Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 23/12/2024 14:12:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
6 phút đọc

Kinh nghiệm phỏng vấn online và cách trả lời ghi điểm

Ngày nay, các buổi phỏng vấn online đang dần trở nên phổ biến và thuận hơn trong thời đại công nghệ phát triển. Việc thể hiện mình tốt trong môi trường phỏng vấn qua mạng đã trở thành một kỹ năng quan trọng mà người xin việc cần phải nắm vững. Hãy cùng Job3s tìm hiểu về kinh nghiệm phỏng vấn online qua bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!

1. Phỏng vấn online là gì?

Quy trình tuyển dụng hiện nay đang có nhiều hình thức phỏng vấn khác nhau như trực tiếp và phỏng vấn qua các kênh mạng xã hội. Phỏng vấn online là buổi phỏng vấn xin việc được thực hiện dựa trên nền tảng video hoặc âm thanh trò chuyện trực tuyến.

Vậy kinh nghiệm phỏng vấn online như thế nào? Thay vì đến gặp trực tiếp nhà tuyển dụng, ứng viên có thể dùng những thiết bị có kết nối mạng như điện thoại, laptop hay desktop. Đồng thời các thiết bị có sử dụng những phần mềm giao tiếp như Google Meet, Zoom, Skype,... để dễ dàng trao đổi thông tin với nhà tuyển dụng.

kinh nghiệm phỏng vấn online
Buổi phỏng vấn xin việc online dựa trên các nền tảng mạng xã hội (Nguồn: Internet)

2. Nhà tuyển dụng mong muốn gì ở bạn khi phỏng vấn online?

Ở mỗi doanh nghiệp hay tổ chức đều tuân theo một quy trình phỏng vấn khác nhau. Tuy nhiên, để có thể trả lời những câu hỏi phỏng vấn online bạn còn có kinh nghiệm phỏng vấn online và một cách tự tin thì bạn cần nên có các đặc điểm phổ biến dưới đây mà nhiều nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm:

  • Sự tin cậy: Để có thể tạo được niềm tin với nhà tuyển dụng, bạn nên tham gia buổi phỏng vấn đúng giờ hoặc nêu cụ thể một hoàn cảnh chứng minh mức độ tin cậy của bản thân.
  • Giao tiếp: Người giao tiếp tốt sẽ biết cách trả lời phỏng vấn, xây dựng lối nói tinh gọn và đánh vào trọng tâm vấn đề giúp nhà tuyển hiểu rõ năng lực của ứng viên.
  • Sự độc lập: Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được sự tháo vát, khả năng quản lý công việc của bản thân qua buổi phỏng vấn và có dẫn chứng cụ thể rõ ràng hơn.
  • Chủ động: Trong suốt quá trình phỏng vấn, bạn nên chú ý lắng nghe và phân tích kỹ càng hơn để có thể chủ động đặt vấn đề cũng như câu hỏi sao cho phù hợp.
phỏng vấn online
Sự tin cậy hay chủ động là những đặc điểm mà nhà tuyển dụng hướng đến (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì? 10 điều không thể thiếu

3. Phỏng vấn online cần chuẩn bị gì? 5 Điều nên có

Phỏng vấn online cần chuẩn bị những gì để có thể diễn ra suôn sẻ và thành công hơn thì các bạn tham khảo những vấn đề như sau:

3.1. Tập luyện trước cho buổi phỏng vấn online

Để buổi phỏng vấn được diễn ra thuận lợi, bạn nên tập luyện trước một vài câu hỏi phỏng vấn thông dụng để chuẩn bị về kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, đừng quên chuẩn bị thêm những câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng khi cần thiết.

3.2. Sắp xếp không gian phù hợp

Kinh nghiệm phỏng vấn online tiếp theo là nên lựa chọn những nơi yên tĩnh và thông thoáng. Các bạn không nên ngồi phỏng vấn ở những quán cafe ồn ào hay ở nơi đông người dễ gây tiếng ồn. Thông qua yếu tố đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được thái độ cũng như tính cách của ứng viên.

3.3. Chuẩn bị trang phục lịch sự

Dù cho phỏng vấn online hay trực tiếp thì bạn cũng nên lựa chọn những trang phục lịch sự và phù hợp với hoàn cảnh. Điều này cho thấy rằng bạn thực sự nghiêm túc và chuyên nghiệp trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng mặc dù không cần gặp mặt trực tiếp.

phỏng vấn online
Ứng viên nên lựa chọn trang phục lịch sự để thể hiện sự nghiêm túc (Nguồn: Internet)

3.4. Ghi nhớ lịch phỏng vấn

Trong quá trình tìm kiếm việc làm, bạn sẽ nhận khá nhiều lịch phỏng vấn, vì thế hãy sắp xếp lịch sao cho phù hợp để không bỏ lỡ buổi phỏng vấn nào. Hơn nữa, ứng viên có thể sử dụng những tính năng nhắc nhở trên điện thoại để không quên thời gian của buổi phỏng vấn.

3.5. Kiểm tra kỹ thuật và đề phòng các vấn đề phát sinh

Kiểm tra cẩn thận những vấn đề liên quan đến kỹ thuật là một trong những bước phỏng vấn online cần chuẩn bị gì mà bạn nên làm. Cụ thể như:

  • Kiểm tra những thiết bị kỹ thuật hay công cụ có kết nối như điện thoại, laptop,...
  • Kiểm tra chất lượng đường truyền Internet nhằm đảm bảo luôn ổn định..
  • Kiểm tra những phần mềm để sử dụng phỏng vấn như lập tài khoản, chỉnh lại tên người dùng hay chỉnh sửa ảnh đại diện phù hợp.
phỏng vấn online
Kiểm tra cẩn thận những vấn đề về kỹ thuật trước buổi phỏng vấn trực tuyến (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Top 30 câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp bạn ghi điểm

4. 5 Lưu ý khi phỏng vấn online

Khi tham gia cuộc phỏng vấn online, có một số lưu ý mà bạn nên tuân theo để tạo thêm sự ấn tượng tích cực và tăng cơ hội thành công như sau:

4.1. Vào phỏng vấn đúng giờ

Phép lịch sự tối thiểu trong tất cả những buổi phỏng vấn đó chính là đúng giờ. Điều này không những thể hiện bạn là người chuyên nghiệp mà còn đáng tin cậy. Để đảm bảo bản thân không bị trễ hẹn, bạn có thể đặt lưu ý hoặc báo thức trên điện thoại sớm hơn 30 phút trước khi diễn ra buổi phỏng vấn. Trong thời gian này bạn có thể sửa soạn chỉn chu và kiểm tra kỹ thuật kỹ càng.

4.2. Nhìn thẳng vào camera để trao đổi

Một số người sẽ có thói quen nhìn vào màn hình chứ không nhìn camera khi mới tham gia phỏng vấn trực tuyến. Hành động này vô tình tạo cảm giác cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không thực sự tập trung mà nhìn vào chỗ khác. Vì thế, hãy luyện tập nhìn thẳng vào camera để dễ dàng giao tiếp hơn.

4.3. Tập trung và lắng nghe người phỏng vấn

Trong khi phỏng vấn online, đôi lúc bạn sẽ bị xao nhãng bởi tin nhắn điện thoại hoặc một tiếng động nào đó. Hãy tập làm quen với việc lơ đi những thức làm bạn chú ý vì công việc của bạn nên là ưu tiên hàng đầu.

4.4. Phong thái chuyên nghiệp

Ngoài việc phỏng vấn online nên mặc gì để thể hiện sự chuyên nghiệp thì cũng có nhiều ứng viên không xem trọng buổi phỏng vấn trực tuyến mà phong thái không thực sự tốt. Đây sẽ là một sai lầm lớn, do đó hãy luôn thể hiện thái độ chuyên nghiệp trong cả khi phỏng vấn qua mạng hay trực tiếp.

4.5. Tinh thần, thái độ tích cực

Khác với phỏng vấn trực tiếp, phản ứng của bạn khi ngồi trước màn hình sẽ nhận biết ở một mức độ nào đó. Để bù đắp sự thiếu hụt cảm xúc khi tương tác trực tiếp, ứng viên phải thể hiện sự nhiệt tình và hăng hái hơn ở những câu trả lời của mình.

phỏng vấn online
Luôn thể hiện tinh thần và thái độ tích cực trong những câu trả lời phỏng vấn (Nguồn: Internet)

5. Những câu hỏi phỏng vấn online?

Tùy vào những vị trí công việc cũng như đặc điểm ngành nghề mà nhà tuyển dụng sẽ dành cho bạn các câu hỏi khác nhau. Vậy những câu hỏi nào thường gặp nhất trong hầu hết các cuộc phỏng vấn online? Cùng nhau điểm qua một vài câu hỏi dưới đây:

  • Giới thiệu về bản thân.
  • Hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu.
  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn như thế nào?
  • Những lý do nào mà bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
  • Tại sao bạn lựa chọn công ty chúng tôi để ứng tuyển?
  • Mức thu nhập mong muốn của bạn như thế nào?
  • Bạn nghĩ những lý do nào ở bản thân mà thu hút chúng tôi chọn bạn?
  • Bạn nghĩ mình sẽ gắn bó với công ty chúng tôi trong bao lâu?
  • Môi trường làm việc mới nào mà bạn đang mong muốn?
  • Bạn có câu hỏi nào sau khi trao đổi với chúng tôi không?

Tìm hiểu ngay thông tin liên quan đến phỏng vấn:

Phỏng vấn online

Đi phỏng vấn mang theo gì

Phỏng vấn reactjs

Những dấu hiệu rớt phỏng vấn

Điểm yếu khi phỏng vấn

Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

Đi phỏng vấn mặc gì

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì

Phỏng vấn bao lâu có kết quả

Trang phục và tác phong khi đi phỏng vấn tìm việc

Phương pháp phỏng vấn

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu sơ yếu lí lịch

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc

Trên đây là tất cả những thông tin Job3s đã chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn online đến bạn để chuẩn bị và giúp buổi phỏng vấn online diễn ra suôn sẻ hơn. Nhờ đó bạn sẽ có cơ hội ghi điểm mạnh mẽ với nhà tuyển dụng và bước chân vào cánh cửa của công việc mơ ước. Chúc các bạn tìm được công việc phù hợp với bản thân và phỏng vấn thành công!