Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 08/04/2024 07:23:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
5 phút đọc

Phát thanh viên là gì? Yếu tố làm nên một phát thanh viên tài năng

Việc tìm hiểu phát thanh viên là gì sẽ cho bạn thấy đây là một trong những nghề làm mưa làm gió trên thị trường lao động và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Để trở thành một phát thanh viên, ngoài tố chất có sẵn, kiến thức và kỹ năng cũng là yếu tố cần được chú trọng.

1. Phát thanh viên là gì?

Phát thanh viên là người làm công việc biên tập và truyền tải thông tin, tin tức mới về kinh tế, chính trị, xã hội, giải trí,… đến công chúng qua ngôn ngữ nói. Họ thường làm việc tại các đài phát thanh, kênh radio hoặc các kênh truyền hình. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật, chúng ta có thể lắng nghe giọng nói cũng như nhìn thấy hình ảnh của phát thanh viên hàng ngày.

Thông thường các phát thanh viên sẽ được làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam. Ngoài ra bạn cũng có thể bắt gặp những người làm việc ở kênh truyền hình VOV Radio hoặc là các kênh truyền hình lớn. Ngoài ra còn một số những phát thanh viên truyền hình địa phương hoặc là các công ty truyền thông giải trí.

phát thanh viên truyền hình
Phát thanh viên là những người làm việc tại đài phát thanh- truyền hình

2. Chi tiết các công việc của phát thanh viên

Nếu đã biết được phát thanh viên là gì thì chắc chắn bạn sẽ tò mò về công việc của họ. Theo đó công việc cụ thể của một phát thanh viên sẽ bao gồm:

2.1. Lên kịch bản

Trước đây, kịch bản thường sẽ được các biên tập viên chuẩn bị sẵn và phát thanh viên chỉ việc đọc. Tuy nhiên hiện nay phát thanh viên đã đảm nhận luôn công việc này.

Đây là một công việc tưởng tuy đơn giản nhưng lại rất khó khăn. Các phát thanh viên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ đề mà mình sẽ nói. Đồng thời những thông tin khi nói ra cần phải đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy.

Nghề phát thanh viên là gì
Hiện nay phát thanh viên đã đảm nhận luôn công việc lên kịch bản

>> Xem thêm: Biên Tập Viên Là Gì? Những Thông Tin Thú Vị Xoay Quanh Một Biên Tập Viên

2.2. Chuẩn bị trước buổi lên sóng

Phát thanh viên cần nắm bắt các ý chính và nội dung đề cập đến trong bản tin phát thanh của mình. Đồng thời phối hợp với kỹ thuật trực tiếp kiểm tra về các thiết bị âm thanh ánh sáng và thống nhất công việc chung với các nhân viên khác cũng như các khách mời (nếu có).

Nghề phát thanh viên là gì
Phát thanh viên cần nắm bắt các ý chính và nội dung đề cập đến trong bản tin phát thanh của mình

2.3. Trong khi lên sóng

Quá trình lên sóng là một trong những quá trình cực kỳ quan trọng và phát thanh viên cần hết sức tập trung vào công việc của mình:

  • Chia nhỏ thời lượng lên sóng với các phần mở đầu, nội dung chính và kết luận.

  • Gửi lời chào, lời giới thiệu tới khán thính giả nghe đài.

  • Dẫn dắt những nội dung sẽ trình bày và phỏng vấn trực tiếp khách mời nếu có.

  • Đưa ra cách xử lý tình huống trong quá trình phát sóng.

  • Đưa ra lời khẳng định về những thông tin đang phát sóng.

  • Gửi lời chào tạm biệt để kết thúc chương trình.

3. Làm phát thanh viên học ngành gì, ở đâu?

Nếu như bạn có mong muốn trở thành phát thanh viên thì trước tiên bạn cần phải đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp. Ngành nghề này có thể lựa chọn học cả trong và ngoài nước đều được. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều các cơ sở đào tạo chính quy để bạn theo học:

  • Khu vực phía Bắc: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cao đẳng Truyền hình…

  • Khu vực phía Nam: Đại học Huế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II,....

Tại nước ngoài đây là một ngành đã phát triển từ rất lâu nên nhiều quốc gia có được nền giáo dục khá tiên tiến và hiện đại. Những quốc gia giảng dạy ngành phát thanh tốt hiện nay đó là Anh Quốc, Canada, Úc, Mỹ và Hàn Quốc.

Một số khóa học tiêu biểu để trở thành một phát thanh viên như học lịch sử báo chí, báo cáo cơ bản, biên tập tin tức… Đặc biệt nếu như bạn có được bằng Thạc sĩ hoặc là Tiến sĩ trong ngành truyền thông báo chí thì chắc chắn bạn sẽ có cơ hội công việc thăng tiến trong tương lai.

>> Xem thêm: Quy Trình Đào Tạo Nhân Viên Mới Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

4. Kỹ năng phẩm chất nào hợp làm phát thanh viên?

Khi đã biết phát thanh viên là gì thì để có thể làm việc ở vị trí này bạn cần phải đáp ứng được những tố chất và những yêu cầu cần thiết của công việc này.

Điều đầu tiên mà bạn cần đáp ứng đó chính là kiến thức và trình độ. Phải là người theo học về ngành báo chí hoặc là truyền thông tại các trường Đại học, Cao đẳng. Đồng thời bạn cũng cần phải nắm cho mình những kiến thức cơ bản và trau dồi bản thân để hoàn thiện hơn.

Nghề phát thanh viên là gì
Để trở thành một phát thanh viên giỏi bạn cần có nhiều kỹ năng chuyên môn

Tiếp theo đó phát thanh viên làm nghề kiếm tiền bằng giọng nói nên bạn cần phải có giọng nói đạt chuẩn tiếng Việt và không bị nói giọng địa phương. Một người nói ngọng hoặc là nói lơ lớ tiếng địa phương chắc chắn sẽ không thể trở thành một phát thanh viên. Chính vì thế hãy luyện tập thường xuyên để có được giọng nói chuẩn nhất và truyền cảm nhất có thể.

Thêm một kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải có đó chính là kỹ năng giao tiếp. Trong quá trình lên sóng bạn cần tương tác với khán giả hoặc khách mời. Vì vậy cần rèn kỹ năng giao tiếp thật tốt.

Cuối cùng là về mặt phẩm chất, hãy không ngừng trau dồi học hỏi để luôn luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

5. Cơ hội việc làm của phát thanh viên

Có thể thấy trên thực tế thị trường hiện nay việc làm phát thanh viên không còn quá sôi động như trước đây. Điều này là bởi vì nó bị ảnh hưởng bởi sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo điện tử cũng như của những con robot AI. Tuy nhiên nếu như search thông tin tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm thì bạn vẫn thấy rất nhiều kết quả tuyển dụng phát thanh viên.

Nghề phát thanh viên là gì
Việc làm phát thanh viên không còn quá sôi động như trước đây

Phát thanh viên hiện nay không chỉ làm việc trong các cơ quan báo đài mà có thể được làm việc cho các trang như YouTube, Blog radio hoặc trong ngành giải trí… Số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí này đang ngày càng lớn dần. Điều này đồng nghĩa với cơ hội làm việc dành cho các bạn trẻ cực kỳ mở rộng. Vì vậy bạn cần có niềm yêu thích và đam mê với nghề mới có thể theo đuổi lâu dài.

Tùy thuộc vào từng đơn vị và vị trí mà mức lương sẽ có sự khác nhau. Thông thường hiện nay phát thanh viên phát sóng trên đài radio sẽ có mức lương từ 9- 10 triệu đồng khởi điểm. Mức lương này sẽ tăng dần theo kinh nghiệm và theo chức vụ đảm nhận.

6. Phát thanh viên có yêu cầu ngoại hình không?

Trước đây phát thanh viên chỉ cần giọng nói cũng như là kiến thức am hiểu. Lý do vì họ hoàn toàn không cần lộ mặt. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay tại các công ty giải trí, phát thanh viên không chỉ có nhiệm vụ "nói" mà họ còn có rất nhiều các nhiệm vụ khác nhau, thậm chí phải lên hình. Chính vì thế ngoại hình cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà các công ty đưa ra. Nhìn chung nó còn phụ thuộc vào vị trí cũng như là phụ thuộc vào đơn vị mà bạn ứng tuyển.

Nghề phát thanh viên là gì
Trước đây phát thanh viên không yêu cầu ngoại hình

Bài viết này chắc hẳn đã giúp các bạn có cái nhìn cơ bản về nghề phát thanh viên. Nếu như có đam mê và sở thích trong ngành này thì hãy trau dồi những kiến thức cần thiết và quan trọng để cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn nhé.