Thay vì chỉ căn cứ vào trình độ hay bằng cấp của nhân viên, ngày nay nhiều nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp có xu hướng dành nhiều sự “ưu ái” hơn cho những ứng viên hoặc nhân sự có thái độ tốt hơn trong công việc. Thậm chí, tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức còn lấy phương châm tuyển dụng là “thái độ hơn trình độ”. Vậy thái độ hơn trình độ là gì? Làm thế nào để có thể nhận biết một ứng viên có thái độ tốt trong công việc. Cùng tìm hiểu và phân tích trong bài viết dưới đây.
Để có thể hiểu rõ nghĩa câu “thái độ hơn trình độ” bạn cần phải hiểu được hai khái niệm là “thái độ” và “trình độ” có nghĩa là gì? Điều này sẽ được Job3s chia sẻ ngay trong phần dưới đây.
Thái độ là một trong những khái niệm vô cùng phổ biến trong cả cuộc sống thường ngày lẫn công việc. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được rằng nó là gì cũng như nó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào.
Thái độ chính là một trạng thái cảm xúc xuất hiện ở con người. Hiểu một cách đơn giản thì nó chính là cách chúng ta thể hiện, bày tỏ thái độ của bản thân thông qua lời nói, cử chỉ, hành động với một sự vật, sự việc hay một công việc bất kỳ nào đó.
Tùy vào các biểu hiện bên ngoài như biểu cảm, giọng nói, cử chỉ của người thể hiện mà thái độ có thể được xét theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Nhiều nghiên cứu đến từ các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: Thái độ được hình thành từ 3 thành phần chính là nhận thức, ảnh hưởng và hành vi. Vậy bản chất của thái độ hay thành phần tạo nên thái độ được hiểu và xác định như thế nào?
Nhận thức được đánh giá là thành phần quan trọng nhất của thái độ. Có thể hiểu đây là những nhận thức, hiểu biết, niềm tin và đánh giá của một người về một sự vật hiện tượng đang diễn ra. Mỗi một cá nhân sẽ có những hiểu biết, kiến thức khác nhau do đó nhận thức của mỗi người là hoàn toàn khác biệt.
Ví dụ: Bạo lực học đường là một hành vi xấu, bị xã hội lên án và vi phạm đạo đức con người. Những ai nhận thức được điều này thì đều nỗ lực để tránh xa và hạn chế nó. Tuy nhiên nhiều cá nhân lại không nhận thức được mức độ quan trọng của vấn đề này và sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề ngay trong môi trường sư phạm.
Thành phần ảnh hưởng được hiểu là cảm xúc hoặc thái độ của chủ thể với những gì đang diễn ra. Điều này thường được hình thành và bộc phát bên trong suy nghĩ của chủ thể và chưa được bộc lộ ra thành những hành động cụ thể rõ ràng.
Ví dụ: Khi bạn tham gia một buổi phỏng vấn ứng tuyển cho công việc sắp tới. Bạn cảm thấy lo lắng và hồi hộp tuy nhiên điều này thường bị kiềm chế lại và không bộc lộ quá nhiều trong quá trình bạn tham gia phỏng vấn.
Đó là các hành động của chủ thể khi tương tác trực tiếp với các thế giới quan bên ngoài. Hiểu đơn giản thì đó là hành động, phản ứng của một người trước bất cứ vấn đề nào đó xảy ra trong công việc hoặc cuộc sống.
Ví dụ: Bạn cảm thấy ý kiến mình đưa ra trong cuộc họp thực sự hiệu quả nhưng lại không được chú ý. Và thay vì nổi nóng ngay trong cuộc họp thì bạn lựa chọn chứng minh tầm quan trọng, tính khả thi cũng như đưa ra đề xuất ở một thời điểm phù hợp hơn.
Xem thêm: Thái độ hơn trình độ và những điều bạn nên biết
Song song với thái độ, trình độ cũng là khái niệm được rất nhiều người quan tâm. Trình độ hay còn được biết đến là trình độ học vấn, chuyên môn, hiểu biết và kinh nghiệm trên một lĩnh vực công việc và nghề nghiệp nhất định.
Trình độ học vấn được hiểu là bậc học cao nhất mà một người nào đó đã hoàn tất tính theo hệ thống giáo dục quốc dân. Hiểu một cách đơn giản hơn thì học vấn là những gì do quá trình học hỏi có được.
Trình độ học vấn của mỗi người thường chịu sự ảnh hưởng của 2 yếu tố chính là văn hoá và chuyên môn. Mỗi yếu tố có những đặc điểm riêng và ảnh hưởng nhất định đến trình độ của mỗi người. Cụ thể:
Trình độ văn hóa là khái niệm khá rộng và phức tạp. Và hiện nay cũng chưa có văn bản nào quy định cụ thể khái niệm trình độ văn hóa.
Tuy nhiên, nếu hiểu một cách đơn giản thì đây là khái niệm để chỉ trình độ giáo dục phổ thông lẫn sự phát triển về mặt thể chất, tinh thần. Trình độ văn hóa thường được thể hiện qua 12 năm học. Tại đây bạn sẽ nhận được những kiến thức cơ bản và là nền tảng cho bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống xã hội.
Còn trình độ chuyên môn được hiểu là khả năng, kiến thức cao hơn và sâu hơn về một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể. Khối kiến thức chuyên môn mà mỗi người có được thường tích lũy ở bậc học đại học hoặc các cấp sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ,...
Ở thời điểm hiện tại, trình độ chuyên môn là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ ai cũng có thể hoàn thành chương trình đào tạo phổ thông nhưng không phải ai cũng có thể đạt được trình độ chuyên môn.
Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng ở thời buổi hiện tại, trình độ là yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy tại sao hầu hết các nhà quản lý cấp cao đều cho rằng thái độ quan trọng hơn trình độ? Và liệu điều này có thực sự đúng hay không?
Rất nhiều doanh nghiệp và nhà tuyển dụng đặt thái độ là yếu tố hàng đầu khi tuyển dụng nhân sự. Bởi lẽ đây chính là tấm gương phản ánh rõ ràng nhất bản chất nhân cách và đạo đức của mỗi người.
Ở mọi khía cạnh trong cả công việc lẫn cuộc sống thì bất kỳ ai cũng sẽ không an tâm để ở cạnh những người có phẩm chất đạo đức không tốt. Thậm chí trong công việc, không ai có thể sẵn lòng hợp tác với những người có vấn đề về đạo đức vì luôn có rủi ro rình rập.
Trái ngược với điều đó là khi bạn được ở cạnh và có cơ hội làm việc với những người có thái độ tốt. Họ luôn giữ thái độ chuẩn mực, luôn chính trực và giúp đối phương tìm ra điểm mạnh của bản thân để tự tin khẳng định mình. Và tiếp xúc lâu dần với những người như vậy cũng là cách để mỗi người học hỏi thêm nhiều điều tốt và trở thành người tốt hơn.
Dù quan trọng nhưng trình độ là điều mà bạn hoàn toàn có thể học hỏi để tự hoàn thiện. Các kiến thức học được tại trường lớp cũng sẽ giúp bạn cải thiện trình độ của bản thân.
Tuy nhiên, thái độ thì lại hoàn toàn khác. Nó là những gì thuộc về tố chất cũng như hình thành trong thời gian dài nên việc thay đổi gần như là không thể. Nếu có thì thời gian này cũng không hề ngắn. Các doanh nghiệp không đủ thời gian cũng như không đủ kinh phí chỉ để chờ một cá nhân thay đổi thái độ.
Hiểu được điều này nên hầu hết các nhà tuyển dụng và đội ngũ quản lý nhân sự cấp cao đều cho rằng thái độ mới chính là yếu tố quyết định. Họ sẽ lựa chọn những ứng viên có thái độ phù hợp với môi trường doanh nghiệp dù ứng viên chưa đáp ứng được về trình độ.
Ít ai biết rằng thái độ là yếu tố cốt lõi làm nên một tập thể vững mạnh. Một doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi là một tập thể vững mạnh chứ không phải chỉ nhờ 1, 2 cá nhân xuất sắc.
Bên cạnh đó, hầu hết các công việc được thực hiện theo đội nhóm. Vì thế nên không khó hiểu khi các doanh nghiệp luôn cân nhắc chọn những ứng viên sẵn sàng bỏ cái tôi xuống khi làm việc, sẵn sàng hỗ trợ đồng đội và hướng tới mục tiêu chung.
Ngược lại với điều đó, nếu tuyển dụng các ứng viên có cái tôi quá lớn, không vì tập thể, không tôn trọng đồng nghiệp thì việc gắn kết gần như là không thể. Điều này dẫn đến hệ quả là một tập thể rời rạc, làm việc thiếu hiệu quả.
Đặc biệt, nếu người quản lý không nhận ra điều này mà còn coi trọng cá nhân có thành tích mà không quan tâm môi trường làm việc chung thì hậu quả để lại rất khó lường. Nếu tình trạng tiếp diễn dài thì rất có thể những nhận sự giỏi, có thái độ tốt sẽ rời khỏi doanh nghiệp tìm môi trường phù hợp hơn, để lại những lỗ hổng khó bù đắp.
Thêm một yếu tố để thái độ được quan tâm hơn trình độ nữa chính là việc ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài. Thậm chí, không hề quá khi nói thái độ của nhân sự chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cứ đơn vị nào, dù to hay nhỏ, mới thành lập hay đã có từ lâu đều hướng đến việc phát triển và hoạt động lâu dài. Thế nhưng chỉ cần một nhân viên có thái độ không tốt thì thành quả gây dựng bao năm của cả một đội ngũ có thể đứng bên bờ vực bất cứ lúc nào.
Quan trọng hơn, ở thời điểm hiện tại, khi công nghệ thông tin phát triển thì thái độ lại càng là điều cần lưu tâm. Chỉ cần một sự việc nhỏ cũng rất dễ bị lan truyền, tạo thời cơ để đối thủ giành mất thị phần.
Hiểu sâu sắc tầm quan trọng của thái độ nên nhiều doanh nghiệp, nhất là khối ngành dịch vụ thường tổ chức các buổi đào tạo định kỳ. Thông qua đó để quán triệt cũng như duy trì tiêu chuẩn về cung cách, thái độ và hành vi của nhân viên.
Chỉ khi làm tốt được điều này thì doanh nghiệp mới có thể phát triển lâu dài, bền vững.
Xem thêm: In CV như thế nào để có CV chuẩn đẹp hút hồn nhà tuyển dụng?
Môi trường công sở được xem như một thế giới thu nhỏ. Ở đó bạn có thể gặp rất nhiều người, nhiều tính cách và nhiều tình huống khác nhau. Và cách xử lý vấn đề sẽ quyết định rằng bạn ở đâu trong một tập thể như vậy. Trong môi trường công sở, thái độ thực sự rất quan trọng.
Xét một ví dụ cụ thể về 2 cá nhân được tuyển vào cùng 1 thời gian, được sắp xếp vào cùng 1 bộ phận với khối lượng công việc là A và B. Ngay từ những ngày đầu phỏng vấn, A đã chiếm ưu thế về chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Còn B được đánh giá cao bởi sự cầu tiến dù chuyên môn không thực sự xuất sắc.
Ngay sau khi bước vào giai đoạn thử việc, A đã nhanh chóng chứng minh được năng lực và nhận được sự tán dương của mọi người. Điều này khiến A dần thấy tự cao, cho rằng bản thân là số 1 trong đội nhóm và mất đi sự tôn trọng dành cho đồng nghiệp, kể cả người hơn tuổi.
Trái người với A, B luôn chủ động kết nối với mọi người, chủ động hòa nhập với môi trường. B cũng nỗ lực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để bù đắp cho sự thiếu sót - điều mà A không làm được. B còn luôn lắng nghe đồng đội, hỗ trợ họ những điều trong khả năng của mình.
Chính vì thế nên chỉ sau thời gian thử việc ngắn ngủi, B nhận được sự quý mến của mọi người, đồng nghiệp trong bộ phận. Chuyên môn của B cũng được nâng cao đáng kể và bắt kịp với A.
Trong khi đó, A lại không nhận được sự đánh giá cao của mọi người và tách dần ra khỏi tập thể. Kết quả là sau tất cả, nhà tuyển dụng lựa chọn B chứ không phải A - người vốn có xuất phát điểm cao hơn.
Ví dụ trên đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói thái độ quan trọng hơn trình độ. Và với môi trường công sở thì yếu tố này lại càng bộ lộ rõ vai trò quan trọng của nó.
Đây là bài học lớn nhất mà bạn nhất định phải “khắc cốt ghi tâm” nhất là trong môi trường công sở. Bạn có thể có xuất phát điểm cao hơn, bạn được đào tạo chuyên môn tại những trường đại học top đầu và có được thành tích xuất sắc. Thế nhưng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì bạn không thể bỏ qua sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các bộ phận liên quan.
Nếu thiếu họ, bạn sẽ chẳng có nhiều thời gian để chú tâm và thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì thế mà hãy luôn trân trọng, luôn biết ơn những người đồng nghiệp, những người đang phối hợp làm việc cùng mình.
Hãy cư xử hòa nhã, đặt yếu tố tôn trọng lên hàng đầu, hạ cái tôi của bản thân xuống. Chỉ khi đó, bạn mới có thể thể hiện được cả sự xuất sắc về chuyên môn lẫn tư chất đạo đức.
Dù bạn có giỏi nhưng nếu bạn không hòa đồng thì bạn vẫn có thể bị cô lập. Những người đồng nghiệp, những người làm việc cùng bạn khi đó chỉ trao đổi vì tình thế bắt buộc mà thôi.
Bởi lẽ nếu giỏi mà bạn không có thái độ tốt, đồng nghiệp của bạn sẽ chỉ thấy sự kênh kiệu, hách dịch và thậm chí là thiếu tôn trọng của bạn. Và không ai muốn nói chuyện với một người khiến mình trở nên thấp kém cả.
Và trước khi muốn người khác tôn trọng mình, hãy tự học cách tôn trọng người khác trước đã dù bạn có giỏi đến mức nào. Hãy trở thành một người khiêm tốn trong giao tiếp nhưng không có nghĩa là tự ti.
Hãy học cách lắng nghe những người xung quanh, thấu hiểu và chia sẻ nếu có thể. Và đặc biệt, hãy tôn trọng, lễ phép với những người lớn tuổi hơn bạn dù họ có ở vị trí thấp hơn đi chăng nữa.
Đây là yếu tố mấu chốt để làm nên sự thành công cho chính bản thân bạn. Hãy làm việc thật nghiêm túc, chủ động thay vì cần sự giám sát.
Những người quản lý luôn có rất nhiều việc phải làm. Họ không có nhiều thời gian để theo sát và quản lý bạn thường xuyên. Thay vào đó, bạn hãy trở thành một người quản lý nghiêm khắc của chính bản thân mình.
Nếu làm việc một cách nghiêm túc, có tính kỷ luật cao thì bạn sẽ có được nền tảng vững chắc để phát triển năng lực. Đây cũng là cách để bạn thể hiện được năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với đồng nghiệp, quản lý, đối tác,...
Tự học luôn là kỹ năng đặc biệt quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Bởi lẽ những kiến thức và kỹ năng cần có để hoàn thành công việc là rất nhiều. Và doanh nghiệp sẽ chỉ đưa ra định hướng về những nội dung quan trọng, chuyên sâu.
Còn lại khối kiến thức bổ trợ bao gồm các kỹ năng cần thiết thì bạn phải chủ động học hỏi và hoàn thiện thêm. Thay vì đợi sếp chỉ định, sếp bảo phải làm thì hãy tận dụng thời gian, học hỏi những gì bổ ích để nắm bắt những cơ hội việc làm không phải ai cũng có.
Bên cạnh đó thì thái độ chủ động cũng sẽ giúp bạn hạn chế được sai sót hay làm phiền mọi người. Điều này cũng sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn trong mắt đồng nghiệp lẫn các cấp lãnh đạo.
Thực tế đã chứng minh rằng, những người có chuyên môn giỏi chưa chắc đã được trọng dụng nếu thiếu đi thái độ. Ngược lại, những người có thái độ tốt, luôn chủ động và nỗ lực thì dù có yếu chuyên môn vẫn sẽ được ưu tiên và nhà tuyển dụng nỗ lực để giành lấy.
Chính vì thế nên từ lúc này, hãy nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân. Vì chỉ khi bạn có thái độ tốt, bạn mới có cơ hội để thể hiện trình độ của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà thái độ lại được đánh giá cao hơn trình độ. Vậy đâu là lý do dẫn đến quan niệm này?
Như đã nói, trình độ là điều có thể đào tạo còn thái độ thì không. Khi bạn có một thái độ đúng đắn, chừng mực thì bạn cũng sẽ có thêm động lực để thích nghi, cởi mở và nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc. Điều đó cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn bắt nhịp nhanh hơn, việc học hỏi các kinh nghiệm và kỹ năng cũng đơn giản hơn.
Tuy nhiên thái độ thì không như vậy. Nếu bản chất bạn không có thái độ tốt thì sẽ rất có để bạn chủ động nỗ lực hay thay đổi hành vi. Khi đó bạn cũng sẽ tự bị đào thải ra khỏi môi trường làm việc mà thôi.
Nghe có vẻ hơi khó tin nhưng thực chất, thái độ không tốt có thể khiến hiệu suất của quá trình làm việc sụt giảm nghiêm trọng. Thái độ làm việc sai lầm sẽ khiến bạn khó hòa nhập và thậm chí là tách rời khỏi tập thể. Nó cũng giống như khi bạn cố gắng đập một cái chốt vuông qua lỗ tròn.
Không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn, thái độ làm việc không tốt của bạn có thể khiến văn hóa của cả tổ chức bị ảnh hưởng. Sự xung đột xảy ra có thể phá vỡ tinh thần đồng đội cũng như phá vỡ hiệu suất công việc mà cả tập thể nỗ lực tạo ra.
Gallup đã từng thực hiện một khảo sát về mức độ gắn kết của nhân viên. Theo đó chỉ có khoảng 30% nhân viên chủ động gắn kết. Có tới 50% nhân sự không gắn kết và 20% còn lại chủ động không gắn kết. Điều này tạo ra một tập thể rời rạc, hiệu suất công việc cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.
Cuộc sống và công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn cũng không biết rằng khi nào sẽ phải đối diện với những khó khăn, thử thách. Và trong những thời điểm đó, một thái độ tốt cùng sự kiên trì, quyết tâm sẽ là chìa khóa giúp bạn vượt qua tất cả.
Dù có kỹ năng, có chuyên môn nhưng thiếu đi những phẩm chất cần thiết thì cũng rất khó để bạn có thể vượt qua được thử thách, chạm tay tới thành công. Chính vì thế mà khi tuyển dụng, các doanh nghiệp thường tập trung vào thái độ nhiều hơn là kỹ năng chuyên môn của ứng viên.
Dù vậy, khá nhiều ứng viên vẫn có thể tạo ra một lớp mặt nạ khá kỹ càng trước nhà tuyển dụng. Vì thế nên để chọn được một ứng viên thực sự phù hợp cũng là điều không hề dễ dàng. Thay vì chỉ nghe những gì ứng viên nói, nhà tuyển dụng có thể để ý từ hành động, cử chỉ để biết được những điều mà họ thực sự đang nghĩ đến.
Qua bài viết trên đây, Job3s đã chia sẻ về tầm quan trọng của thái độ cũng như trình độ trong công việc và cuộc sống. Với những chia sẻ này, hy vọng bạn đọc sẽ có được cái nhìn khách quan nhất, duy trì thái độ tốt để có được những thành công như ý muốn.
Thái độ chính là một trạng thái cảm xúc xuất hiện ở con người hay chính là cách chúng ta thể hiện, bày tỏ thái độ của bản thân thông qua lời nói, cử chỉ, hành động với một sự vật, sự việc hay một công việc bất kỳ nào đó. Thái độ ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là nhận thức, ảnh hưởng và hành vi.
Trình độ là trình độ học vấn, chuyên môn, hiểu biết và kinh nghiệm trên một lĩnh vực công việc và nghề nghiệp nhất định.
Thái độ luôn là yếu tố được đánh giá cao hơn trình độ, nhất là trong công việc có tính tập thể.
Có rất nhiều lý do dẫn đến quan niệm thái độ quan trọng hơn trình độ. Tuy nhiên phần lớn là do bản chất vấn đề: trình độ có thể đào tạo còn thái độ thì không.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc đơn giản
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu
>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu
>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc
Những bài viết liên quan:
Phân Công Công Việc Là Gì? Bí Quyết Để Phân Công Công Việc Hiệu Quả
Thất Nghiệp Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Thất Nghiệp