếu tố này lại có mối quan hệ mật thiết với trực giác. Do vậy, nếu bạn là người có trực giác tốt thì các công việc như nhân viên thiết kế đồ họa, nhân viên thiết nội thất,… sẽ là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.

Có thể thấy, bằng việc vận dụng trực giác, nhà thiết kế hiểu rõ về đối tượng người dùng để vẽ ra những bản thiết kế hữu ích, độc đáo, ấn tượng. Đối với việc cập nhật các xu hướng thiết kế, trực giác cũng đóng vai trò quan trọng khi nó giúp bạn dự đoán về phong cách mới theo xu hướng của thị trường.

Nếu bạn là người có trực giác tốt, hãy theo đuổi nghề thiết kế
Nếu bạn là người có trực giác tốt, hãy theo đuổi nghề thiết kế

4. Làm thế nào để rèn luyện trực giác nhanh nhạy, sắc bén hơn?

Trực giác là gì, có thể mài giũa, rèn luyện nó ngày một tốt hơn được không? Mỗi người sinh ra đều có trực giác, chỉ là mức độ mạnh yếu sẽ khác nhau. Tuy nhiên, giống như sức khỏe, trực giác cũng có thể được tăng cường và phát triển thông qua việc rèn luyện có chủ đích, liên tục bổ sung dữ liệu mới, kiến thức mới vào ngân hàng tri thức của mình. Dưới đây là những phương pháp nâng cao sự nhạy bén của trực giác tốt nhất để bạn tham khảo và áp dụng.

4.2. Học cách phân biệt giữa trực giác và nỗi sợ hãi

Đây có thể gọi là một quá trình yêu cầu rèn luyện sự tỉnh táo, nhanh nhạy của con người. Nỗi sợ hãi thường bắt nguồn từ rào cản tâm lý, khiến các bộ phận trên cơ thể bị co thắt lại, tạo ra cảm giác căng thẳng, hoảng loạn. Thực tế, sợ hãi là trạng thái tự vệ tự nhiên của con người, nó thúc ép con người chọn cách từ chối, tránh né những nguy hiểm tiềm tàng.

Còn trực giác là nguồn năng lượng hướng bạn tới những lợi ích tốt xuất phát từ nền tảng kinh nghiệm, thông tin kiến thức. Nó giúp bạn nhận ra cơ hội nào là tốt để đưa ra quyết định thông minh, đúng đắn. Như vậy, trực giác tựa như “người cố vấn”, còn sợ hãi giống “người ngăn cản”.

4.3. Hãy bắt đầu bằng những quyết định nhỏ

Bằng cách bắt đầu từ những việc nhỏ, quyết định nhỏ, bạn sẽ cảm thấy bớt choáng ngợp hơn. Thậm chí, những hậu quả nhỏ cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng trực giác của mình. Dần dần, bạn có thể tiến tới những quyết định lớn, tự tin đối mặt với áp lực cao hơn mà không cảm thấy lo lắng hay sợ hãi.

4.4. Thử hành động thay vì suy nghĩ quá nhiều

Trực giác là gì, có nên hành động theo trực giác? Nếu như bạn còn đang phân giữa quyết định A với B, thay vì suy nghĩ quá nhiều, bạn có thể thử hành động bằng cách chọn phương án A trước. Sau đó quan sát, cảm nhận những suy nghĩ của mình từ hai đến ba ngày. Tiếp tục thử chọn B, mọi việc làm hành động theo góc độ của B, bạn thấy thế nào? Khi kết thúc thử nghiệm, bạn hãy ghi lại những suy nghĩ, phản ứng của mình để có sự so sánh và lựa chọn hợp lý nhất.

4.5. Một số phương pháp khác

Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể áp dụng những cách khác như thiền, tập yoga, viết nhật ký hàng ngày,… Đây cũng đều là những cách để rèn luyện trực giác nhạy bén hơn, toàn diện hơn.

Thiền là cách giúp bạn rèn luyện trực giác của chính mình
Thiền là cách giúp bạn rèn luyện trực giác của chính mình

5. Những lưu ý khi sử dụng trực giác trong cuộc sống

Trực giác là gì? Mặc dù trực giác có thể vượt trội hơn trí tuệ trong các tình huống quan trọng, nhưng trong cuộc sống, không phải lúc nào hay bất cứ việc gì, chúng ta đều dựa dẫm hoàn toàn vào trực giác. Vì vậy, dưới đây là những lưu ý khi sử dụng trực giác trong một vài trường hợp điển hình.

  • Khi đưa ra quyết định quan trọng: Việc dựa vào trực giác tuyệt đối khi thông tin thiếu chứng cứ có thể khiến bạn đưa ra quyết định không đáng tin cậy hoặc sai lầm. Do đó, trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào cần thu thập đầy đủ dữ liệu, phân tích, xác minh tính chính xác của thông tin.

  • Khi phải suy nghĩ trong trạng thái stress: Trong mọi tình huống căng thẳng, việc chỉ dựa vào trực giác sẽ làm cho quyết định bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, không đảm bảo tính khách quan. Vì vậy, điều bạn cần là phải duy trì sự tỉnh táo, suy kỹ thấu đáo, kỹ càng.

  • Khi trực giác không dựa trên kiến thức, kinh nghiệm: Mọi quyết định sẽ trở nên không đúng đắn, không đáng tin cậy khi bạn sử dụng trực giác theo cách mù quáng, không có cơ sở của bất cứ kiến thức hay kinh nghiệm nào.

Như vậy, những nội dung trên cũng đã giúp bạn hiểu được trực giác là gì cùng vô vàn những điều thú vị xoay quanh vấn đề này. Tuy trực giác vẫn có những điểm không hoàn hảo nhưng nó lại là công cụ hữu ích giúp bạn trong những lúc cần thiết. Hãy cố gắng rèn luyện trực giác thật tốt để có thể sử dụng hiệu quả món quà tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta.

Xem thêm: