Trong những năm gần đây, ngành nhân sự trở thành nghề hot có mặt trong hầu hết các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Vậy nhân sự là gì? Ngành nhân sự sẽ quản lý và phục trách những công việc nào? Thu nhập ngành này có cao không? Bài viết dưới đây, job3s sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nhất về lĩnh vực này.
Hành chính nhân sự là gì? Phòng nhân sự (HR – Human Resources) hay còn được gọi là “bộ phận hậu cần”. Nói một cách dễ hiểu thì đây là một nhóm chịu trách nhiệm sàng lọc, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, sa thải và quản lý các chính sách phúc lợi của nhân viên.
Ở các doanh nghiệp, vai trò nhân sự vô cùng quan trọng. Bởi đây là nhóm quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến xây dựng chất lượng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp.
Nếu phòng ban nhân sự hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt vai trò của mình sẽ mang lại nhiều giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Đồng thời tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh để thu hút và giữ chân những nhân viên có năng lực.
Ngành nhân sự là gì và làm những công việc nào? Phòng ban nhân sự trong doanh nghiệp đảm nhận nhiều nhiệm vụ chứ không chỉ đơn thuần là tuyển dụng. Các mảng công việc nhân sự bao gồm:
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, lựa chọn ứng viên phù hợp củng cố lực lượng lao động của doanh nghiệp. Mỗi nhân viên cần hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp, phải đảm bảo các nhu cầu này được đáp ứng khi tuyển dụng vị trí mới.
Mảng công việc tuyển dụng nhân sự không đơn giản là đăng tin trên các trang tìm việc làm. Ngoài phân tích thị trường, bạn còn phải tham khảo ý kiến của bộ phận liên quan và quản lý ngân sách.
Một số công việc mà nhân viên tuyển dụng cần thực hiện là:
Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Đảm bảo thông tin tuyển dụng được đăng ở các website tìm việc làm phổ biến biến hiện nay, tiếp cận được càng nhiều ứng viên tiềm năng càng tốt.
Lọc hồ sơ xin việc, tuyển chọn và lưu lại CV của ứng viên.
Sắp xếp thời gian hẹn phỏng vấn.
Tiến hành quy trình phỏng vấn và tuyển chọn.
Tổ chức các hoạt động, event để thu hút ứng viên tiềm năng.
Sau khi đã tuyển dụng được những ứng viên đáp ứng các yêu cầu do doanh nghiệp đưa ra, phòng nhân sự sẽ giữ trọng trách đào tạo và huấn luyện nhân viên. Ở mảng đào tạo, phát triển chủ yếu liên quan tới các hoạt động giáo dục trong một doanh nghiệp do phòng nhân sự tạo ra để nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên.
Đồng thời qua đó, cung cấp thông tin, nội quy và hướng dẫn về cách thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể. Ngoài ra, nhân viên còn được đào tạo về đạo đức nghề nghiệp.
Nhiệm vụ của các nhân viên đào tạo, phát triển bao gồm:
Xác định rõ nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
Tạo tiến trình, chuẩn bị tài liệu cho các chương trình đào tạo nhân viên cũ và mới của doanh nghiệp.
Liên tục cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo phù hợp.
Theo dõi, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo đã thực hiện.
Theo dõi sát sao sự tiến bộ của từng nhân viên, khen thưởng hoặc phê bình nếu cần thiết.
Lưu trữ, quản lý toàn bộ hồ sơ đào tạo.
Nhân viên hành chính của phòng nhân sự có trọng trách quản lý tổng thể đội ngũ lao động, thực hiện các chính sách do ban lãnh đạo đưa ra và điều tra nội bộ khi cần thiết. Vậy công việc của hành chính nhân sự cụ thể là gì?
Tổ chức sắp xếp và lưu trữ CV nhân viên.
Cập nhật thông tin nội bộ như: Ghi chú thời gian nghỉ phép, thai sản, tăng ca,…
Chuẩn bị các tài liệu nhân sự bao gồm: Hợp đồng lao động, hướng dẫn tuyển dụng mới,…
Sửa đổi những chính sách của doanh nghiệp.
Liên hệ với các nhà cung cấp bảo hiểm.
Làm báo cáo và trình bày thường xuyên về các chỉ số nhân sự.
Giải đáp mọi thắc mắc của nhân viên về vấn đề liên quan đến ban nhân sự.
Cung cấp cho bộ phận tính lương về thông tin nhân viên có liên quan như: Số ngày nghỉ phép, lịch làm việc,…
Sắp xếp chỗ ở cho chuyến du lịch của doanh nghiệp.
Tham gia vào các sự kiện nhân sự như: Sự kiện hội chợ việc làm, sự kiện tổng kết cuối năm,…
Ngoài công tác trả lương mỗi tháng sao cho xứng đáng với công sức của người lao động thì mảng phúc lợi của một doanh nghiệp dành cho nhân viên cũng có vai trò quan trọng. Các chính sách này giúp tạo động lực và giữ chân nhân viên.
Một số công việc trong mảng C&B có thể kể đến như:
Tính lương, thuế thu nhập cá nhân, phụ cấp và tiền thưởng cho nhân viên hàng tháng.
Làm các báo cáo chi phí, bảng lương cho nhân viên nội bộ mỗi tháng, báo cáo thuế thu nhập cá nhân.
Xử lý các hoạt động nhân sự và quản lý quyền lợi bao gồm: bảo hiểm, nhân thọ, bảo hiểm y tế,…
Kết hợp cùng giám đốc nhân sự phát triển và thực hiện chương trình khen thưởng và ghi nhận, chăm sóc sức khỏe.
Chuẩn bị dữ liệu và thực hiện thu thập khảo sát lương nhân viên.
Quản lý dữ liệu, CV của nhân viên, các hợp đồng lao động, cơ sở dữ liệu tăng ca, làm thêm giờ.
Hỗ trợ giám đốc nhân sự trong việc xem xét lương hàng năm, đánh giá hiệu quả công việc, các chương trình thăng tiến dành cho nhân viên xuất sắc.
Hiện nay, tùy vào thâm niên làm việc, kinh nghiệm và vị trí đảm nhận trong doanh nghiệp mà mức lương của các bộ phận nhân sự có sự biến động nhất định. Cụ thể:
Thực tập sinh nhân sự: Đây là vị trí dành cho các bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Mức lương trung bình dành cho vị trí này từ 3 đến 5 triệu/tháng. Nếu thể hiện năng lực tốt, thu nhập có thể cao hơn.
Chuyên viên nhân sự: Với những bạn có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm, mức lương nhận được dao động từ 8 đến 12 triệu mỗi tháng.
Giám sát nhân sự: Công việc chính của vị trí này là quản lý, giám sát, theo dõi và điều phối mọi hoạt động của nhân viên cấp dưới. Với kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm, mức lương sẽ vào khoảng từ 10 đến 20 triệu/tháng.
Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi: Trong phòng nhân sự, vị trí công việc này được rất nhiều người mơ ước. Chính vì vậy mà mức thu nhập của trưởng phòng tiền lương và phúc lợi tương đối cao, dao động từ khoảng 20 đến 40 triệu/tháng.
Phó phòng nhân sự: Với kinh nghiệm từ 3 đến 6 năm, lương của phó phòng nhân sự rơi vào khoảng 12 đến 30 triệu/tháng.
Giám đốc CEO nhân sự: Mức lương trung bình hàng tháng của một giám đốc CEO nhân sự có kinh nghiệm từ 10 đến 25 năm là từ 30 đến 100 triệu đồng.
Để trở thành một nhân viên nhân sự giỏi, ngoài kỹ năng chuyên môn thì bạn cần phải có kỹ năng mềm xuất sắc để giao tiếp với nhiều phòng ban liên quan.
Đối với một nhân viên nhân sự giỏi thì không thể thiếu khả năng đọc vị, nắm bắt tâm lý người đối diện thông qua cử chỉ và hành động của họ. Đặc biệt ở những buổi phỏng vấn xin việc, kỹ năng này lại càng quan trọng.
Nắm bắt tâm lý ứng viên khi phỏng vấn sẽ giúp ích cho nhân viên nhân sự rất nhiều trong công tác tuyển dụng. Bạn sẽ dễ dàng đoán được đối phương đang căng thẳng hay tự tin. Bên cạnh đó, cũng có thể đánh giá chính xác được tiềm năng của ứng viên ngay trong buổi phỏng vấn.
Một nhân viên nhân sự giỏi không chỉ cần có kỹ năng quản lý thời gian tốt mà còn phải biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc cần thực hiện trước. Ngoài ra, bạn cần có sự kỷ luật với bản thân để hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Nhân viên nhân sự được ví như “chuyên gia gỡ rối”, giải đáp tất tần tật thắc mắc của các thành viên trong doanh nghiệp về lương, thưởng, chế độ phúc lợi,.... Ngoài ra, sự nhạy bén và khéo léo trong lời nói của họ cũng góp phần quan trọng vào việc thu hút, tạo thiện cảm đối với ứng viên.
Một người làm ở vị trí nhân sự rất cần học cách giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe vô cùng cần thiết. Bạn sẽ không thể là một nhân viên nhân sự xuất sắc nếu không thể lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng và các khó khăn mà người lao động đang gặp phải.
Khi làm nhân sự nghĩa là bạn đang nắm trong tay quyền lợi của người lao động trong doanh ghiệp. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự tâm huyết và công bằng để mọi cá nhân trong tổ chức đều được nhận quyền lợi.
Bên cạnh đó, công việc cũng đòi hỏi bạn cần có tinh thần trách nhiệm cao với bản thân và đồng nghiệp. Hơn nữa, bạn còn phải có tầm nhìn bao quát và óc quan sát, thẩm định sắc bén để nhận diện những nhân viên xuất sắc.
Mỗi nhân viên nhân sự đều đảm nhận khối lượng công việc tương đối lớn. Do đó, để tạo sự hứng thú, không chán nản hay căng thẳng với nghề này thì bạn cần có khả năng chịu được áp lực công việc.
Nếu suôn sẻ đạt được KPI thì chẳng có gì đáng lo nghĩ. Trường hợp không đạt được, chắc chắn bạn sẽ rất áp lực đấy. Lúc này, bạn sẽ phải giải trình với cấp trên về những lý do như: Vì sao ứng viên đã trúng tuyển nhưng không đi làm? Lý do gì khiến bài đăng tin tuyển dụng không thu hút ứng viên?
Nhân sự là bộ phận vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Trên đây, job3s đã giúp bạn hiểu rõ về ngành nhân sự, các vị trí phổ biến, mức lương tương xứng và những tố chất cần có của một người làm nhân sự. Chúc bạn sớm định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.
Xem thêm: