1. Lập chứng từ thanh toán; kiểm soát sổ chi tiết các TK thanh toán
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ để hạch toán thu, chi, thanh toán hàng ngày.
- Kiểm tra theo dõi sổ chi tiết TK: 111; 112; 113; 141; 334.
2. Theo dõi, kiểm soát công nợ phải thu các đối tượng trường công, đối chiếu công nợ, kiểm soát cảnh báo các vấn đề tồn tại.
- Căn cứ vào thông tin xuất bán, các quy chế bán hàng, KT kiểm soát doanh thu, công nợ chi tiết cho từng đối tượng.
- Theo dõi và kiểm soát việc thanh toán của từng đơn vị theo đúng quy định.
- Lập bảng đối chiếu công nợ của các đối tượng phải thu.
- Đối chiếu công nợ với đối tác theo định kỳ.
- Hạch toán kế toán các bút toán liên quan để lên báo cáo công nợ phải thu.
- Chịu trách nhiệm sổ chi tiết TK: 131, 138 (Các đối tượng được phân công)
- Kiểm soát lại việc thực thi các quy chế bán hàng, cảnh báo kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn và các sai phạm phát
- Chịu trách nhiệm lưu toàn bộ chứng từ Nhập, Xuất đầy đủ, khoa học
3. Theo dõi và tính khấu hao TSCĐ, CCDC, CFTT
- Cập nhật TSCĐ, CCDC, CFTT khi có phát sinh
- Trích khấu hao TSCĐ, CCDC theo tháng
- Kiểm kê TCSĐ/ CCDC theo định kỳ
- Phân bổ CFTT theo tháng
- Chốt sổ chi tiết TSCĐ, CCDC (211; 241; 242)
4. Tính và lên giá thành sản phẩm
- Kiểm tra và tập hợp các khoản chi phí phát sinh đối với các mã hàng
- Hạch toán kế toán các bút toán liên quan để lên giá thành tất cả các sản phẩm nhập kho trong tháng
5. Phụ trách Modul thuế
- Xuất hóa đơn cho khách hàng
- Cập nhật hóa đơn chứng từ lên hệ thống phần mềm thuế
- Cân đối hóa đơn đầu vào, đầu ra cần lấy trong tháng
- Hoàn thiện hồ sơ chứng từ đầu vào đầu ra theo quy định của luật kế toán thuế
6. Các công việc khác
- Phối hợp với các bộ phận khác để xử lý công việc cũng như cải thiện quy trình làm việc trong công ty.
- Xây dựng mối quan hệ làm việc với cơ quan thuế, Ngân hàng.
- Các công việc phát sinh khác theo yêu cầu của cấp trên.