Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Chủ Nhật, 09/06/2024 20:09:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Đánh giá nguồn lao động nước ta hiện nay: Top 5 ngành nghề phát triển mạnh trong tương lai

Nguồn lao động nước ta hiện nay được đánh giá là lao động trẻ, giá rẻ do trình độ còn thấp. Dù đã có lượng lớn lao động qua đào tạo nhưng còn hạn chế và tốc độ tăng chậm. Tìm hiểu về thị trường lao động Việt Nam để có cái nhìn khách quan nhất về cơ hội việc làm và thu nhập.

1. Thực trạng nguồn lao động nước ta hiện nay

Theo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lao động trẻ, thanh niên chiếm bộ phận chính với khoảng 10.8 triệu người, tương ứng với 21.4% lao động cả nước. Đây là nguồn lao động dồi dào, mang đến nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế - xã hội.

Chất lượng nguồn lao động nước ta hiện nay đang dần được cải thiện, cung cấp thị trường lao động chất lượng cao, năng suất. Tuy nhiên tốc độ phát triển được đánh giá còn khá chậm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường.

  • Tính đến năm 2021, chỉ có 29.3% lao động từ 15 - 29 tuổi đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ. Con số này cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước là 26.1% nhưng không đáng kể.

  • Năm 2022 có khoảng 13.5 triệu lao động đã qua trình độ sơ cấp trở lên, chiếm 26.2%, 73.8% chưa qua đào tạo.

Không chỉ vậy, cơ cấu đào tạo chưa thực sự phù hợp khi xảy ra tình trạng nhiều thầy ít thợ. Dẫn đến tình trạng khan hiếm công nhân kỹ thuật cao, bậc đại học, kỹ sư vượt nhu cầu thị trường.

Quy mô lao động lớn là lợi thế nhưng cũng là sức ép lớn khi cần giải quyết việc làm bền vững. Đặc biệt khi tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, bối cảnh gia nhập với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp 4.0.

Nguồn lao động nước ta hiện nay trẻ, dồi dào nhưng trình độ chưa cao
Nguồn lao động nước ta hiện nay trẻ, dồi dào nhưng trình độ chưa cao

2. Bài toán đặt ra với nguồn lao động nước ta hiện nay

Nước ta đang trong quá trình dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ghi nhận sự tăng lên mạnh mẽ, giai đoạn 2010 - 2022 đã tăng 5.377 triệu người.

Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn khi nhiều doanh nghiệp phá sản, tạm dừng hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên nhân do đại dịch Covid 19, lạm phát và suy thoái kinh tế.

Đối mặt với nhu cầu sử dụng lao động hiện tại, Việt Nam cần có chương trình về đào tạo và việc làm riêng cho thanh niên. Xem xét mức độ giữa các kỹ năng, đâu là kỹ năng cần thiết nhất: Kỹ năng mềm, công nghệ thông tin cơ bản, ngoại ngữ.

Vấn đề chuyên môn cần chú trọng khi còn nhiều hạn chế và có sự tăng chậm. Cải thiện kỹ năng số, trình độ tay nghề, chương trình giảng dạy chuyên môn. Đặc biệt cần lồng ghép bài học kỹ năng vào các chương trình học ngay từ trên ghế nhà trường.

3. Tình hình việc làm tại Việt Nam cập nhật mới nhất

Nguồn lao động nước ta hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn khi kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ kinh tế thế giới và sự bất ổn chính trị từ các quốc gia. Đặc biệt hệ quả từ lạm phát của nền kinh tế kéo dài từ năm 2023, chi phí lãi tăng cao.

Tuy nhiên Việt nam được ILO đánh giá cao về khả năng chống chọi nhưng cũng chỉ ra rằng thị trường lao động rất khó để ghi nhận sự khởi sắc. Nguồn lao động nước ta hiện nay phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực, hệ quả tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ và đạt 5.2% vào năm 2024.

Trong quý I năm này, số lượng người có việc làm đã giảm so với quý trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm 2023. Lao động phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn, gần 3/5 lao động có việc làm. Khi phân tích kỹ càng, xu hướng việc làm có phần trở lại bình thường như thời điểm trước dịch.

Xem thêm: TOP Các Ngành Nghề Dễ Và Khó Xin Việc Hiện Nay: Cân Nhắc Trước Khi Chọn Trường

Tình hình việc làm có dấu hiệu tốt với sự tăng trưởng bình thường trước dịch
Tình hình việc làm có dấu hiệu tốt với sự tăng trưởng bình thường trước dịch

4. Đánh giá ưu nhược điểm nguồn lao động nước ta hiện nay

Để hiểu rõ về nguồn lao động nước ta hiện nay không thể thiếu việc đánh giá ưu nhược điểm. Từ đó cũng giúp chính người lao động phát huy điểm mạnh và cải thiện thêm khả năng để mang đến cơ hội việc làm tốt hơn.

4.1. Ưu điểm nổi bật

Đánh giá nguồn lao động nước ta hiện nay được thực hiện từ Tổ chức Lao động quốc tế và Bộ Lao động - Thương binh Xã hội.

  • Người lao động từ 15 tuổi tăng 175.8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước đạt 52.4 triệu người, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng lao động khi kinh tế hồi phục. Số liệu này thông báo xu hướng phát triển đã quay trở lại so với thời kỳ trước dịch Covid.

  • Nguồn lao động nước ta hiện nay đang trong thời kỳ dân số vàng với số lượng lớn dân số trong thời kỳ lao động và có sự tăng trưởng hàng năm. Đây là lợi thế khi thị trường lao động luôn được bổ sung lực lượng, đáp ứng nhu cầu khi các doanh nghiệp từ quốc gia phát triển hoạt động tại Việt Nam.

  • Nhu cầu về nhân lực trình độ cao, có kỹ thuật được chú trọng, tỷ lệ nhân viên đã qua đào tạo tăng. Không chỉ vậy, nền giáo dục Việt Nam được mở rộng, mang đến nhiều cơ hội học tập cũng chính là cơ hội đào tạo cho thị trường.

  • Thu nhập của người lao động được cải thiện hơn trước với hầu hết các ngành nghề.

Lao động Việt Nam từ độ tuổi 15 tăng so với quý I năm 2023
Lao động Việt Nam từ độ tuổi 15 tăng so với quý I năm 2023

4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, nguồn lao động nước ta hiện nay vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

  • Chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thiếu đi sự linh hoạt, sự bền vững và là thử thách trong thời kỳ hội nhập. Bài toán nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng được đặt ra, đặc biệt kỹ năng tin học và ngoại ngữ.

  • Cung cầu thị trường có sự chênh lệch, xảy ra tình trạng thừa thiếu. Lương lớn lao động tài năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ.

5. Thống kê các ngành nghề thu hút lao động lớn hiện nay

Nguồn lao động nước ta hiện nay hoạt động trong nhiều lĩnh vực và dưới đây là tổng hợp các ngành sử dụng nhiều lao động nhất.

  • Công nghiệp chế biến: Sở hữu khoảng 7.5 triệu lao động, chiếm 51% tổng lao động các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó sản xuất trang phục thu hút được nhiều lao động nhất với gần 1.5 triệu. Bên cạnh đó là sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, công nghiệp chế biến.

  • Buôn bán và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ khác: Sở hữu 1.85 triệu lao động và có xu hướng tăng lên với sự bùng nổ của thương mại điện tử.

  • Xây dựng: Sở hữu 1.42 triệu lao động và được đánh giá là lĩnh vực khát lao động. Môi trường làm việc đánh giá là khắc nghiệt khi phải làm việc ngoài trời, thời tiết nắng nóng, lạnh giá.

  • Vận tải, kho bãi: Sở hữu 680 lao động và dự đoán có sự tăng trưởng mạnh mẽ với sự phát triển của ngành Logistic sự hội nhập kinh tế.

Ngành sản xuất thu hút lượng lớn lao động Việt Nam
Ngành sản xuất thu hút lượng lớn lao động Việt Nam

6. Dự báo top 5 ngành nghề có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Theo xu hướng hiện tại, dưới đây là các ngành nghề hot và được sư đoán cần lượng lớn lao động trong tương lai. Nguồn lao động nước ta hiện nay cần nắm được xu hướng này để trang bị kỹ năng cần thiết cho bản thân.

6.1. Khoa học và kỹ thuật máy tính

Đây là ngành nghề hot không chỉ có nhu cầu tuyển dụng lớn, mức lương cao mà còn thể hiện qua các kỳ tuyển sinh. Ngành học này luôn có mức điểm chuẩn cao, lượng thí sinh đăng ký lớn.

Trong tương lai ngành nghề này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong nền công nghiệp 4.0. Khi mà máy móc phát triển và được kỳ vọng sẽ thay thế các công việc cơ bản, năng hiệu suất lên cao.

Khoa học máy tính là ngành nghề tương lai, có mức lương cao
Khoa học máy tính là ngành nghề tương lai, có mức lương cao

6.2. Marketing hướng dữ liệu

Sự bùng nổ của công nghệ, sự phát triển của internet là yếu tố giúp ngành Marketing phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên có sự khác biệt khi hướng dữ liệu được chú trọng hơn cả.

Nguồn lao động nước ta hiện nay tiếp xúc với lượng lớn thông tin, dữ liệu và cần khai thác để sử dụng toàn bộ giá trị nó mang lại. Từ đó định hướng và đưa ra các chiến lược Marketing hiệu quả, mang đến lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Marketing dữ liệu không chỉ là nhu cầu cần thiết của thị trường Việt Nam mà còn là xu hướng trên thế giới hiện tại.

6.3. Ngành Khoa học Y sinh

Cuộc sống con người càng đầy đủ, sức khỏe càng được chú ý hơn. Chúng ta không chỉ đến bệnh viên khi ốm như trước đây mà còn kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Trong bối cảnh đó, ngành khoa học y sinh được quan tâm và thu hút đông đảo nguồn lao động nước ta hiện nay.

Không chỉ là bác sĩ khám chữa bệnh mà công việc liên quan đến nghiên cứu, áp dụng khoa học có cơ hội rộng mở. Đặc biệt sau dịch bệnh Covid-19 và trong tương lai chúng ta phải đối mặt với nhiều dịch bệnh khác do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Khoa học Y sinh được chú trọng khi mọi người chăm lo sức khỏe bản thân nhiều hơn
Khoa học Y sinh được chú trọng khi mọi người chăm lo sức khỏe bản thân nhiều hơn

6.4. Ngành khoa học dữ liệu

Đây là ngành nghề còn khá mới lạ với nguồn lao động Việt Nam hiện nay. Đây là một ngành mới, chưa thực sự có nhiều cơ hội việc làm cũng như trường đại học đào tạo bài bản. Tuy nhiên với xu hướng mới, đây là vị trí cần có trong các doanh nghiệp.

Khoa học dữ liệu giúp phân tích, đánh giá chính xác các hoạt động từ đó đẩy mạnh kinh doanh. Giúp doanh nghiệp trở nên lớn mạnh và thu được lợi nhuận tốt hơn.

6.5. Quản trị du lịch và khách sạn

Tương tự với ngành Y học, quản trị du lịch và khách sạn được dự đoán sẽ thu hút đông đảo nguồn lao động nước ta hiện nay. Cuộc sống ngày càng đủ đầy, đời sống tinh thần được chú trọng, mọi người có nhu cầu lớn hơn cho các chuyến du lịch nghỉ dưỡng, thư giãn.

Trong tương lai, ngành công nghiệp không khói sẽ được đẩy mạnh khi mang đến lợi nhuận tốt, thu về ngoại tệ lớn. Ngành nghề phù hợp với người lao động yêu thích khám phá, có kỹ năng giao tiếp tốt.

Xem thêm: Bật Mí Các Ngành Nghề HOT Hiện Nay? Cơ Hội Việc Làm Thu Nhập Khủng Không Nên Bỏ Lỡ

Trên là đánh giá khách quan nhất về nguồn lao động nước ta hiện nay và định hướng ngành nghề hot trong tương lai. Hy vọng thông tin trên giúp bạn chọn lựa công việc phù hợp và có kế hoạch để cải thiện kỹ năng, chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.