1. Tìm kiếm, đánh giá, đàm phán nhà cung cấp cũ và mới (25%)
- Đề xuất nguồn hàng hóa chất lượng, giá cạnh tranh để thực hiện tối ưu chi phí, chất lượng, số lượng. Đồng thời thực hiện việc thu mua phát sinh hàng ngày do dự án hoặc nhu cầu mới của chi nhánh nhà hàng.
- Đảm bảo số lượng nhà cung cấp backup đạt yêu cầu và tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ hàng hóa nhập mua.
2. Kiểm soát được giá cả và thực hiện phê duyệt giá theo đúng quy trình kịp thời up giá mua lên hệ thống SAP (20%)
- Định kỳ 2 tuần/lần khảo sát giá cả thị trường với các loại hàng thường xuyên biến động về giá.
- Kiểm soát giá mua và đàm phán giá mua đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra.
3. Chủ động phối hợp các bộ phận có liên quan khi thực hiện thủ tục mua hàng (20%)
- Lập trình duyệt giá mua hàng, hợp đồng mua bán và đề nghị thanh toán/tạm ứng mua hàng đối với các loại hàng hóa.
- Phối hợp kế hoạch điều phối thực hiện đặt hàng cho nhà cung cấp và xử lý phát sinh.
- Phối hợp R&D để thực hiện phát triển nguyên vật liệu – nhà cung cấp mới tối ưu tiêu chuẩn nguyên vật liệu.
- Theo sát cùng QC yêu cầu NCC đáp ứng 100% VSATTP, kiểm soát chất lượng đầu vào và giấy tờ pháp lý theo quy trình chuẩn. Lưu giữ toàn bộ hồ sơ đánh giá nhà cung ứng.
- Định kỳ hàng tháng đánh giá NCC, báo cáo Giám đốc kết quả đánh giá và đề xuất biện pháp thích hợp nhằm cải tiến hoạt động mua hàng.
4. Trực tiếp mua hàng ngoài với các mặt hàng phát sinh (10%)
- Trực tiếp đi mua hàng ngoài với các mặt hàng dự án hoặc phát sinh NCC không giao hàng tại nhà hàng, hoặc nhu cầu NVL mới của chi nhánh nhà hàng, nhà máy.
- Hàng tuần báo cáo tổng hợp các mặt hàng phải mua ở ngoài và đề xuất hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí.
Phối hợp với team mua hàng toàn quốc để trao đổi thông tin hàng hóa, - đàm phán nhà cung cấp mua chung – kết hợp sản lượng tối ưu chi phí (5%).