Khái niệm Scrum Master được sử dụng trong ngành kỹ thuật phần mềm. Vậy Scrum Master là gì? Nhìn chung, Scrum hiện đang là vị trí phổ biến ở hầu hết các tổ chức trên thế giới. Vậy vai trò và tầm quan trọng của vị trí này ảnh hưởng như thế nào đến quá trình vận hành của các doanh nghiệp? Hãy cùng đi tìm hiểu!
Định nghĩa Scrum Master là gì? Scrum Master là một chuyên gia lãnh đạo nhóm trong mô hình dự án quản lý phần mềm Agile. Scrum Master sẽ quản lý hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa các thành viên, đồng thời là cầu nối sẽ là cầu nối giữa khách hàng với Scrum Team để đảm bảo chỉ tiêu theo yêu cầu.
Các dự án Agile thường được sử dụng ở hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Mô hình này thường gồm 3 vị trí chính là Scrum Master, Product Owner (khách hàng) và các Scrum Team Member (Developer). Phương pháp Agile sử dụng các chu kỳ phát triển ngắn để có thể liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.
Các phương pháp Agile thường chỉ phổ biến ở các dự án công nghệ, nhưng Scrum Master có thể tìm thấy ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào trên toàn thế giới.
Có thể nhiều bạn sẽ thấy Scrum Master có phần khá giống với vị trí Project Manager. Nhưng xét trên nhiều khía cạnh, Project Manager cao hơn và quan trọng hơn Scrum Master và Scrum Master sẽ chỉ tập trung quản lý đội nhóm, đảm bảo vận hành phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, các Scrum Master có thể hoàn toàn hoạt động theo tư cách là một thành viên nhóm hoặc cộng tác viên thay vì là người quản lý trực tiếp.
Ngoài định nghĩa và khái niệm về Scrum Master, "công việc và vai trò của Scrum Master là gì?" cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thông thường, Scrum Master sẽ luôn là người nắm giữ vai trò quan trọng theo từng chức năng của mình trong dự án Agile. Bên cạnh vai trò là cầu nối giữa khách hàng với đội ngũ Scrum, tùy từng lĩnh vực, vị trí này sẽ có thêm những nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau ở từng công ty. Nhìn chung, Scrum Master sẽ cần thực hiện các công việc cụ thể như:
Nâng cao trình độ thành viên nhóm về tự quản lý, hiểu rõ các nguyên tắc, chức năng và giá trị cốt lõi của Scrum.
Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, lập kế hoạch, tư vấn triển khai và đảm bảo đội nhóm thực hiện đúng quy trình Scrum và hỗ trợ hướng dẫn, giải thích khi cần thiết.
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhóm sau mỗi đợt Sprint để đáp ứng yêu cầu gia tăng giá trị của từng sản phẩm.
Hỗ trợ giải quyết và loại bỏ các vấn đề trở ngại ảnh hưởng đến tiến độ của nhóm.
Điều phối các cuộc họp, các sự kiện liên quan đến dự án được diễn ra suôn sẻ và tích cực
Tạo điều kiện giao tiếp và hợp tác cho các bên liên quan khi được yêu cầu hoặc trong trường hợp cần thiết.
Đánh giá năng lực, hiệu suất của nhóm và từng thành viên sau mỗi giai đoạn phát triển.
Đề xuất phương án cải thiện chất lượng đầu ra và hiệu quả làm việc nhóm trong các giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh đó, Scrum Master còn có vai trò với các Product Owner như sau:
Truyền đạt yêu cầu, nguyện vọng và ý tưởng của team Developer một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Đảm bảo tiến trình và hiệu quả các hạng mục của Product Backlog.
Giải quyết các vấn đề mà Product Owner chưa gặp khúc mắc hoặc gặp khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin.
Nếu bạn đang có định hướng muốn trở thành một Scrum Master. Ngoài việc tìm hiểu Scrum Master là gì? làm gì? Thì bạn cũng cần nắm bắt được những sai lầm thường mắc phải của vị trí Scrum Master. Để từ đó rút ra kinh nghiệm và hạn chế đi được phần nào những rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện công việc.
Những sai lầm này không chỉ khiến Scrum Team hoạt động không hiệu quả, chúng còn có thể dẫn đến đội nhóm gặp thêm nhiều vấn đề không đáng có như:
Quản lý thay vì hỗ trợ: Scrum Master không nên thay thế vai trò của người quản lý (Project Manager). Thay vào đó, hãy tập trung vào việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm có thể tự quản lý.
Không tập trung vào cải tiến liên tục: Một trong những sai lầm phổ biến nhất là Scrum Master tập trung quá nhiều vào quy trình Scrum mà quên đi việc thúc đẩy sự cải tiến liên tục trong quá trình Sprint để cải thiện tốc độ và chất lượng của sản phẩm.
Chấp nhận tình trạng hiện tại: Kể cả khi nhóm của bạn đã hoạt động tốt thì một Scrum Master vẫn cần phải thường xuyên đổi mới, update, khuyến khích thành viên nhóm phát triển để mang lại kết quả tốt hơn và hạn chế những rủi ro hết sức có thể.
Không lắng nghe và không hỗ trợ nhóm đầy đủ: Nếu Scrum Master không thường xuyên lắng nghe và giải quyết các vấn đề cho Team, môi trường làm việc sẽ dễ dẫn đến nhiều xung đột do mọi người chưa nắm bắt được vấn đề và hướng đi cụ thể của nhóm. Từ đó làm giảm hiệu quả đầu ra của cả quá trình.
Không để mọi người trong team review User Story chéo nhau: Đây không phải là một sai lầm quá nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn biết cách để các thành viên review chéo lẫn nhau, việc thay đổi phương hướng và tìm ra giải pháp sẽ được nhanh chóng và tối ưu hơn.
>>>Xem thêm: Full Stack Developer Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Trở Thành Một Full Stack Developer
Hiện tại, Scrum Master hiện nay đang là một vị trí khá hot trên thị trường với nhiều yêu cầu nhiều năng lực và kinh nghiệm. Cũng vì vậy mà mức lương cho vị trí này sẽ khởi đầu với khoảng 40 triệu đồng/ tháng hoặc đôi khi lên đến 100 triệu đồng/ tháng đối với những dự án lớn đòi hỏi nhiều yêu cầu.
Vì gánh vác nhiều trọng trách trong một dự án nên Scrum Master cũng phải tiếp nhận nhiều vai trò rất đang dạng. Những thử thách phức tạp của dự án và môi trường làm việc phong phú là cơ hội để bạn phát triển bản thân tốt nhất.
Cuối năm 2022, vị trí Scrum Master có mức thu nhập trung bình là 118.964$ theo báo cáo của Glassdoor và đã có đến 97.508 bài đăng tuyển vị trí này trên Linkedin.
Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam đang rất thiếu những nhân lực chuyên biệt về công nghệ thông, nhất là với vị trí có nhiều yêu cầu khắt khe như Scrum Master lại càng ít. Vì vậy, có thể nhận thấy rằng, tiềm năng phát triển của Scrum Master trong lương lai sẽ còn rất phát triển và rộng mở. Bên cạnh đó, nếu trở thành một Scrum Master, bạn sẽ giúp bản thân tăng thêm nhiều cơ hội việc làm với mức lương mơ ước.
Với mức lương và tiềm năng phát triển đầy hấp dẫn, chắc chắn sẽ không ít bạn sẽ phải thắc mắc. "Vậy những việc cần làm để trở thành một Scrum Master là gì?"
Nhìn chung, các đầu việc của một Scrum Master khá nhiều và sẽ đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Để có thể trở thành Scrum Master và phát huy tốt vai trò của vị trí này sẽ cần rất nhiều kiến thức kỹ thuật phần mềm và khả năng đào tạo, quản lý đội nhóm.
Thông thường, dù mới hay đang làm chuyên nghiệp, các Scrum Master sẽ cần các kỹ năng này để đáp ứng yêu cầu công việc của thị trường:
Nắm vững kiến thức cơ bản về Scrum và Agile: Cần hiểu rõ các thuật ngữ, khái niệm, quy tắc, điều khoản và quy trình làm việc của mô hình dự án để đảm bảo vận hành công việc một trơn tru và hạn chế tối đa rào cản trong phần mềm.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Một Scrum Master cần có khả năng nhận diện, nắm bắt và giải quyết các vấn đề trong quá trình phát triển một cách nhanh chóng. Sáng tạo và kết hợp linh hoạt các giải pháp để giúp nhóm vượt qua rào cản công việc hoặc giải quyết xung đột của nhóm.
Tinh thần trách nhiệm: Là một vai trò tương đương với quản lý, mỗi Scrum Master cần có biết chủ động trong việc. Sẵn sàng tiếp nhận những thách thức để tìm kiếm giải pháp phù hợp mà không ngại khó khăn.
Khả năng quản lý và lên kế hoạch: Các Scrum Master cần biết cách lên kế hoạch sao phù hợp với dự án và đội nhóm của mình. Từ đó phân chia giai đoạn và đầu việc một cách hợp lý, đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả trong quá trình phát triển.
Bên cạnh đó, cũng cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để phân chia công việc. Biết cách khích lệ, động viên họ để phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân.
Các kỹ năng mềm cần thiết: Hầu hết các Scrum Master đều là những người đàm phán và điều phối viên giỏi.
Khả năng đào tạo và kỹ năng giao tiếp tốt gần như là yêu cầu bắt buộc với tất cả Scrum Master. Họ sẽ phải thường xuyên giao tiếp, lắng nghe từ các bộ phần liên quan và cần phải làm sao để truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu nhất.
Ngoài ra, ở một số công ty, doanh nghiệp, để có thể apply vào vị trí chuyên viên Scrum Master, bạn sẽ cần sở hữu chứng chỉ công nhận của vị trí này. Các chương trình chứng chỉ này sẽ vừa giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc và lĩnh hội được nhiều kiến thức thực tế mà có thể bạn chưa biết.
Một số chứng chỉ uy tín dành cho Scrum Master là:
Chứng chỉ của Scrum.org
Chứng chỉ của Scrum Inc ™.
Chứng chỉ của Scrum Alliance
>>>Xem thêm: QC Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành 1 QC? Mức Lương Của QC Là Bao Nhiêu?
Với sự phát triển của công nghệ số và công nghệ AI, Scrum sẽ còn tiếp tục trở nên mở rộng và phổ biến hơn trong thị trường. Kỹ năng Scrum sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong tương lai. Việc nắm bắt sớm được các thông tin như “Scrum Master là gì?” hay “scrum master làm gì?” sẽ cơ hội để bạn có thể mục tiêu phù hợp cho bản thân trong tương lai