Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Thứ Sáu, 27/12/2024 19:30:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
8 phút đọc

Specialist là gì? Nên làm Specialist ở những lĩnh vực nào?

Khi tìm kiếm công việc, không khó để thấy các bài đăng tuyển vị trí specialist. Specialist là gì mà khi đọc nội dung yêu cầu của vị trí này, không ít người đã nhầm lẫn với vị trí generalist và executive. Vậy điểm khác nhau giữa những vị trí này là gì và cơ hội phát triển sự nghiệp của specialist ra sao?

1. Specialist là gì?

Hiện nay, khái niệm Specialist là gì đang được rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu. Specialist là chuyên gia hoặc chuyên viên cao cấp, có kiến thức sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Ngoài ra, còn có thể hiểu Specialist là chỉ những người có trình độ giáo dục và kinh nghiệm cao, tự chủ và làm những công việc yêu cầu cao về trí tuệ.

Specialist đòi hỏi bạn phải đạt đầy đủ trình độ, kinh nghiệm, trải nghiệm và kiến thức ở mức cao, là người có tinh thần tự giác, chủ động và luôn tuân thủ nguyên tắc. Tuy nhiên, không phải công việc nào cũng có vị trí này.

Các chuyên gia trong lĩnh vực như nông nghiệp thường không được gọi là Specialist
Các chuyên gia trong lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp thường không được gọi là Specialist

Ví dụ một Specialist trong ngành y có thể gọi là bác sĩ chuyên khoa hay Specialist ngành công nghệ thông tin sẽ gọi là kỹ sư chuyên sâu ngành công nghệ thông tin…

2. Lợi thế và thách thức của vị trí Specialist

Bên cạnh thắc mắc Specialist là gì, những ưu điểm, lợi thế và thách thức của vị trí công việc này cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

2.1. Lợi thế của Specialist

Những lợi thế của Specialist là gì? Specialist sẽ yêu cầu ứng viên là người có kỹ năng, kiến thức uyên bác, là người dày dạn kinh nghiệm, biết và xử lý được các vấn đề trong một lĩnh vực nhất định. Vì vậy mà Specialist luôn là vị trí được rất nhiều các công ty, doanh nghiệp săn đón. Đồng thời vị trí này cũng thường mang tính cố định và rất khó để thay thế.

Thông thường những đóng góp và ý kiến của Specialist đều rất giá trị, có thể góp phần xây dựng thành công lớn của công ty và được xem là những đầu tàu của doanh nghiệp.

2.2. Thách thức của Specialist

Thách thức của một Specialist là gì? Môi Specialist thường sẽ chỉ am hiểu và tìm kiếm công việc trong một lĩnh vực duy nhất. Mà mỗi doanh nghiệp cũng thường chỉ tuyển một vài người cho vị trí Specialist. Chính vì vậy mà Specialist thường có tính cạnh tranh rất cao, bạn sẽ phải thực sự xuất sắc để vượt qua những “đối thủ” khác.

Cơ hội việc làm của Specialist cũng thường bị giới hạn trong một lĩnh vực nhất định. Chính vì các Specialist cần tích lũy thêm thật nhiều kiến thức và trau dồi thêm một số kỹ năng xung quanh công việc để trở nên nổi bật hơn.

3. Phân biệt giữa Specialist với Executive và Generalist

Không ít người khi tìm kiếm các thông tin tìm việc thường nhầm lẫn Specialist với Executive và Generalist vì có một số yêu cầu tuyển dụng khá giống nhau. Nhưng trên thực thế, đặc điểm và công việc cùng các vị trí này khác nhau rất nhiều.

Vậy điểm khác nhau giữa Executive và Generalist với Specialist là gì?

3.1. Specialist với Executive

Executive là một thuật ngữ chỉ một chuyên gia trong vai trò quản lý cao cấp, giám sát hoặc điều hành một bộ phận nào đó. Những người này đều có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và năng lực lãnh đạo tốt. Các Executive sẽ đảm nhận những chức danh khác nhau tùy vào lĩnh vực mà họ theo đuổi.

Sự khác biệt giữa Specialist với Executive là tính chuyên môn hóa của công việc. Với Specialist chịu trách nhiệm cho các đầu việc mang tính chuyên môn hóa cao, còn 1 bên là Executive là người định hướng tính chiến lược và chuyên môn cho cả dự án.

Nếu như Specialist chỉ cần am hiểu, chuyên về 1 lĩnh vực cụ thể thì Executive phải biết thêm cả về những lĩnh vực liên quan nữa. Trong đó bao gồm cả khả năng quản lý, lãnh đạo và giám sát đội ngũ.

Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Executive với Specialist là gì qua bảng so sánh với đây:

Tìm hiểu specialist là gì
Phân biệt Executive với Specialist dựa trên một số đặc điểm nổi bật

3.2. Specialist với Generalist

Vậy sự khác biệt giữa Generalist với Specialist là gì? Generalist là người am hiểu và có nhiều kỹ năng về đa dạng lĩnh vực mà họ đảm nhiệm. Am hiểu tổng quát về nhiều vị trí công việc, yêu cầu chuyên môn nhưng không chuyên sâu như Specialist. Vị trí này thường yêu cầu tính sáng tạo cao, có nhiều ý tưởng mới để phù hợp với từng giai đoạn phát triển hay biến động của công việc.

Tìm hiểu điểm khác nhau giữ Generalist với Specialist
Tìm hiểu điểm khác nhau giữ Generalist với Specialist

So với Specialist, Generalist có thể tổng hợp kỹ năng và sử dụng được ở nhiều ngành và lĩnh vực hơn.

Specialist

Generalist

Đặc tính công việc

- Có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.

- Sở hữu kỹ năng nghề nghiệp tốt và hoàn thành xuất sắc công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao.

- Chủ yếu thực hiện các công việc có tính chuyên môn, liên quan đến tư duy.

- Có nhiều kinh nghiệm làm việc lâu năm.

- Sở hữu kỹ năng thực hiện và xử lý tốt nhiều mảng công việc họ đảm nhiệm.

- Có kinh nghiệm nhiều lĩnh vực và vị trí công việc.

- Kinh nghiệm đa dạng, có nhiều ý tưởng phù hợp với giai đoạn trong công việc.

- Có khả năng dự đoán và xử lý công việc chuyên nghiệp và khoa học.

Chiều hướng phát triển sự nghiệp

Phát triển theo hướng chiều dọc:

- Khi liên tục nâng cao trình độ, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Bạn sẽ được càng nhiều doanh nghiệp chào đón với mức lương đáng mơ ước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học thêm kỹ năng quản lý để thực hiện vị trí Executive.

Phát triển theo hướng chiều ngang:

- Generalist sẽ thường phát triển sự nghiệp theo chiều ngang với cái nhìn toàn diện, rộng lớn.

- Bạn có thể tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm đa dạng về nhiều lĩnh vực. Xây dựng định hướng phát triển sự nghiệp hợp lý với mức thu nhập mơ ước.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

4. Nên làm Specialist trong những lĩnh vực nào? Mức lương ra sao?

Bạn đã hiểu Specialist là gì và muốn trở thành Specialist nhưng chưa biết mình có thể làm Specialist ở lĩnh vực nào. Vậy hãy cùng tham một số lĩnh vực, ngành nghề công việc có yêu tuyển vị trí Specialist ở dưới đây để tìm ra lựa chọn phù hợp cho bản thân mình:

4.1. Marketing Specialist (Chuyên viên Quan hệ công chúng)

  • Là chuyên gia trong lĩnh vực marketing, có thể bao quát, lên ý tưởng và quản lý được dự án marketing. Có thể nắm bắt và thực hiện được các công việc trong marketing, nắm bắt được xu thế thị trường và đưa ra các chiến lược phù hợp.

  • Mức lương trung bình: 20 - 40 triệu VNĐ/tháng.

Xem thêm: Mô Tả Công Việc Marketing Chi Tiết Cho Từng Vị Trí Hiện Nay

4.2. Financial Specialist (Chuyên gia tài chính)

Financial Specialist - chuyên gia tài chính với mức lương đáng mơ ước
Financial Specialist - chuyên gia tài chính với mức lương đáng mơ ước
  • Am hiểu sâu rộng về thị trường tài chính, có khả năng quản lý tài chính, phân tích thị trường tài chính, lập kế hoạch tài chính và đầu tư, dự đoán biến động của thị trường. Thường xuyên cập nhật và nắm bắt rõ thông tin thị trường tài chính từng giờ, từng phút.

  • Mức lương trung bình: 20 - 50 triệu VNĐ/tháng.

4.3. IT Specialist (Chuyên viên công nghệ thông tin)

  • Là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ. Có thể phụ trách, quản lý, hỗ trợ và thực hiện các giải pháp công nghệ, phần mềm và an ninh mạng cho doanh nghiệp.

  • IT Specialist không chỉ yêu cầu kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực CNTT, mà còn đòi hỏi ứng viên là người có tư duy logic, tư duy mở, luôn cập nhật những thay đổi, xu hướng phát triển mới để nâng cao và duy trì hiệu suất hệ thống.

  • Mức lương trung bình: 25 - 40 triệu VNĐ/tháng.

4.4. Sales Specialist (Chuyên viên kinh doanh)

Tìm hiểu Sales Specialist và những kỹ năng cần có của công việc này
Tìm hiểu Sales Specialist và những kỹ năng cần có của công việc này
  • Là nhân viên kinh doanh dày dạn kinh nghiệm, có hiểu biết sâu về cách thức, quy trình bán hàng về sản phẩm/ dịch vụ, có thể tư vấn và xây dựng mối quan hệ với bất cứ khách hàng nào.

  • Có kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và thuyết phục tốt. Ngoài ra còn có thể lên được đa dạng kịch bản bán hàng cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau.

  • Mức lương trung bình: 15 - 20 triệu VNĐ/tháng (chưa tính hoa hồng).

4.5. Social Media Specialist (Chuyên viên truyền thông mạng xã hội)

  • Chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và sản xuất nội dung cho các nền tảng mạng xã hội như: Tiktok, facebook, Instagram, Zalo, Youtube, Linkedin…

  • Vị trí này không chỉ yêu cầu kinh nghiệm, vị trí này còn yêu cầu rất nhiều về sự nhạy bén, sáng tạo trên nền tảng mạng xã hội, nắm bắt tốt xu hướng của cộng đồng. Xây dựng và duy trì hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp.

  • Mức lương trung bình: 13 - 20 triệu VNĐ/tháng.

4.6. Communication Specialist (Chuyên viên truyền thông)

Vị trí Communication Specialist đòi hỏi tính sáng tạo và mối quan hệ rộng rãi
Vị trí Communication Specialist đòi hỏi tính sáng tạo và mối quan hệ rộng rãi
  • Là chuyên gia trong truyền thông, quảng cáo với vai trò là đại diện bộ mặt của cả công ty. Họ sẽ cần đảm nhiệm các việc như: quản lý tin tức báo chí, trả lời giới truyền thông, quản lý website, truyền thông trực tiếp, quảng bá hình ảnh đến với khách hàng.

  • Bên cạnh yêu cầu về chuyên môn, Communication Specialist còn phải có tính sáng tạo và mối quan hệ rộng rãi để thuận tiện cho tính chất công việc.

  • Mức lương trung bình: 15 - 25 triệu VNĐ/tháng.

4.7. Data Analyst Specialist (Chuyên gia phân tích dữ liệu)

Vị trí Data Analyst Specialist - chuyên gia phân tích dữ liệu
Vị trí Data Analyst Specialist - chuyên gia phân tích dữ liệu
  • Yêu cầu có khả năng thu thập, phân tích, xử lý và giải trình thông tin từ các tệp dữ liệu để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và chuyển đổi khách hàng.

  • Am hiểu rõ các công cụ phân tích như BI, Tableau, Microsoft Excel…

  • Mức lương trung bình: 10 - 20 triệu VNĐ/tháng.

4.8. Specialist Headhunter (Chuyên viên tuyển dụng)

Specialist Headhunter là vị trí rất hot trên thị trường với mức thu nhập rất tốt
Specialist Headhunter là vị trí rất hot trên thị trường với mức thu nhập rất tốt
  • Là chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng. Biết cách đăng tin sao cho dễ thu hút ứng viên, thu hút nhân tài, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá để tìm ứng viên chất lượng cho công ty.

  • Bên cạnh đó là khả năng xây dựng thương hiệu tuyển dụng và đảm bảo vận hành cho bộ máy nhân sự ổn định.

  • Mức lương trung bình: 10 - 15 triệu VNĐ/tháng (chưa tính thưởng)

4.9. Medical Specialist (Chuyên gia y tế, sức khỏe)

  • Medical Specialist là gì? Đó chính là các bác sĩ, chuyên gia y tế theo từng chuyên khoa như nội khoa, nhi khoa, phụ khoa…. Để trở thành Medical Specialist thì sự nhạy bén, kinh nghiệm, kiến thức và bằng cấp là điều không thể thiếu.

  • Mức lương trung bình: 20 - 70 triệu VNĐ/tháng.

Xem thêm: Full Stack Developer Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Trở Thành Một Full Stack Developer

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

Có thể thấy Specialist là một vị trí đang rất hot trong thị trường lao động. Trong tương lai, với tính chất công việc yêu cầu tính chuyên môn hóa cao, chắc chắn Specialist vẫn sẽ là vị trí được nhiều doanh nghiệp săn đón. Việc hiểu Specialist là gì và nắm bắt được xu hướng của thị trường sẽ là cơ hội để bạn thay đổi và nâng cao thu nhập của bản thân.