Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 23/12/2024 11:21:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
12 phút đọc

Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính và phương pháp tăng tỷ suất lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là gì? Trong các hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đại diện cho sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đó.

1. Lợi nhuận gộp là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh, kế toán tài chính được gọi là bức phác thảo rõ ràng nhất về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Điều này giúp cho phép các nhà lãnh đạo hay nhà hoạch định tài chính có được cái nhìn rõ ràng nhất về hoạt động kinh doanh trong quá khứ và định hình được kế hoạch phát triển trong tương lai.

Trong phạm trù lĩnh vực kế toán tài chính doanh nghiệp, khái niệm lợi nhuận gộp là một khái niệm được sử dụng phổ biến. Để nắm bắt được chính xác lợi nhuận gộp là gì thì đầu tiên cần nắm bắt được lợi nhuận là gì.

Khái niệm lợi nhuận là số tiền chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ số phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp.

Theo đó, khái niệm lợi nhuận gộp (tên tiếng Anh là Gross Profit) là phần lợi nhuận mà một doanh nghiệp kiếm được sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Lợi nhuận gộp cho phép doanh nghiệp nắm bắt được mức độ lợi nhuận mà họ đang thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này bao gồm các dữ liệu, thông số trong các báo cáo kinh doanh hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

lợi nhuận gộp là gì
Lợi nhuận gộp cho phép doanh nghiệp nắm bắt được mức độ lợi nhuận

2. Đặc điểm của lợi nhuận gộp

Trong thế giới tài chính, lợi nhuận gộp chính là nhịp tim giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Loại lợi nhuận này đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng lao động và vật tư của họ trong suốt quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Tùy thuộc vào các mỗi loại sản xuất sẽ có các loại chi phí lao động khác nhau bao gồm:

  • Chi phí mua nguyên liệu thực tế bao gồm phí vận chuyển

  • Chi phí nhân công

  • Số chi phí hao hụt

  • Phí vận chuyển chế phẩm (phí nhập kho, phí sản xuất tại mỗi công đoạn,...)

Phần doanh thu đã thu được sẽ trừ đi các chi phí có liên quan đến sản xuất, buôn bán sản phẩm hoặc phần chi phí có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty.

Lợi nhuận gộp là một bức tranh tổng quan đem đến cho doanh nghiệp cái nhìn khách quan về thu nhập. Đây là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch, chiến lược để xây dựng và phát triển.

3. Ưu - nhược điểm của lợi nhuận gộp trong doanh nghiệp

3.1. Ưu điểm của lợi nhuận gộp là gì

Lợi nhuận gộp là nền tảng mà một công ty xây dựng thành công tài chính của mình. Để đạt được điều đó, lợi nhuận gộp mang đến cho doanh nghiệp nhiều ưu điểm nổi trội như sau:

  • Là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian nhất định.

  • Thể hiện khả năng tạo lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí của doanh nghiệp.

  • Không gây nhầm lẫn giữa lãi và lỗ dẫn đến ảnh hưởng xấu cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Tạo tiềm năng hợp tác giữa đôi bên khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược liên doanh

  • Lợi nhuận gộp thường dễ kiểm soát hơn các khía cạnh khác của công ty

ưu điểm của lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp là chỉ số quan trọng đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

3.2. Nhược điểm lợi nhuận gộp là gì?

Bên cạnh những ưu điểm to lớn mà lợi nhuận gộp đem lại cho công ty, còn tồn tại nhiều những hạn chế của lợi nhuận gộp trong quá trình vận hành kinh doanh như sau:

  • Không thể hiện được mức độ hiệu quả của quản lý chi phí tổng thể của doanh nghiệp.

  • Chịu ảnh hưởng mạnh khi giá vật liệu và thành phẩm tăng cao mà giá bán của sản phẩm không thay đổi dẫn đến lợi nhuận gộp sẽ giảm.

  • Phải tìm hiểu sâu hơn để nắm bắt rõ lý do tại sao lại hoạt động kém hiệu quả trong trường hợp lợi nhuận gộp giảm.

  • Không được áp dụng cho tất cả các công ty và ngành nghề. Chẳng hạn, khi một công ty giải trí thì chắc chắn sẽ không có chi phí sản xuất cũng như giá vốn bán hàng.

4. Ý nghĩa của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là huyết mạch của doanh nghiệp thể hiện sự đánh giá khách quan về tình hình của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận gộp có ý nghĩa gì? Tham khảo ý nghĩa của lợi nhuận gộp trong các ý dưới đây:

  • Cho biết doanh nghiệp có đang kiếm tiền tốt hay không và liệu doanh nghiệp có đang thu nhiều hơn hay chi nhiều hơn.

  • Giúp kiểm soát được tốt nhất các chi phí để từ đó có kế hoạch cắt giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

  • Đây là một căn cứ để có thể so sánh và đánh giá các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực trên thị trường.

  • Đối với những doanh nghiệp có biên độ lợi nhuận lớn thì lãi ròng của công ty đạt được càng lớn. Điều này cho thấy doanh nghiệp là nơi tiềm năng phát triển rất lớn mà các nhà đầu tư nên quan tâm.

Lưu ý:

  • Mặc dù trên thực tế, lợi nhuận dương cao đánh giá được một doanh nghiệp đang vận hành tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì lợi nhuận âm không phải là doanh nghiệp đang tụt dốc.
  • Có một vài lý do cho nguyên nhân này chẳng hạn như doanh nghiệp chịu chấp nhận lợi nhuận âm để tập trung xây dựng một sản phẩm khác hoàn toàn mới và có tính đột phá.

5. Hướng dẫn công thức tính lợi nhuận gộp chính xác, nhanh chóng

Xuất hiện trong hầu hết các báo cáo thu nhập tài chính của doanh nghiệp nhưng cách tính lợi nhuận gộp thì không phải ai cũng nắm được.

Để có thể tính được lợi nhuận gộp, ta có thể sử dụng công thức tính như sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Chi phí hàng hóa bán ra

Trong đó:

  • Doanh thu thuần:

Doanh thu thuần là một khoản tiền mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động bán sản phẩm hoặc các dịch vụ được cung cấp sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá, các khoản trả lại và các khoản khác có liên quan đến doanh thu.

Công thức tính doanh thu thuần như sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm các khoản thuế như: thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ và một số các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng đổi trả.

  • Chi phí hàng hóa bán ra:

Bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm và các chi phí khác liên quan đến việc bán hàng, chẳng hạn như chi phí mua hàng, chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị và quảng cáo, các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm,...

Ví dụ về lợi nhuận gộp trong tài chính doanh nghiệp:

Tập đoàn FPT là một tập đoàn tiên phong trong chuyển đổi số và dẫn đầu về tư vấn, cung cấp, triển khai các dịch vụ giải pháp công nghệ - viễn thông. Luôn khẳng định vị thế của Việt Nam trên toàn cầu, FPT tăng trưởng hàng quý, hằng năm trong khối công nghệ và khối viễn thông với con số lợi nhuận khổng lồ.

Dưới đây là một số số liệu về lợi nhuận gộp của FPT trong quý 1/2023:

  • Doanh thu thuần của FPT trong quý 1/2023 là 11.681 tỷ đồng

  • Chi phí hàng hóa bán ra của FPT trong quý 1/2023 là 7.113 tỷ đồng

Từ số liệu trên, ta có thể tính được lợi nhuận gộp của FPT trong quý 1/2023 bằng công thức:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Chi phí hàng hóa bán ra = 11.681 - 7.113 = 4.568 tỷ đồng

Với lợi nhuận gộp là 4.568 tỷ đồng, FPT đã đạt được mức lợi nhuận khá ấn tượng trong quý 1/2023.

Sau khi tính được lợi nhuận gộp, ta có thể sử dụng chỉ số này để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận gộp cao, điều này cho thấy doanh nghiệp đang có năng suất cao và quản lý chi phí hiệu quả.

lợi nhuận gộp của tập đoàn FPT
Tập đoàn FPT đạt doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng

6. Lợi nhuận gộp phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trong lĩnh vực kinh doanh, lợi nhuận là huyết mạch thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới. Để đạt được lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp và các bước để kiểm soát chúng.

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp bao gồm:

  • Giá thành nguyên liệu và thành phẩm

Giá thành nguyên liệu và giá thành phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Trong trường hợp nguyên liệu tăng mà giá bán sản phẩm không thay đổi, lợi nhuận gộp sẽ giảm xuống. Ngoài ra, giá bán sản phẩm quá cao sẽ khiến cho khách hàng bỏ đi.

Như vậy, giá nguyên liệu và giá bán cần phải duy trì ở mức đảm bảo lợi nhuận tổng thể tối đa cho mặt hàng đó.

  • Quản lý chi phí

Nếu chi phí sản xuất và quản lý vào, lợi nhuận gộp sẽ giảm. Do đó, doanh nghiệp cần phải quản lý chi phí một cách hiệu quả để giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất và gia tăng lợi nhuận.

  • Hiệu quả vận hành

Quá trình vận hành từ khâu lên kế hoạch, triển khai và thành phẩm hiệu quả, sản xuất ra được nhiều mặt hàng chất lượng với chi phí thấp thì khi đó lợi nhuận sẽ tăng cao.

  • Đội ngũ nhân viên chất lượng

Trong một doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên mạnh thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ phát triển mạnh mẽ và đem lại nhiều lợi nhuận. Hãy tập trung vào việc đào tạo một nguồn lực chất lượng, nắm bắt được mục tiêu và luôn cố gắng vì lợi ích chung của doanh nghiệp.

  • Sự cạnh tranh

Có một sự thật mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường là luôn hiện hữu sự cạnh tranh. Cạnh tranh càng mạnh mẽ thì doanh nghiệp càng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nếu có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực thì giá bán sản phẩm sẽ giảm và lợi nhuận gộp cũng sẽ giảm theo.

  • Tình hình kinh tế

Khi một nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng có nhiều tiền để tiêu thụ sản phẩm thì giá sản phẩm sẽ tăng và lợi nhuận gộp cũng sẽ tăng.

>>>Xem thêm: Phân Công Công Việc Là Gì? Bí Quyết Để Phân Công Công Việc Hiệu Quả

7. Cách tăng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận gộp là gì cho doanh nghiệp?

Hầu hết các doanh nghiệp luôn cố gắng tối đa hóa lợi nhuận để tăng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận gộp. Khi thực hiện việc tối đa hóa lợi nhuận, điều đầu tiên các doanh nghiệp nghĩ đến là có được tệp khách hàng mới, tăng lợi nhuận gộp và kiểm soát được các chi phí.

Để đạt được điều này nhất thiết phải gia tăng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận gộp. Sự tăng trưởng rất bé trong tỷ suất lợi nhuận gộp có thể dẫn đến sự gia tăng lớn trong lợi nhuận ròng của công ty.

Để tăng tỷ suất lợi nhuận gộp, doanh nghiệp cần phải thực hiện 5 cách như sau:

7.1. Tạo ra sự khác biệt với đối thủ

Khách hàng luôn thích sự khác biệt và mới lạ. Việc tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn đối với các đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp cho khách hàng lý do để mua hàng của bạn.

Hãy tập trung nhiều nhất vào sản phẩm, những chương trình quảng cáo độc lạ và các giải pháp phát triển kinh doanh mới lạ để bạn trở nên khác biệt. Khi doanh nghiệp của bạn đã tạo ra sự khác biệt thì giá cả sản phẩm không còn là vấn đề gây băn khoăn với khách hàng. Từ đó có thể cải thiện và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

7.2. Định giá sản phẩm phù hợp

Ngoài những yếu tố về sự khác biệt thì giá cả sản phẩm vẫn là cách thu hút khách hàng mua sản phẩm tốt nhất. Sức mạnh của việc định giá sản phẩm phù hợp sẽ giúp cho việc tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận của bạn trở nên hiệu quả hơn.

7.3. Tập trung vào các sản phẩm có lợi nhuận cao

Các sản phẩm mà một doanh nghiệp sản xuất và bán ra thị trường sẽ bao gồm những sản phẩm được ưa chuộng và những sản phẩm ít được ưa chuộng.

Bạn hãy tập trung đẩy mạnh vào việc bán các sản phẩm được ưa chuộng và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận chung của bạn. Mức độ sinh lời của sản phẩm cao hơn mức lợi nhuận chung thì khả năng việc tỷ suất lợi nhuận tăng cao là hoàn toàn khả thi.

7.4. Tăng giá trị đơn hàng trung bình

Bạn đã bao giờ đặt mua hàng kèm nhiều sản phẩm khác với mục đích lấy được mã giảm giá hay sản phẩm tặng kèm chưa? Đây chính là cách mà các doanh nghiệp hay đại lý bán hàng gia tăng giá trị đơn hàng của mình.

Bởi việc xử lý nhiều đơn đặt hàng nhỏ sẽ giảm lợi nhuận và khiến chi phí giao hàng tăng cao.

Hãy tập trung vào việc gia tăng giá trị đơn hàng trung bình để tăng tỷ suất lợi nhuận gộp. Chẳng hạn như giá trị đơn hàng tối thiểu có thể giảm bớt hoặc miễn phí chi phí vận chuyển

7.5. Giảm giá thành sản phẩm

Bằng việc giảm các chi phí đầu vào của hàng hóa, giá thành sản phẩm giảm đáng kể có thể thu hút được một lượng lớn người mua hàng, kể cả những khách hàng trung thành của đối thủ cạnh tranh. Chi phí nguyên liệu thô có thể được giảm giá bằng cách mua nguyên liệu với số lượng lớn từ nhà cung cấp. Điều này góp phần vào việc gia tăng tỷ suất lợi nhuận thô hiệu quả.

cách tăng tỉ lệ phần trăm lợi nhuận gộp
Doanh nghiệp cần tối đa hóa lợi nhuận để tăng phần trăm lợi nhuận gộp

>>> Xem thêm: Top 10 Phần Mềm Quản Lý KPI Hiệu Quả Nhất Năm 2023

8. Sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp là gì?

Khi xác định các loại lợi nhuận, nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp bạn có thể tham khảo như sau:

Tiêu chí so sánh

Lợi nhuận thuần

Lợi nhuận gộp

Khái niệm

Là số tiền lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí bao gồm chi phí hoạt động, thuế, lãi suất và cổ tức ưu đãi

Là tổng doanh thu trừ đi tổng giá trị vốn, chưa đến các chi phí hoạt động khác

Công thức tính

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + doanh thu hoạt động tài chính - (Chi phí bán hàng + Chi phí tài chính + chi phí quản lý doanh nghiệp)

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Chi phí hàng hóa bán ra

Ý nghĩa

Lợi nhuận thuần thể hiện tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp sau khi tính cả các yếu tố gián tiếp.

Lợi nhuận gộp đánh giá tổng thể tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ việc nhập hàng, vận chuyển đến việc tiêu thụ, không tính các yếu tố gián tiếp.

9. Giải đáp một số câu hỏi liên quan

9.1. Lợi nhuận có thể âm không?

Lợi nhuận hoàn toàn có thể là con số âm. Sau khi trừ đi các chi phí sản xuất và duy trì doanh nghiệp mà phần tổng doanh thu không bù đắp được thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Trong trường hợp này thì lợi nhuận sẽ âm tức là doanh nghiệp không tạo ra lãi. Lợi nhuận âm có thể cho thấy một doanh nghiệp đang gặp khó khăn, trên đà tụt dốc trong hoạt động kinh doanh.

Trên thực tế, để hồ sơ về tài chính của doanh nghiệp "đẹp" trong mắt nhà đầu tư, các công ty thường sẽ cố gắng để đạt một mức lợi nhuận thấp, tuyệt đối không để mình rơi vào tình huống lợi nhuận âm.

9.2. Lợi nhuận gộp tăng nói lên điều gì?

Tỷ suất lợi nhuận gộp của một công ty tăng cao cho thấy công ty có thể kiếm được lợi nhuận cao từ việc bán hàng và đang có sức khỏe tài chính tốt. Các nhà đầu tư thường hứng thú và có xu hướng trả nhiều tiền hơn cho một công ty có lợi nhuận gộp cao.

lợi nhuận gộp cao cho thấy sức khỏe tài chính của công ty đang tốt
Tỉ suất lợi nhuận tăng cho thấy công ty đang thu được lợi nhuận cao từ việc bán hàng

Tóm lại, lợi nhuận gộp là gì? Đây là số tiền lợi nhuận của một doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm. Lợi nhuận gộp đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hấp dẫn bao gồm thể hiện khả năng tạo lợi nhuận, không gây nhầm lẫn giữa lỗ và lãi,...